1. Lý do chọn đề tài
1.2.1. Thực trạng du lịch tại Việt Nam
Du lịch là ngành công nghiệp “không khói” đem lại nguồn lợi lớn không những cho địa phương mà cho cả quốc gia. Du lịch không những mang lại lợi ích về
22
kinh tế mà còn mang lại lợi ích về văn hóa xã hội. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của du lịch quốc tế thì du lịch đã và đang trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.Việt Nam hiện nay cũng đang là một nước có nghành kinh tế du lịch phát triển mạnh, đồng thời nước ta được xem là điểm đến an toàn và thân thiện nhất trên thế giới, đây được coi là một lợi thế góp phần thúc đẩy nghành du lịch Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2- 2014 ước đạt 842.026 lượt khách, tăng 8,48% so với tháng 1-2014 và tăng 47,6% so với tháng 2-2013. Như vậy, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt hơn 1,6 triệu lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2013 (hoàn thành 20% kế hoạch đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2014).
Đa số các thị trường khách đều có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2013; cụ thể như lượng khách từ Đức tăng 262,68%, Nga (70,15%), Trung Quốc (50,11%), Campuchia (36,90%), Philippines (27,53%) và Italia (26,59%)… Lượng khách du lịch nội địa trong 2 tháng ước đạt 9,5 triệu lượt, tăng 21,79% so với cùng kỳ năm 2013; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 34,28% so với cùng kỳ năm trước.
Với nhiều điểm vượt trội so với cùng kỳ, chứng tỏ Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn khách quốc tế ở tất cả các mục đích đến. Điều thấy rõ trước hết là lượng khách quốc tế đến Việt Nam bình quân 1 tháng trong 2 tháng đầu năm đạt 809.100 lượt người (bằng cả năm 1998), mức cao nhất từ trước đến nay (năm 2013 đạt 606.500 lượt).
Bên cạnh đó, tốc độ tăng của lượng khách đến nước ta trong 2 tháng qua đạt tới 33,4% so với cùng kỳ 2013, một tốc độ tăng hiếm thấy trong nhiều năm qua, đồng thời cũng là mức tăng cao hơn tốc độ tăng của các chỉ tiêu thuộc các ngành, lĩnh vực khác trong 2 tháng qua.
Quy mô tuyệt đối và tốc độ tăng nói trên là tín hiệu khả quan để ngành Du lịch hướng tới kỷ lục mới đón trên 8 triệu lượt khách trong năm nay (năm 2013 đón 7,572 triệu lượt). Những con số trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện
nhiều nền kinh tế trên thế giới chưa phục hồi tăng trưởng, thậm chí một số nước vẫn còn bị suy giảm; phần đông người dân vẫn còn thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhu cầu tiêu dùng, mà đi du lịch nước ngoài - nhu cầu tiêu dùng cao cấp - thường bị cắt, giảm đầu tiên và lớn nhất.
Hình 1.4: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2014
(nghìn người).
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Lượng khách quốc tế trong 2 tháng qua so với cùng kỳ năm trước đã tăng ở tất cả các mục đích đến và với tốc độ khá cao, nên cơ cấu lượng khách theo mục đích đến đã có sự chuyển dịch đáng quan tâm.
Cụ thể, lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục chiếm đông nhất (61,3%) và có tốc độ tăng khá cao (tăng 33,4%). Đạt được kết quả này do Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa là Di sản Thế giới.
Tiếp đến là lượng khách đến vì công việc (đầu tư, thương mại, lao động), chiếm 16,7% tổng số và tăng khá so với cùng kỳ năm trước (tăng 32,2%). Tốc độ tăng đạt được chủ yếu do quan hệ đầu tư, thương mại của Việt Nam với nước ngoài đã có dấu hiệu khởi sắc từ năm trước, cả về lượng vốn đăng ký, cả về lượng vốn thực hiện. Hoạt động thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sôi động hơn…
Lượng khách đến Việt Nam đông thứ ba là về thăm thân nhân (chiếm 16,6%) và tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách đến vì các mục đích khác
24
(học tập, chữa bệnh…) 2 tháng đầu năm tăng khá cao (tăng 35,3%), cao nhất trong 4 mục đích đến.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2014, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3.073.905 lượt, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2013. Chia theo mục đích, có hơn 1,85 triệu lượt khách đến Việt Nam để nghỉ ngơi, du lịch, gần 517 ngàn lượt đến vì công việc và hơn 534 ngàn lượt đến để thăm thân nhân trong 4 tháng đầu năm nay
Lượng khách đến Việt Nam bằng đường hàng không vẫn là chủ yếu với hơn 2,45 triệu lượt. Khách đến bằng đường bộ là hơn 584,5 ngàn lượt. Chia theo thị trường, khách Trung Quốc chiếm số lượng đông nhất với hơn 804 ngàn lượt, tăng 46,7% so với cùng kỳ. Tiếp đến là thị trường khách Hàn Quốc với gần 299 ngàn lượt; khách Nhật (222 ngàn lượt); khách Nga (hơn 155 lượt)...