DỰ BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤTKHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 71 - 76)

KHẨU CỦA CÔNG TY:

1. Tiềm năng xuất khẩu mây tre ở Việt Nam và thế giới:

Nhìn chung, nhu cầu về mặt hàng mây tre đan trên thị trường thế giới là rất lớn. Trước mắt đó chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành mây tre xuất khẩu Việt Nam nói chung và thị trường đầu ra lớn hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này nói riêng.

1.1: Tiềm năng xuất khẩu của thế giới:

Mặt hàng mây tre đan đều tập trung ở khu vực Đông Nam á gồm Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin, Malayxia, ấn Độ, Việt Nam …Theo trung tâm thông tin về mây tre đặt tại Malayxia ( RIC ) và trung tâm Thương Mại Quốc Tế ( ITC ) thì buôn bán hàng mây tre đan trên thế giới được phân tích thành ba nhõm chủ yếu:

+ Hàng mây tre đan thành phẩm ( mặt ghế ngồi, chiếu mây…) : Buôn bán trên thế giới mặt hàng này có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Đài Loan là nước cung cấp lớn nhất về mặt ghế ngồi và chiếu mây chiếm khoảng 50-60% toàn thế giới sau đến là Inđônexia,Hồng Kông.

+Hàng đan lát thủ công: Loại hàng này cũng chiếm một vị trí đáng kể trong buôn bán trên thế giới.Trung Quốc là nước lớn nhất cung cấp mặt hàng này chiếm tới 30-35% tổng số trên toàn thế giới. Những nước cung cấp khác là philippin, Hồng Kông.

+ Đồ dùng trong gia đình ( Bàn ghế song mây tre đan ): Trên thế giới đồ dùng gia đình có số lượng buôn bán tăng từ 23,58 tỷ năm 2000 lên tới 25,3 tỷ năm 2002. Nhưng không có thông tin chi tiết nào về buôn bán đồ dùng mây

tre chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Nước cung cấp lớn nhất về đồ dùng gia đình là Đức,Italia, Mỹ sau đó đến Trung Quốc, Đài Loan…

Qua đó ta thấy tiềm năng về mặt hàng mây tre trên thế giới là rất lớn. Đồng thời đó cũng chính là những đối thủ cạnh tranh của ngành hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh ngiệp kinh doanh mặt hàng nanỳ nói riêng mà trong đó có BAROTEX VIET NAM .

1.2: Tiềm năng xuất khẩu mây tre ở Việt Nam:

Với ưu thế của vùng khí hậu nhiệt đới Việt Nam là vùng đất phù hợp cho sự phát triển của mây tre nguyên liệu . Nghề đan của Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời và phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước. Việc xuất khẩu với quy mô lớn mặt hàng mây tre đã thúc đẩy nghề đan phát triển và có nhiều biến đổi tạo nên dung mạo hoàn toàn mới mẻ. Xu hướng mỹ nghệ hóa sản phẩm mây tre được hình thành và đặc biệt là việc kết hợp các vật liệu khác nhau với nhiều màu sắc phong phú trên cùng một loại sản phẩm đã làm cho mặt hàng này chiếm được cảm tình của khách hàng trên thế giới.

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đa dạng hóa các thành phần kinh tế thì việc buôn bán sản xuất và xuất khẩu nói chung và các mặt hàng mây tre nói riêng đều bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Đảng và nhà nước cũng tạo thuận lợi cho ngành phát triển lớn mạnh.

