CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 79)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

6.2.1. Quản lý môi trường

Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện nước, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước mưa riêng biệt phù hợp. Ban quản lý khu dự án cùng các ngành hữu quan tham gia thẩm định thiết kế công nghệ cuả nhà sản xuất để giám sát các hệ thống thu gom nước thải theo những yêu cầu chung bảo vệ môi trường khu vực.

Thành phần nước thải sau khi xử lý tại nguồn được khống chế tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008, cột B).

Cơ quan quản lý Môi trường phối hợp với Ban quản lý khu nghĩa trang thẩm định những việc có liên quan tới môi trường của các công trình hạng mục kiến trúc, các hệ thống xử lý môi trường, phòng chống sự cố.

Chủ dự án sẽ xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu. Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực có khả năng xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

6.2.2. Giám sát môi trường

Chủ dự án cùng với các cơ quan chức năng lập chương trình giám sát môi trường, tiến hành thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại các nguồn phát sinh ô nhiễm trong Khu dự án theo thời gian định kỳ hàng năm trong 2 giai đoạn nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng

chất lượng môi trường, cung cấp thông tin môi trường trong khu vực cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Khánh Hòa, góp phần vào công tác quản lý môi trường của tỉnh. Kế hoạch giám sát môi trường cụ thể như sau:

Chủ đầu tư sẽ kết hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nhằm mục đích kiểm soát, bảo vệ và giám sát ô nhiễm môi trường. Tình trạng môi trường sẽ được thường xuyên theo dõi, số liệu được lưu trữ.

Để đảm bảo các hoạt động của Khu công viên nghĩa trang không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng khi dự án đi tiến hành thi công xây dựng và vào hoạt động.

6.2.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng, nguồn tác động chính của dự án là ảnh hưởng đến môi trường không khí và thời gian thi công xây dựng diễn ra tương đối ngắn. Do vậy chương trình giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn này chúng tôi sẽ tiến hành giám sát chất lượng môi trường không khí với các đặc điểm như sau :

− Thông số: Bụi, CO, SO2, NO2, NH3, H2S, P, tiếng ồn.

− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 3 điểm (2 điểm tại trung tâm Khu nghĩa trang). − Tần số thu mẫu và phân tích: 1 lần trong quá trình thi công xây dựng. − Thiết bị thu mẫu: thiết bị tiêu chuẩn.

− Tiêu chuẩn phân tích và so sánh: TCVN 5937 - 2005, TCVN 5949 - 1998.

6.2.2.2. Giám sát chất lượng môi trường khi dự án đi vào hoạt động (1). Giám sát chất lượng nước ngầm

− Thông số chọn lọc : pH, độ cứng, Amôni, kim loại nặng (Sắt, Pb, Hg, As, Cd), Tổng Coliform.

− Số điểm lấy mẫu : 02 điểm − Tần số khảo sát : 2 lần/năm

− Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn. − Tiêu chuẩn so sánh : QCVN 09 : 2008/BTNMT.

(2). Giám sát chất lượng nước thải

− Thông số: pH, DO, COD, BOD, SS, amoni, Nitrat, photphat, tổng N, tổng P, dầu mỡ, vi sinh.

− Địa điểm khảo sát: 1 điểm, (1 điểm sau cống thoát nước thải trước khi thải ra suối trung tâm phía dưới dự án)

− Tần số thu mẫu và phân tích: 2 lần/năm. − Thiết bị thu mẫu: thiết bị tiêu chuẩn.

− Tiêu chuẩn phân tích và so sánh: QCVN 14 : 2008, cột B.

Các số liệu giám sát ô nhiễm chủ dự án sẽ định kỳ gởi báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. Nếu có phát sinh ô nhiễm, chúng tôi sẽ có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh.

CHƯƠNG 7

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM

Kinh phí dự kiến cho công tác xây dựng các hệ thống khống chế ô nhiễm của khu dự án được đưa ra trong bảng 7.1.

