1. Lý do chọn đề tài
1.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố Huế
Những năm qua, ngành du lịch có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của TP Huế. Ngành du lịch tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà hàng, nhà vườn sinh thái, gắn với tổ chức các hoạt động lễ hội, festival, tạo ra những sản phẩm du lịch mới có chất lượng. Hiện nay, số cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn TP lên tới con số 6.351, tăng 1,8 lần so với 5 năm về trước và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Lượng khách đến Huế năm 2010 ước đạt 1.500 ngàn lượt người; trong đó, khách nước ngoài ước đạt 800 ngàn người. Riêng về doanh thu, dự kiến đạt 830 tỷ đồng, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2005. Ngành du lịch ở Huế đóng góp tích cực trong việc tạo ra việc làm và giảm nghèo trên địa bàn. Chưa có một con số chính xác, nhưng hiện nay tỷ lệ lao động du lịch tại TP Huế được xác định là chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của
TP. Sự đầu tư cho du lịch đã thực sự góp phần làm cho bộ mặt đô thị Huế ngày càng khang trang.
Bên cạnh đó, phương hướng phát triển nhân lực khu vực du lịch- dịch vụ đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
- Nhân lực trong khu vực dịch vụ tăng từ 201,2 nghìn người năm 2010 (chiếm 36,1% tổng nhân lực trong nền kinh tế quốc dân) lên 273 nghìn người năm 2015 (chiếm 43,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế quốc dân) và 325 nghìn người năm 2020 (chiếm 45% tổng nhân lực trong nền kinh tế quốc dân).
- Giai đoạn 2011-2015, cần đào tạo và đào tạo lại khoảng 90 nghìn người, trong đó các ngành chiếm tỷ trọng lớn là thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, tài chính tín dụng, giáo dục, y tế.
- Giai đoạn 2016-2020, cần đào tạo và đào tạo lại khoảng 63 nghìn người, trong đó các ngành chiếm tỷ trọng lớn là thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, tài chính tín dụng, giáo dục, y tế.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của ILO về nhu cầu đào tạo du lịch tại các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị du lịch cộng đồng và các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, Thừa Thiên Huế vẫn thiếu chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực; chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường do còn thiếu kinh nghiệm thực tế; tất cả các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng đào tạo liên tục để duy trì, nâng cao năng lực giáo viên; số lượng khóa học còn hạn chế và thiếu liên kết với doanh nghiệp.
Theo số liệu điều tra đối với lao động du lịch Thừa Thiên Huế tháng 3.2007 cho thấy thực trạng đáng chú ý là số lao động đang công tác chuyên môn quản lý kinh tế trong ngành du lịch TT Huế có đến 81,6% không qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, 56,1% số này không qua đào tạo về ngoại ngữ; chỉ có 1% số lao động này có trình độ đại học về du lịch, 7% có trình độ trung cấp du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành, khách sạn và các cơ sở đào tạo đã nêu lên những hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp như: tạo cơ chế hợp tác giữa các trường đào tạo và doanh nghiệp; các giáo viên đào tạo nghề du lịch phải đi thực
34
tế ở các doanh nghiệp để nâng cao tay nghề; đào tạo chuyên sâu kiến thức về văn hóa – lịch sử của Thừa Thiên Huế cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ phục vụ du lịch...