Như vậy tiềm năng và triển vọng đã phát triển ngành mây tre xuất khẩu ở Việt Nam là đáng kể. Mặt hàng mây tre Việt Nam đã chiếm cảm tình cao của khách hàng, các sản phẩm của ta được đánh giá cao về chủng loại ,phong phú và đặc sắc. Khách hàng nước ngoài thường ưa thích mua hàng mây tre Việt Nam vì có nhiều kiểu dáng đặc sắc với lề lối thể hiện độc đáo. Với kết quả bước đầu đó các sản phẩm xuất khẩu của BAROTEX VIET NAM đã dành được nhiều giải thưởng và huy chương từ các hội chợ triển lãm Quốc Tế như ở Tây Ban Nha, Đức, Nam Tư…

2.Định hướng xuất khẩu mây tre ở Việt Nam:

Nhận thấy vai trò to lớn của xuất khẩu mây tre, các doanh ngiệp hiện nay ra sức củng cố và phát triển mặt hàng này. Một mặt các công ty củng cố và phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu mặt khác phải có nguồn hàng phong phú về số lượng và chất lượng.Để đảm bảo cung cấp hàng hóa cho thị trường đúng số lượng và chất lượng thì củng cố phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre trong nước. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất hàng đan lát, được nhân rộng ra nhiều cơ sở, thu hút thêm nhiều lao động để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vào mọi thời gian mà không phụ thuộc vào thời vụ như những năm trước đây. Đối với các cơ sở trước đây làm nhiệm vụ sơ chế ngyên liệu, nay có phương hướng củng cố hướng dẫn sản xuất các sản phẩm khác để xuất khẩu. Mặt khác khuyến khích các cơ sở tự mẫu mã hàng để chào bán, công ty tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, mua mẫu mã để giúp cơ sở sản xuất.

Ngoài các xí nghiệp hợp tác xã, tổ hợp cá nhân trước đây đã có quan hệ cung cấp hàng mây tre xuất khẩu, nay tìm hiểu điều tra nghiên cứu vùng, các đại phương có nhiều thuận lợi để tạo nên cơ sở mới. Các cơ sở này phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, góp phần cùng nhà nước giải quyết thất nghiệp.

Bên cạnh đó nhà nước khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp chuẩn bị về vốn và nhân lực để sản xuất tốt.

3. Dự báo xu hướng phát tiển:

3.1: Dự báo môi trường kinh doanh Quốc Tế :

Bước sang thế kỷ XX , thế và lực của nước ta khác hẳn 10 năm trước, GDP năm 2003 tăng gấp đôi năm 2002 , cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản tăng khá, vuợt qua sự hụt hẫng về thị trường.

Tuy nhiên trình độ phát triển của nước ta thấp, GDP bình quân tính theo đầu người hiện nay vẫn chỉ ở mức một người dân chỉ có thu nhập khoảng 1 USD/ 1 ngày. Cơ cấu kinh tế và trình độ công nghệ nhìn chung lạc hậu so với

các nước trong khu vực. KHả năng cạnh tranh thấp ở cả cấp độ Quốc Gia, doanh nghiệp, lẫn sản phẩm ( hàng hóa, dịch vụ…)

Tình hình kinh tế chính trị thế giới diễn biến ngày càng phức tạp không thể định hướng trước được, khoa học và công nghệ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển .

Bên cạnh đó kinh tế thế giới chứa nhiều nhân tố bất trắc khó bề dự báo, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tài chính tiền tệ giá cả có nhiều biến động, không loại trừ khả năng có khủng hoảng lớn.

Trong môi trường kinh doanh Quốc Tế, các nước công nghiệph phát triển với tốc độ cao và vẫn giữ vị trí áp đảo, trong khi các nước đang phát triển sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng. *Thuận lợi:

+ Một số nghành sản xuất trong nước phát triển với tốc độ cao, tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn có chất lượng cao, ổn định, giá thành hạ có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ chế chính sách Thương mại của nhà nước ngày càng thông thoáng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

+ Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho các nước có quan hệ rộng rãi với nhau, có thêm nhiều đối tác để phát triển kinh tế và tăng cường Thương mại .

*Khó khăn:

+Nước Việt Nam vẫn là một nước nghèo kém phát triển, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, dự kiến 10 năm tới nhiều khả năng chỉ có thể đưa GDP tăng lên gấp đôi , nhưng khó có thể đưa GDP bình quân đầu người tăng lên gấp đôi.

