Cơ cấu và tình hình biến động tài sản của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 44 - 47)

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của công ty

I. Tài sản NH 18.409 61 15.679 46,54 17.700 48,58

2. Đầu tư tài chính NH 3. Các khoản PTNH 16.786 55,62 12.564 37,29 14.985 41,13 4. Hàng tồn kho 470 1,56 681 2,02 1.080 2,96 5. Tài sản NH khác 173 0,57 870 2,58 375 1,03 II. Tài sản DH 11.766 38,99 18.011 53,46 18.735 51,42 1. Tài sản cố định 2.777 9,2 4.516 13,40 9.246 25,38 2. Bất động sản đầu tư 3. Tài sản DH khác 8.992 29,79 13.495 40,06 18.735 51,42 TỔNG TÀI SẢN 30.178 100 33.690 100 36.435 100

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu tài sản của công ty đang có sự thay đổi rõ rệt.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn đang có xu hướng giảm, bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn tăng.

- Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm tiền mặt,các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.Trong đó khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất,sau đó đến tiền mặt và hàng tồn kho.Năm 2013 tỷ trọng khoản phải thu chiếm 55,62% , năm

2014 là 37,29%, năm 2015 là 41,13%.Các khoản phải thu của công ty trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản dao động trong khoảng 30% đến 55%. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho, công ty đã đưa ra chính sách thúc đẩy tiêu thụ, chính sách bán chịu làm cho các khoản phải thu tăng cao vượt mức.Qua đó, ta có thể thấy được nguồn vốn của công ty hiện tại bị khách hàng chiếm dụng, công ty thu hồi vốn không kịp thời đảm bảo mọi hoạt động sản xuất của công ty. Công ty cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

Bên cạnh đó tiền mặt là khoản chiếm tỷ lệ thấp ở các năm.Lượng tiền mặt này là chưa phù hợp với quy mô sản xuất của công ty, chưa đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết, tránh tình trạng ứ đọng làm giảm khả năng sinh lời của tiền.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp, cho thấy sự nỗ lực trong việc tiêu thụ hàng hóa tuy nhiên công ty là một doanh nghiệp sản xuất mà lượng hàng tồn kho thấp, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì DN có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán. DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại nên duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông.Công ty cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

-Tài sản dài hạn: là doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nên tỷ trọng tài sản cố định tăng dần qua các năm là hợp lý, công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, địa bàn thị trường nên nhu cầu về hàng hóa tăng, công ty đầu tư vào máy móc, thiết bị nhiều hơn.

2.2.3Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công ty

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đvt: triệu đồng

1. Nợ ngắn hạn 17.620 58,38 9.240 27,43 8.565 23,51 2.Nợ dài hạn 5.069 16,8 11.765 34,92 14.623 40,13 II. Vốn chủ sở hữu 7.489 24,82 12.685 37,65 13.238 36,33 TỔNG NGUỒN VỐN 30.178 100 33.690 100 36.435 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013,2014,2015)

Từ bảng phân tích trên ta thấy:

Nợ phải trả của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu.Năm 2013 có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cao nhất trong 3 năm 2013, 2014, 2015 chiếm tới 75,18%, năm 2014 là 62,35%, năm 2015 là 63,67%. Nhìn chung công ty đang nỗ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn trong sản xuất.

Vốn chủ sở hữu cũng thay đổi qua các năm thể hiện chiến lược kinh doanh của công ty đang thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp hơn nữa.Tỉ trọng nợ phải trả cao cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty tốt, xoay vòng vốn nhanh tuy nhiên thì chi phí sử dụng vốn cao, nó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Mặt khác công ty cũng đang cố gắng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn nên đang tăng vốn chủ sở hữu, làm tỉ trọng của vốn chủ sở hữu tăng nhưng vẫn chưa vượt qua 50%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất nhãn mác và phụ liệu dệt may (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w