Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức để kiểm định thang xu hướng chọn mua xăng sinh học E5 tại Tp. HCM Thông qua khảo sát, qua bảng câu hỏi được thiết kế và hiệu chỉnh phù hợp với mục tiêu nghiên cứu [Phụ lục 1] đối với 450 người trên địa bàn Tp.HCM.
Việc kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan hồi quy, kiểm định mô hình lý thuyết dựa trên kết quả xử lý của phần mềm SPSS. Dữ liệu sau khi được mã hoá và làm sạch sẽ được tiến hành phân tích thông qua các bước sau: • Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là
38
tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.
• Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. (theo Nunnally & Burnstein (1994)). Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. Theo tiêu chuẩn Kaiser những nhân tố cho chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson,2003). Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue bằng 1. Các biến có hệ số tương quan giữa đơn biến và các nhân tố (Factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002). Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003). Đánh giá chỉ số KMO để xem sự thích hợp của phân tích nhân tố (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc ,2008). Kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết về mức độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê kh (Sig < hoặc = 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Đề tài sử dụng hai phần mềm phân tích thống kê SPSS để phân tích dữ liệu. Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA vàphân tích thống kê mô tả mẫu. Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1 chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bước 2 nghiên cứu thống kê mô tả: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
Bước 3 đánh giá độ tin cậy: tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha.
39 khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).