+Năng lực cạnh tranh của Quốc Gia, doanh nghiệp còn thấp lại phải nhập cuộc đua tranh gay gắt hơn thị trường khu vực và thế giới.

+ Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế đã bị hạn hẹp lại chưa vững chắc, bị động, dễ phá vỡ trước những tác động không thuận xảy ra, ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thực hiện mục tiêu. Nguồn tài chính Quốc Gia vừa hạn chế vừa chứa đựng những yếu tố không ổn định có nhiều mặt yếu kém.

+ Cơ sở hạ tầng còn thấp, giao thông vận tải, điện nước… yếu kém. 3.2: Dự báo khả năng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty sang thị trường Nhật Bản trong tương lai:

Có thể nói rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường rộng lớn, đầy sức hấp dẫn nhưng cũng đòi hỏi rất cao đối với hàng nhập khẩu,trong đó có mặt hàng mây tre đan. Thị trường này không những hấp dẫn với Việt Nam mà còn rất nhiều bạn hàng trên thế giới, có thể nói rằng Nhật Bản có quan hệ rộng rãi với tất cả các Quốc Gia.Nhật Bản đã từng có quan hệ truyền thống với Việt Nam và công ty đã từ lâu, mặt hàng mây tre đan là mặt hàng có sức hấp dẫn với thị trường Nhật Bản và có thể cho rằng đây là một thị trường rộng lớn tiêu thụ mặt hàng này.Do tính hấp dẫn và rộng lớn của nó nên Nhật Bản là thị trường tiêu thụ mặt hàng này cho nhiều nước như Trung Quốc, Philippin, ấn Độ…Chính vì vậy mà trong tương lai công ty có thể gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với mặt hàng này của một số nước.

Trước hết phải kể đến Trung Quốc, đây là Quốc Gia được thế giới công nhận có lịch sử lâu đời nhất, có dân số đông nhất, đi kèm với nó là nhiều dân tộc, nhiều vùng lãnh thổ, thiên nhiên lại rất đa dạng. Do đó các sản phẩm mây tre đan của Trung Quốc cực kỳ phong phú về mẫu mã, chất lượng cao đầy tính sáng tạo, mang nhiều chức năng công dụng vừa phục vụ cho tiêu dùng vừa phục vụ cho trưng bày trang trí nội thất.Đây chính là đối thủ cạnh tranh mạnh mà công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa cho việc xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang Nhật Bản.

Còn đối với đất nước ấn Độ thì mang trong mình nền văn hóa phương Đông nên sản phẩm của họ mang nhiều đường nét độc đáo bí ẩn với nhiều

hoa văn trang trí làm nổi bật tính hấp dẫn cho sản phẩm. Bên cạnh đó các công ty kinh doanh mặt hàng mây tre đan của ấn Độ cũng ngày đang ra sức củng cố và phát huy khả năng của mình vì thế BAROTEX VIET NAM gặp phải sự cạnh trranh lớn từ phía ấn độ.

Nhật Bản là một Quốc Gia mà đã từ lâu được xem là có phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng,… được phát triển đến mức độ gọi là nghệ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích những sản phẩm mang nhiều nét nghệ thuật tinh tế.

Các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam rất đa dạng phong phú được các nghệ nhân trau chuốt, mang giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt các sản phẩm này thể hiện rất rõ nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam .Tuy nhiên ,đối với thị trường Nhật Bản , do sự cạnh tranh gay gắt của một số nước trên có thể làm hạn chế khả năng xuất khẩu của công ty ,nhưng với công tác nghiên cứu thi trường và tìm hiểu thói quen nhu cầu của khách hàng dẫn đến thị phần của công ty tại thị trường này chắc chắn ngày sẽ lớn lên .

Chính vì thế, trong quá trình hội nhập Thương mại một lúc một tự do , để hàng mây tre đan có được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường Nhật Bản đòi hỏi sự nỗ lực của cán bộ công ty cùng với các cơ sở sản xuất, các làng nghề.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤTKHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w