Bảng 7.1: Kinh phí dự kiến cho công tác xây dựng các hệ thống khống chế ô nhiễm

Stt Tên công trình Kinh phí (đồng)

1 Hệ thống cống cấp, thoát nước thải và

vệ sinh môi trường 439.338.500

2 Bể tự hoại 20.000.000

3 Trạm trung chuyển rác 100.000.000 4 Trồng cây xanh, tạo cảnh quan 825.000.000

Tổng cộng 1.384.338.500

7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

Ban quản lý Công viên Nghĩa trang sẽ dành một khoản kinh phí hàng năm cho công việc giám sát chất lượng môi trường. Kinh phí dùng trong công tác quản lý giám sát môi trường của khu nghĩa trang khoảng 15 triệu đồng/năm, bao gồm:

− Kinh phí giám sát không khí: 7.500.000 đồng/năm, − Kinh phí giám sát nước thải: 7.500.000 đồng/năm

CHƯƠNG 8

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Theo quy định tại khoản 8, Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường và theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT chủ dự án đã gửi văn bản tới Ủy Ban Nhân Dân cấp xã, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc cấp xã nơi thực hiện dự án thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ quan, tổ chức này cho ý kiến phản hồi bằng văn bản. Sau đây là các ý kiến của 02 tổ chức trên về dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh Thái thuộc thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Để lấy ý kiến của UBND xã Vĩnh Thái về việc thực hiện dự án Khu công viên nghĩa trang Vĩnh Thái, chúng tôi đã gửi Công văn số 18/CV-08 “về việc góp ý kiến phục vụ cho việc lập ý kiến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Thái” đồng thời gửi nội dung trình bày khái quát về các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực, kèm theo là các biện pháp rất cụ thể để khắc phục, giảm thiểu những tác động có hại và sự cố môi trường do dự án gây ra.

Với các nội dung nhận được như trên, UBND Xã Vĩnh Thái đã tham khảo và cho những ý kiến cụ thể như sau:

(1). Mặt tích cực của dự án

− Khi dự án được hình thành sẽ góp phần giải quyết một lượng đáng kể nhu cầu mai táng các phần mộ trong khu đô thị Vĩnh Thái thuộc dự án Khu Đô thị Vĩnh Thái do chưa có địa điểm để di dời 1.300 mộ trong việc giải phóng mặt bằng cho Khu đô thị Vĩnh Thái.

− Phục vụ cải táng các ngôi mộ còn lại của xã Vĩnh Thái đang nằm trong dự án mở rộng thành phố về phía Tây.

− Dành một phần diện tích cho việc chôn cất mới.

− Tạo công ăn việc làm qua việc di dời và xây dựng mồ mả, quản lý nghĩa trang, trồng cây xanh phục vụ đô thị,..Qua đó góp phần chuyển đổi ngành nghề cho bà con bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

− Đây là công trình kết hợp giữa công viên và nghĩa trang, có hệ thống cây xanh và thảm cỏ vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan cho khu vực cũng như cảnh quan khu vực xung quanh của các dự án Khu dân cư Vĩnh Thái.

(2). Kiến nghị

− HTX cần phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm hạn chế đến tác động trật tự trị an – xã hội trong giai đoạn xây dựng và hoạt động.

− HTX cần có biện pháp hạn chế phát tán bụi, đất trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng tránh làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân địa phương.

− HTX cần phát triển hệ thống cây xanh xung quanh khu vực dự án nhằm khống chế giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và tạo cảnh quan trong khu vực.

− Cần có biện pháp khống chế nước thải để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xunh quanh.

− Cần tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa tạo công ăn việc làm cho bà con nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

8.2. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Với nội dung nhận được như trong phần 8.1, Mặt trận Tổ quốc xã cũng thống nhất với UBND xã Vĩnh Thái tai buổi họp và thể hiện trong biên bản góp ý về việc đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Thái, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 23 tháng 05 năm 2008.

CHƯƠNG 9

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

9.1. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ SỐ LIỆU THAM KHẢO

1. Alexander P. Economopoulos. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, Geneva, 1993 .

2. Alexander P. Economopoulos. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. Part 2: Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO, Geneva , 1993.

3. World Health Organization. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993.

4. Roger Batstone, James E. Smith, Jr., and David Wilson, editors. The Safe Disposal of Hazardous Wastes. The Special Needs and Problems of Developing Countries. Volume I, II, 3. WHO, 1989.

5. Kretzschmar. 1986. Monitoring and modelling in Air Quality Management.

6. WHO, 1976, offset publication N0 69. GEMS: Global Environmental Monitoring System. Estimating Human Exposure to Air pollution. Geneva.

7. WHO, 1976, offset publication N024. Selected Methods of Measuring Air Pollutants, Geneva.

8. APTI. Correspondence Course 437 Site Selection for the Monitoring of CO and Photochemical pollutants in Ambient Air. Guidebook. 1982.

9. WHO, 1979, Sulphur oxides and suspended particulate matter. Environmental Health Criteria Document N08. World Health Organization. Geneva. Switzerland. 10. Arceivala, Wastewater Treatment for Pollution Control, Tata Mc Graw -Hill

Publishing House Co. Ltd. New Delhi.

11. Alaerts. Wastewater Treatment Process, IHE Delft, 1987. 12. World Bank. Guidelines for EIA, 1989.

13. Standard Methods for Water and Wastewater examination. New York, 1989. 14. Các tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam về môi trường, Hanoi, 1995.

15. Báo cáo sơ bộ về đầu tư: Công trình công viên nghĩa trang Vĩnh Thái tại Xã Vĩnh Thái, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

16. Phương án bảo vệ môi trường dự án: Công trình Công viên Nghĩa trang Vĩnh Thái tại Xã Vĩnh Thái, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

17. Tài liệu thống kê về tình hình khí tượng, thủy văn, địa hình thổ nhưỡng … của khu vực thực hiện Dự án.

18. Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực thực hiện Dự án. 19. Các tài liệu điều tra về kinh tế xã hội trong khu vực.

20. Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) về xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Các phương pháp sau được dùng để đánh giá:

− Phương pháp thống kê: nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng dự án;

− Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh;

− Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án;

− Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;

− Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix): được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.

− Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng được đưa ra trong bảng 9.1. Bảng 9.1. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng

Stt Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân

1 Phương pháp thống kê Cao Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh.

2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Cao - Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại

- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn

3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993

Trung bình Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam

cậy cao 5 Phương pháp lập bảng liệt kê và

phương pháp ma trận Trung bình Phương pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lượng, dựa trên chủ quan của những người đánh giá 6 Phương pháp tham vấn cộng đồng Cao Dựa vào ý kiến chính thức

bằng văn bản của UBND xã và UBMTTQ xã

(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển phân tích và đánh giá, tháng 3/2008)

Báo cáo ĐTM cho Dự án Khu công viên nghĩa trang Vĩnh Thái do Hợp Tác xã Cơ giới và Xây dựng Vĩnh Thái làm chủ đầu tư với sự tư vấn của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển (RES). Với kinh nghiệm thực tế của mình, Chúng tôi đã đánh giá được đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại.

Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, Công ty còn nhận được các ý kiến tham vấn của Ủy ban Nhân dân và Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tại địa điểm thực hiện dự án nên đánh giá các tác động nêu trong báo cáo đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương.

Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo ĐTM này còn định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin, số liệu chi tiết để đánh giá định lượng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận: Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của dự án Công viên Nghĩa trang Vĩnh Thái tới môi trường, Chủ đầu tư rút ra một số kết luận sau đây:

− Dự án được thực hiện ở vị trí rất thuận lợi phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Nha Trang.

− Dự án đáp ứng nhu cầu bức xúc hiện nay trong vấn đề mai táng người quá cố, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và đặc biệt là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng trong việc tổ chức, mai táng người quá cố.

− Dự án là một công trình văn hoá mang tính xã hội, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và có hiệu quả cao.

− Hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới tình hình xã hội, môi trường nếu không có các biện pháp phối hợp phát triển ổn định Công viên Nghĩa trang và kế hoạch tổng thể khống chế ô nhiễm môi trường. Các tác động đó là:

+ Gây ô nhiễm không khí do bụi, hơi xăng, dầu, khí độc, tiếng ồn do hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w