III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÔNG
3.4: xuất hoàn thiện quá trình xúc tiến Thương mại:
Nhằm đạt được các mục tiêu xúc tiến có hiệu quả nhất, đưa sản phẩm tới tay khách hàng vag gây được sự chú ý của tập khách hàng trên thị trường Nhật Bản công ty nên áp dụng một chiến dịch xúa tiến có hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí .
+ Xúc tiến bán:
Để thực hiện tốt xúc tiến bán hàng tại thị trường Nhật Bản , công ty cần xây dựng mặt quan hệ tốt đối với khách hàng từ đó tạo ra những khách hàng quen, dùng chính sách ưu đãi với khách hàng truyền thống như có thưởng cho khách hàng mua nhiều. Công ty cũng nên tìm kiếm những khách hàng mới bằng cách phát hành những tài liệu có liên quan đên ssản phẩm.
+ Cần định ra cho minh một ưu đãi với khách hàng truyền thống, khách hàng mua với khối lượng lớn, mua trả tiền ngay.Những quy định đó cần phải hài hòa phù hợp với điều kiện chung dựa trên tham khảo và đối thủ cạnh tranh.
+ C ần thường xuyên ra các chuyên đề giới thiệu sản phẩm mới cũng như tăng cường quảng cáo trên các tờ rơi, tờ xấp xuất bản bằng tiếng nước ngoàiđể giới thiệu sản phẩm của công ty đến tay khách hàng.
+ Nên tham gia thường xuyên hơn vào các hội nghị của hàng trong và ngoài nước, các hội chợ đặc biệt là hội chợ Osaka ở Nhật Bản .Công ty nên thường xuyên theo dõi thông tin về các kỳ hội chợ, triển lãm để có chuẩn bị chu đáo.
+ Công ty nên tổ chức các đợt gửi hàng mẫu sang Nhật Bản , mặt hàng mây tre đan có ưu điêmây tre trọng lượng nhẹ nhưng hơi cồng kềnh, chi phí vận chuyển không cao phù hợp với điều kiện của công ty . Việc gửi hàng mẫu
này sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng hư một hình thức quảng cáo và có thể thử nghiệm bán với chi phí thấp.
Khi đã có chi nhánh ở Nhật Bản, công ty cần tận dụng để quảng bá sản phẩm tới tay khách hàng , nhằm nắm bắt thông tin nhanh chóng tiếp cận thị trường. + Công ty cần tận dụng tốt hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua các trung tâm du lịch, nhà hàng ,khách sạn…qua đó mở rộng thêm cơ hội thị trường.
Ngân sách dành cho xúc tiến Thương mại chiếm khoảng 10-15% ngân sách dành cho chiến lược marketing .
4.Đề xuất lập phòng marketing :
Xuất phát từ thực trạng công ty chưa có phòng marketing nên việc phân bố ngân sách dành cho chiến lược là chưa hơp lý, công ty cần thành lập phòng marketing , lập biêu ngân sách cụ thể cho từng chiên slượ marketing .Công ty cần trích từ 10-15% lợi nhuận xuất khẩu để dành cho bộ phận hoạch định chiến và nghiên cứu marketing xuất khẩu . Sau đó công ty lại chia phần ngân sách này cho các biến số marketing –mix tương ứng và phù hợp với điều kiện đề ra của công ty .
5. Một số đề xuất khác:
a, Đối với công ty:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công ty : Nâng cao trình độ là một trong những nguồn lực của Quốc Gia . Nhật Bản trong những năm 50 nghèo nàn về mọi mặt , thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ… nhưng đã đi lên bằng chính trí tuệ con người Nhật Bản . Với Việt Nam nói chung mà cụ thể là với BAROTEX VIET NAM thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao có khả năng trong ký hợp đồng mua bán,kinh doanh trong môi trường Thương Mại Quốc Tế đầy biến động thông tin thay đổi từng giờ,đòi hỏi các cán bộ công ty phải năng động sáng tạo, thường xuyên bồi dưỡng về trình độ , có thể dự báo được nhúng thay đổi của thị trường,nắm bắt nhanh chóng thông tin về tình hình thị trường các nước.
+ Có chính sách khuyến khhích các làng nghề, các công ty , hộ sản xuất làm hàng mây tre đan xuất khẩu , công ty nên ký kết cáchợp đồng lâu dài với đơn vị sản xuất để thu mua sản phẩm của họ làm ra.Nên có các chính sách cấp vốn như trả tiền hàng trứơc, cho vay vốn tại các làng nghề… tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất.
+ Thiết lập hệ thống thu mua ,bảo quản vận chuyển hàng hóa một cách hợp lý để bảo đảm công tác xuất khẩu .
+ Coi trọng công nghệ , tuyển chọn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ về thị trưòng và nghiệp vụ xuất khẩu để học có thể nắm bắt được những biến động của thị trường.
b, Đối với nhà nước:
Khai thác lợi thế so sánh để tăng cường xuất khẩu là một chủ trương lớn của nền kinh tế trong những năm qua , do đó nhà nước nên áp dụng hiệu quả các chính sách cho vay vốn ưu đãi để phát triển các làng nghề truyền thống,
phát huy lợi thế của sản phẩm mây tre đan so với sản phẩm của các Quốc Gia khác.
+ Tăng cường cải cách thủ tục xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu mặt hàng này nên giảm xuống mức hạn chế.
+ Trong quá trình phát triển các làng nghề sẽ phải gặp khó khăn về vốn, điều kiện sản xuất , ô nhiễm môi trường , để các làng nghề này phát triển sản xuất thì nhà nước cần hỗ trợ về vốn, điều kiện chính sách thích hợp khuyến khích người dân sản xuất…
+ Ngoài ra nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xúc tiến Thương mại , mở rông thị trường xuất khẩu cho công ty .
Trên đây là một số đề xuất giải pháp hoàn thiện công nghệ marketing xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang thị trường Nhật Bản của công ty BAROTEX VIET NAM . Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác hoạch định triển khai quy tình này được ttốt đòi hổi sự cố gắng rất nhiều của đội ngũ cán bộ công ty . Khi đã đè ra giải pháp hoàn thiện thì các phòng ban phải hướng tới mục tiêu để để thuạc hiện tốt các giải pháp đó hy vọng trong tương lai công ty sẽ có kết quả kinh doanh cao hơnkhông chỉ trên thị trường Nhật Bản mà còn ở nhiều thị trường khác.