1. Lý do chọn đề tài
1.1.4.1. Mô hình nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định được rằng các nhân tố trong JDI đã phản ánh được sự hài lòng công việc của nhân viên: tiền lương, cơ hội đào tạo – thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp và đặc điểm công việc. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ hài lòng công việc bằng cách sử dụng thang đo JDI và thuyết nhu cầu Maslow (1943) và tham khảo ý kiến của các nhân viên, tôi đã đưa vào 2 yếu tố: phúc lợi và điều kiện làm việc. Vậy mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: tiền lương, cơ hội đào tạo – thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi.
Tiền lương
Cơ hội đào tạo thăng tiến
Cấp trên Đồng nghiệp Đặc điểm công việc Điều kiện làm việc Phúc lợi Sự hài lòng về công việc của nhân viên tại Khách sạn Xanh Huế
Hình 1.3 – Mô hình nghiên cứu đề nghị
1.1.4.2 Mối quan hệ giữa sự hài lòng với các thành phần công việc và mức độ hài lòng chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố thành phần đối với sự hài lòng chung của những nghiên cứu trước, tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với tiền lương mà họ nhận được khi làm việc cho tổ chức thì họ càng hài lòng với công việc.
H2: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với cơ hội đào tạo – thăng tiến của tổ chức thì họ càng hài lòng với công việc.
H3: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với cấp trên thì họ càng hài lòng với công việc.
H4: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với yếu tố đồng nghiệp thì họ càng hài lòng với công việc.
H5: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với đặc điểm công việc đang làm thì họ càng hài lòng với công việc.
H6: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với điều kiện làm việc thì họ càng hài lòng với công việc.
H7: Cảm nhận của nhân viên càng hài lòng với phúc lợi thì họ càng hài lòng với công việc.