Các yếu tố cá nhân: bao gồm tuổi tác và các giai đoạn chu kỳ sống gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, lối sống, trình độ kinh tế, cá tính
Tuổi tác và các giai đoạn chu kỳ sống gia đình: Nhu cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ.
- Nghề nghiệp: Ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng, ngoài các hàng hóa liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, khách hàng có nghề nghiệp khác nhau sẽ
tiêu dùng khác nhau.
- Trình độ học vấn: Người tiêu dùng có trình độ học vấn khác nhau thì có những xu hướng tiêu dùng khác nhau. Những người có trình độ học vấn càng cao thì có xu hướng tiêu dùng tiên tiến và hiện đại hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn, chú ý nhiều hơn đến tính thấm mỹ, chất lượng, nhãn hiệu, bao bì, tính an toàn và các dịch vụ kèm theo. Nhưng người có trình độ học vấn cao thường bỏ ra nhiều công sức hơn để thu thập, so sánh các thông tin trước khi ra quyết định.
Tình trạng kinh tế: là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa, dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỉ lệ phân bố cho tiêu dùng hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ phân bố cho hàng thiết yếu càng giảm xuống.
Lối sống: Phác họa một cách rõ nét chân dung về một con người. Hành vi tiêu dùng của con người thể hiện rõ nét lối sống của người đó. Các nhà quản lý cần tìm ra mối liên hệ giữa lối sống và hành vi tiêu dùng các loại hàng hóa để làm cơ sở cho chiến lược marketing mix.
Cá tính: là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán với môi trường xung quanh. Cá tính là một căn cứ để doanh nghiệp định vị sản phẩm.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU