Khái quát kết quả hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 40)

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Để đạt hiệu quả kinh doanh cao DN cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của mình.Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả năng sinh lời của DN,đây là yếu tố quyết định tới tiềm lực tài chính trong dài hạn – một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5:Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.428 40.860 43.598

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 38.428 40.860 43.598

4. Giá vốn hàng bán 33.789 36.125 38.898

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp

dịch vụ 4.639 4.735 4.700

6. Doanh thu hoạt động tài chính 48 980 368

7. Chi phí hoạt động tài chính 1.876 2.816 3.486

Trong đó: chi phí lãi vay (1.130) (1.567) (2.535)

8. Chi phí bán hàng - - -

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (1.553) (2.442) (1.092) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh

1.258 457 490

11. Thu nhập khác 458 270 389

12. Chi phí khác (96) (137) (254)

13. Thu nhập khác-số thuần(11)-(12) 362 133 135

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(10)- (13)

1.620 590 625

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành (405) (118) (137)

16. Lợi nhuận sau thuế 1.215 472 488

Nhận xét:

+ Doanh thu:

Theo bảng số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2013-2015 có nhiều biến động. Năm 2013 doanh thu là 38.428triệu đồng. Mặc dù kinh tế suy thoái cuối năm 2013 nhưng doanh nghiệp vẫn nỗ lực rất nhiều nên đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Năm 2014 với sự nỗ lực lớn, quản lý tốt, thu hút được nhiều khách hàng qua đó giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế năm 2013 nên doanh thu năm 2014 là 40.860 triệu đồng và năm 2015 là 43.598 triệu đồng.

Về doanh thu của công ty ta thấy đều tăng qua cads năm, có sự tăng doanh thu tương đối ổn định chứng tỏ công ty đã thực hiện các chiến lược đề ra nhằm tăng doanh thu, tuy nhiên công ty cần phải chú ý nghiên cứu kỹ nguyên nhân tăng doanh thu, không phải lúc

nào tăng doanh thu cũng là tốt mà nó phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác như số lượng hàng hóa bán ra, giá cả, số lao động….

+ Lợi nhuận

Mặc dù doanh thu qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên nhưng chi phí trong 3 năm ấy cũng gia tăng.Tốc độ tăng của chi phí qua 3 năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua 3 năm, đó là nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận có xu hướng giảm.Lợi nhuận năm 2013 là 1.215 triệu đồng, năm 2014 giảm xuống còn 472 triệu đồng, năm 2015 là 488 triệu đồng.Chi phí các năm tăng chủ yếu do công ty tham gia vào các hoạt động tài chính, thu nhập từ hoạt động tài chính không đủ bù đắp chi phí bỏ ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ dẫn tới lợi nhuận của công ty giảm. Ngoài ra còn có chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng gia tăng cũng là nguyên nhân khiến mức lợi nhuận của công ty giảm. Công ty cũng cần có những biện pháp tích cực nhằm quản lý tốt các chi phí phát sinh, tốc độ tăng của các chi phí nên nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu tránh tình trạng lãng phí hay dư thừa xảy ra.

* Đánh giá về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may Thanh Bình.

Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh phần lãi, lỗ chia hoạt động của công ty thành 3 loại: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Để đánh giá về cơ cấu phân bổ của các thành phần trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta tiến hành phân tích dọc, với chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được chọn làm gốc.

Bảng 2.6:Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100% 100% 100%

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 100% 100%% 100%

4. Giá vốn hàng bán 87,93% 88,41% 89,23%

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp

dịch vụ 12,07% 11,59% 10,78%

6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,12% 2,4% 0,89%

7. Chi phí hoạt động tài chính 4,88% 6,89% 8%

Trong đó: chi phí lãi vay 2,94% 3,84% 5,81%

8. Chi phí bán hàng 0% 0% 0%

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,04% 5,98% 2,5%

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

3,27% 1,12% 1,12%

11. Thu nhập khác 1,19% 0,66% 0,89%

12. Chi phí khác 0,25% 0,34% 0,6%

13. Lợi nhuận khác 0,94% 0,32% 0,31%

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,22% 1,44% 1,43% 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành 1,05% 0,29% 0,31%

16. Lợi nhuận sau thuế 3,16% 1,16% 1,12%

Qua bảng phân tích trên ta thấy giá vốn hàng bán qua cả 3 năm đều tăng lên và chiếm trên 80% so với tổng doanh thu. Như năm 2014 giá vốn chiếm 88,41% tăng 0,48% so với năm 2013. Năm 2015 giá vốn chiếm 89,23% và tăng 0,82% so với năm 2014. Điều này cho thấy công tác quản lý giá vốn chưa đạt hiệu quả ( còn phụ thuộc vào giá thị trường), bên cạnh đó tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 tăng 1,94% so với năm 2013, điều đó khiến cho lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh, giảm 2,78%. Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 là chưa tốt. Năm 2015 công ty rút kinh nghiệm từ năm 2014 đã quản lý tốt hơn nên chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm xuống, làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm này đã tăng lên 0,04%. Bên cạnh đó thì chi phí tài chính của công ty cao, trong khi doanh thu tài chính lại thấp. Sự thua lỗ trong hoạt động tài chính mà cụ thể là trong mục lãi vay đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh vào năm 2014, và chỉ tăng nhẹ vào năm 2015. Cụ thể chi phí tài chính năm 2014 tăng 2,01% so với năm 2013, năm 2015 chiếm 8% và tăng lên 1,11% so với năm 2014.

Hoạt động thanh lý và hoạt động khác diễn ra trong 3 năm trở lại đây ít dần nên cũng tạo được điều kiện giúp lợi nhuận trước thuế của công ty tăng.

2.2.2 Cơ cấu và tình hình biến động tài sản của công ty

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của công ty

I. Tài sản NH 18.409 61 15.679 46,54 17.700 48,58

2. Đầu tư tài chính NH 3. Các khoản PTNH 16.786 55,62 12.564 37,29 14.985 41,13 4. Hàng tồn kho 470 1,56 681 2,02 1.080 2,96 5. Tài sản NH khác 173 0,57 870 2,58 375 1,03 II. Tài sản DH 11.766 38,99 18.011 53,46 18.735 51,42 1. Tài sản cố định 2.777 9,2 4.516 13,40 9.246 25,38 2. Bất động sản đầu tư 3. Tài sản DH khác 8.992 29,79 13.495 40,06 18.735 51,42 TỔNG TÀI SẢN 30.178 100 33.690 100 36.435 100

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu tài sản của công ty đang có sự thay đổi rõ rệt.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn đang có xu hướng giảm, bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn tăng.

- Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm tiền mặt,các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.Trong đó khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất,sau đó đến tiền mặt và hàng tồn kho.Năm 2013 tỷ trọng khoản phải thu chiếm 55,62% , năm

2014 là 37,29%, năm 2015 là 41,13%.Các khoản phải thu của công ty trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản dao động trong khoảng 30% đến 55%. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho, công ty đã đưa ra chính sách thúc đẩy tiêu thụ, chính sách bán chịu làm cho các khoản phải thu tăng cao vượt mức.Qua đó, ta có thể thấy được nguồn vốn của công ty hiện tại bị khách hàng chiếm dụng, công ty thu hồi vốn không kịp thời đảm bảo mọi hoạt động sản xuất của công ty. Công ty cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

Bên cạnh đó tiền mặt là khoản chiếm tỷ lệ thấp ở các năm.Lượng tiền mặt này là chưa phù hợp với quy mô sản xuất của công ty, chưa đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết, tránh tình trạng ứ đọng làm giảm khả năng sinh lời của tiền.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp, cho thấy sự nỗ lực trong việc tiêu thụ hàng hóa tuy nhiên công ty là một doanh nghiệp sản xuất mà lượng hàng tồn kho thấp, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán. DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại nên duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông.Công ty cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

-Tài sản dài hạn: là doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nên tỷ trọng tài sản cố định tăng dần qua các năm là hợp lý, công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, địa bàn thị trường nên nhu cầu về hàng hóa tăng, công ty đầu tư vào máy móc, thiết bị nhiều hơn.

2.2.3Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công ty

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đvt: triệu đồng

1. Nợ ngắn hạn 17.620 58,38 9.240 27,43 8.565 23,51 2.Nợ dài hạn 5.069 16,8 11.765 34,92 14.623 40,13 II. Vốn chủ sở hữu 7.489 24,82 12.685 37,65 13.238 36,33 TỔNG NGUỒN VỐN 30.178 100 33.690 100 36.435 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013,2014,2015)

Từ bảng phân tích trên ta thấy:

Nợ phải trả của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu.Năm 2013 có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao nhất trong 3 năm 2013, 2014, 2015 chiếm tới 75,18%, năm 2014 là 62,35%, năm 2015 là 63,67%. Nhìn chung công ty đang nỗ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn trong sản xuất.

Vốn chủ sở hữu cũng thay đổi qua các năm thể hiện chiến lược kinh doanh của công ty đang thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp hơn nữa.Tỉ trọng nợ phải trả cao cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty tốt, xoay vòng vốn nhanh tuy nhiên thì chi phí sử dụng vốn cao, nó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Mặt khác công ty cũng đang cố gắng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn nên đang tăng vốn chủ sở hữu, làm tỉ trọng của vốn chủ sở hữu tăng nhưng vẫn chưa vượt qua 50%.

2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty2.3.1 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty 2.3.1 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và thấy được sự hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. Với căn cứ này thì vốn lưu động được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Cách tính:

- Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Ý nghĩa đối với công ty:

- Nguồn VLĐ thường xuyên để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thường xuyên liên tục cần phải có một lượng tài sản lưu động nhất định trong giai đoạn chu kì kinh doanh. Chính vì vậy mà công ty cần phải có những chính sách tạo lập vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là vốn ứng với TSLĐ hình thành không có tính chất thường xuyên. Vốn này có tính chất ngắn hạn để đáp ứng cho các nguồn vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp căn cứ nhu cầu VLĐ , trong từng khâu khả năng đáp ứng VLĐ cảu nguồn vốn chủ sở hữu để tổ chức khai thác và sử dụng các khoản nợ ngắn hạn một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu VLĐ giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Ta có bảng nguồn hình thành vốn lưu động của công ty như sau:

Bảng 2.9: Nguồn hình thành vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ lệ % Năm 2014 Tỷ lệ Năm 2015 Tỷ lệ Nguồn VLĐ tạm thời 22.689 96,64 21.005 76,54 23.197 71,75 Nguồn VLĐ thường xuyên 789 3,36 6.439 23,46 9.135 28,25 Tổng cộng 23.478 100 27.444 100 32.332 100

- Ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn lưu động tạm thời và một phần được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn lưu động luôn ở mức cao.

-Năm 2013 ta thấy nguồn vốn lưu động của công ty chủ yếu là nguồn VLĐ tạm thời chiếm lên tới 96,64%. Nhưng đến năm 2014, tỷ lệ này giảm còn 76, 54% và năm 2015 là 71,75%. Xu hướng cân bằng giữa nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn VLĐ thường xuyên giúp cho nguồn vốn được ổn định hơn.

- Qua đó ta thấy được rằng, năm 2013 công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Cách làm này giúp giảm chi phí sử dụng các nguồn tài trợ và có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn nhanh hơn, tuy nhiên lại rất thiếu mức độ an toàn, tác động lớn tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì VLĐ thường xuyên mang tính chất thường xuyên, ổn định một thời gian dài và cần thiết phải duy trì liên tục để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, còn nguồn vốn ngắn hạn thì thời gian hoàn trả rất ngắn,

vì vậy khi tài trợ vốn lưu động thường xuyên bằng nguồn vốn ngắn hạn sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng về vốn khi tới hạn trả nợ vay. Khi đó công ty phải đối mặt với việc tìm nguồn tài trợ mới cũng như khả năng thanh toán bị đe dọa.Vì vậy mô hình tài trợ vốn như trên, công ty cần có biện pháp thay đổi, năng động hơn trong tố chức nguồn vốn. Do vậy mà năm 2014, năm 2015 đã có sự thay đổi trong nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. -Từ bảng nguồn hình thành vốn lưu động ở trên ta thấy rằng vốn lưu động chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Qua bảng cân đối kế toán cho biết nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Dưới đây là bảng cơ cấu nợ ngắn hạn trong tổng cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Bảng 2.10: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

A.Nợ phải trả 75,18% 62,35% 63,67%

I.Nợ ngắn hạn 58,39% 27,43% 23,51%

1.Phải trả người bán 51,62% 22,45% 16,42%

2.Người mua trả tiền

trước 6,61% 4,89% 6,83% 3.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 0,16% 0,09% 0,26% II.Nợ dài hạn 16,8% 34,92% 40,16% B.Vốn chủ sở hữu 24,82% 37,65% 36,33% Tổng nguồn vốn 100% 100% 100%

-Phải trả người bán là mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn. Điều này cho ta

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w