Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤTKHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

5.1: Đàm phán giao dịch:

Đàm phán trong kinh doanh xuất nhập khẩu là việc trao đổi thỏa thuận các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Để cuộc đàm phán có hiệu quả người đàm phán cần phải kết hợp sự nhạy bén và kiến thức kinh nghiệm của bản thân.

* Các hình thức chủ yếu trong đàm phán :

+ Đàm phán qua thư tín dụng : + Đàm phán qua điện thoại. + Đàm phán trực tiếp.

* Trình tự các cuộc đàm phán:

+ Chào hàng: Là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa được chuyển cho một hay nhiều người xác định.

Trong bản chào hàng người bán thể hiện rõ ý muốn bán của mình và cung cấp cho người mua những thông tin về hàng hóa như tên hàng, giá cả, chất lượng…

Có thể chào hàng cố định hoặc chào hàng tự do.

+ Hoàn giá: Là việc khách hàng khách hàng hoàn toàn chấp nhận các điều kiện của bên bán đưa ra và đưa ra một đề nghị mới. Thông thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến thống nhất.

+ Chấp nhận : Là sự đồng ý tất cả mọi điều kiện của chào hàng mà phía bên kia đưa ra, khi đó hợp đồng được thành lập.

+ Xác nhận: Là cả hai bên cùng ký vào hợp đồng để thể hiện sự chấp nhận. Hợp đồng được lập thành hai bản mỗi bên giữ một bản.

5.2: Ký hợp đồng xuất khẩu :

Ký kết là bước cuối cùng của đàm phán trong hoạt động xuất khẩu .Các điều khoản của hợp đồng được các công ty cân nhắc cẩn trọng . Nội dung của hợp đồng thưòng bao gồm các điều khoản chính về hàng hóa , chất lượng số lượng ,giá cả, các điều khoản thanh toán…

Khi hợp đồng đã được soạn thì hai bên phải tuân thủ theo nội dung của hợp đồng.

5.3: Tổ chức sản xuất thu mua hàng hóa :

Sau khi hợp đồng đã được ký kết thì hai bên phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa về chất lượng và số lượng theo đúng quy cách của hợp đồng cho bên mua.

Quá trình sản xuất phải được sự giám sát của người lãnh đạo, kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

5.4: Thuê phương tiện vận tải:

Mục đích của hoạt động này là chuyên chở những hàng đã được đóng gói tới địa điểm giao hàng. Phương tiện vận tải ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hóa.

Công ty phải tiến hành thuê phương tiện vận tải nếu điều kiện giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP.

5.5: Làm thủ tục hải quan:

Theo quy định của luật pháp Việt Nam phải làm thủ tục hải quan. * Quy trình gồm:

+ Khai và nộp tờ khai hải quan + Xuất trình hàng hóa

+ Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính 5.6: Giao hàng cho người vận tải:

Trong kinh doanh Quốc Tế có nhiều phương thức giao hàng . Có thể: + Giao hàng xuất khẩu tới tàu biển

+ Giao hàng khi chuyên chở bằng conterner. + Giao hàng cho người vận tải hàng khách hàng

Nhưng phổ biến nhất là vận tải đường biển.Việc giao hàng cho người vận tải tiến hành đồng thời với quá trình làm thủ tục hải quan.

5.7: Làm thủ tục thanh toán:

Thanh toán là một nội dung quan trọng trong hoạt động Thương Mại Quốc Tế chất lượng của việc này ảnh hưởng đến quyết định hiệu quả kinh doanh. Mục đích của nhà xuất khẩu là đảm bảo chắc chắn được tiền hàng. 5.8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra giải pháp mang tính chất thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại. Quá trình thực hiện

hợp đồng khách hàng khó tránh khỏi xảy ra sai sót nhưng các nhà kinh doanh Quốc Tế cố gắng hạn chế xảy ra trường hợp này.

6. Tổ chức điều kiện vật chất và bộ phận xuất khẩu ở công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện Thương Mại Quốc Tế hiện nay:

* Tổ chức các điều kiện vật chất:

Hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh Quốc Tế được vững vàng. Nó bao gồm hệ thống giao thông, cảng biển ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng do đó công ty cần chú trọng quan tâm đến yếu tố này. Máy móc thiết bị hiện đại là cơ sở cho hoạt động sản xuất, nó rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí, tiêu tốn ít năng lượng và sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao.

Bên cạnh đó hệ thống thông tin cũng rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng khối lượng thông tin lớn và tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch, giảm chi phí giao dịch, cũng như mở rộng quan hệ làm ăn với các nước khách hàng khác nhau … Ngoài ra công ty thuận lợi trong mua bán, nắm vững thông tin thị trường.

Hiện nay ở các công ty kinh doanh Quốc Tế các phòng chuyên doanh đều có nối mạng và thông tin trên thế giới được cập nhật hàng ngày.

* Bộ phận xuất khẩu :

Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi vì nó đóng góp rất nhiều cho công ty trong hoạt động xuất khẩu. Bộ phận này được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực marketing nhằm xúc tiến, phân phối sản phẩm cho công ty , mang lại lợi nhuận cho công ty .

Ở các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng marketing được thành lập và hoạt động một cách tích cực dưới sự lãnh đạo của bộ máy công ty. Đội ngũ này được đào tạo, nâng cao qua các khóa học trên bộ Thương mại .

III. MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KINH DOANH XUẤT

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤTKHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w