3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.2. GIẢM THIỂ UÔ NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
4.2.1.1. Cải thiện môi trường không khí chung
Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm: − Nhựa hóa các tuyến đường nội bộ trong khu vực dự án.
− Chủ dự án sẽ bố trí nhân công vệ sinh đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án hàng ngày, vào mùa nắng cần tưới nước để giảm bụi phát sinh.
− Nghiêm cấm các loại xe tải nặng, có thời gian sử dụng vượt quá quy định của bộ giao thông vận tải vào khu vực.
− Các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không để nước rác chảy xuống đường.
− Các nhà vệ sinh công cộng sẽ được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên, tránh gây mùi hôi thối.
− Sử dụng cây xanh để giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm không khí là một biện pháp rất hiệu quả
4.2.1.3. Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh
Việc trồng cây, xây tường rào được thực hiện như sau:
− Trồng cây trang trí có dáng dấp như: dương, viết, sứ trắng, bông trang, tùng, bách,… − Cây bóng mát như: sao, dầu, điệp, phượng, me,…
− Bồn hoa cây xanh: tường 100, xây gạch ống tô vữa 2 mặt. − Đất trồng hoa trang trí là đất hữu cơ.
− Quanh hàng rào vào trong nghĩa trang đều thiết lập cây xanh cách ly và cây xanh tạo bóng mát, kết hợp với thảm cỏ, bồn hoa,… Nhằm cải tạo cảnh quang và môi trường khu vực nghĩa trang.
− Cây xanh trồng theo từng lớp tầng lớp gồm các loại cây bụi thấp, có độ cao 0,5 m để trang trí, cây cao 1,5 – 2,5 m được cắt tỉa tạo các tường rào, dọc đường dạo.
− Ngoài tác dụng trang trí, cây xanh còn tạo bóng mát, giảm tiếng ồn, khói bụi là một không gian cây xanh cách ly với các sinh hoạt bên ngoài.
− Tường rào xây cao 2,5 m, đây là một trong những biện pháp cách ly với môi trường xung quanh.
4.2.2. Biện pháp xử lý nước thải
4.2.2.1. Phương án tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt (1). Phương án tiêu thoát nước thải
a). Cơ sở quy hoạch
− Số nhân viên, người đến thăm mộ, người đưa đám tang: 75 người − Tiêu chuẩn thải = 70-80% Tiêu chuẩn cấp nước.
− Tổng lượng nước bẩn: 4 m3/ngày
b). Thiết kế hệ thống thoát nước bẩn
Quy định tính toán thoát nước bẩn sao cho: − Đảm bảo thoát nước đủ lưu lượng yêu cầu.
− Độ dốc đặt ống phải lớn hơn hay bằng tốc độ tối thiểu Imin nhằm mục đích hạn chế sự lắng đọng của bùn cát trong cống gây tắc nghẽn cống.
− Nước bẩn sau khi chảy trong cống, ngay khi đạt lưu lượng tối đa cũng không choáng đầy cống. Mục đích không cho cống chảy đầy là cần khoảng trống thông hơi để oxy hóa nước trong cống.
Hệ thống cống thoát nước bẩn của khu quy hoạch được thiết kế xây dựng riêng hoàn toàn ngay từ đầu. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 5 ngăn và được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Hệ thống cống được thiết kế tự chảy, xây dựng ngầm dưới đất và đi dọc theo các trục đường chính trong khu quy hoạch. Cống thoát nước thải sinh hoạt có dạng cống tròn, ống nhựa gân PE, cống có khả năng chịu lực, dày, độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,5m. Cống nhánh có kích thước tối thiểu ∅ 250.
Hệ thống thoát nước bẩn khu vực được chia thành 2 lưu vực thoát nước chính, với tuyến cống thu gom nước bẩn chính mỗi lưu vực ∅ 300 dọc đường số 3, số 5. Nước bẩn trong khu vực được tập trung về trạm xử lý nước thải cục bộ trong khu vực được đặt ngầm trong khu cây xanh góc đường số 3, số 6, trên cống thu nước bẩn chính ∅ 300.
− Ga xây dựng nổi (600 x 600): ga được xây dựng kín, có nắp đậy, có tác dụng thu gom nước thải sinh hoạt và thăm kỹ thuật.
− Ga xây dựng chìm (400x400): có tác dụng thu gom nước thải sinh hoạt.
(2). Phương án xử lý nước thải
a). Đối với nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình xây dựng mộ:
+ Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của dự án
+ Mô tả quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình xây dựng mộ tại dự án là 4 m3/ngày đêm được xử lý như sau: nước thải này được thu gom về xử lý tại bể tự hoại 5 ngăn và được khử trùng trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
Tính toán bể tự hoại: lượng nước thải là 4 m3/ng.đêm. Sơ đồ bể tự hoại cải tiến (BASTAF)1 loại 5 ngăn được đưa ra trong hình sau:
Hình: Sơ đồ công nghệ của bể tự hoại cải tiến (BASTAF)
Thuyết minh quy trình công nghệ bể tự hoại cải tiến:
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axít và lên men kiềm). BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Sử dụng bể BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu ôxy hoá học COD và nhu cầu ôxy sinh hoá BOD từ 85 - 95%). So với các bể tự hoại thông thường, trong điều 1 : GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Nguyễn Việt Anh - Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp (CEETIA) và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Đầu vào
kiện làm việc tốt, BASTAF có hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2 - 3 lần. Vì vậy, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể BASTAF sẽ đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường.
Theo nghiên cứu của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Nguyễn Việt Anh - Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp (CEETIA) và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội thì Hiệu quả xử lý sơ bộ của bể BASTAF như sau :
Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại 5 ngăn
Hệ thống xử lý sơ bộ Hiệu quả xử lý sơ bộ
Bể bastaf Giảm 85-95% BOD, 87-96% SS
Nước thải khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008, cột B). Do đó, đây là công trình được đơn vị tư vấn đề nghị thực hiện để xử lý nước thải sinh hoạt trong khu vực dự án.
b). Đối với nước thải từ các ngôi mộ:
Như đã tính toán ở phần trước, nước thải từ 01 mộ trung bình là 0,012 m3/ngày, lượng nước thải này không cho thấm ra môi trường bên ngoài, mà phải được khống chế tại từng mộ bằng các biện pháp kỹ thuật khi tiến hành xây dựng mộ. Vì thế trong quá trình xây dựng được thực hiện theo trình tự như sau:
− Bước 1 : Đáy kim tĩnh được đổ bê tông với mac bê tông 250 với bề dày 0,1m;
− Bước 2 : Thành huyệt được xây dựng bằng ống, block thẻ với bề dày 0,1m và được tô vữa chống thấm với mác 75.
− Bước 3 : Đổ một lớp cát với bề dày 0,15 – 0,20m xuống đáy huyệt mộ trước khi tiến hành chôn cất.
Hình ảnh minh họa kết cấu huyệt mộ chôn cất mới được trình bày như hình 2 sau: 0.1-0.2
1.3- 1.6 0.1 1.5
Hình 2. Kết cấu huyệt mộ
Nước thải phát sinh từ các ngôi mộ tương đối nhỏ, hầu như lượng nước này được thấm vào lớp cát 0,2m bên trong huyệt mộ. Tuy nhiên, có thể sẽ có một lượng nước nhỏ này
Lớp gạch thẻ 0,1- 0,2m Lớp bê tông mác 250 Lớp cát 0,2m
thấm ra bên ngoài, lượng thấm ra bên ngoài sẽ được thu gom bằng hệ thống mương dẫn và đưa về hồ sinhh học số 3 nhằm tận dụng khả năng tự làm sạch của hồ sinh học để xử lý lượng nước này trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
4.2.2.2. Nước mưa chảy tràn
So với nước thải, nước mưa khá sạch nhưng có lưu lượng cao (khi mưa lớn), do vậy biện pháp hữu hiệu nhất là thiết kế hệ thống thoát nước mưa hoàn toàn tách riêng với hệ thống thoát nước thải, hướng thoát nước mưa qua cống thoát đổ ra các hồ sinh học trong khu vực dự án.
− Nước mưa thiết kế cho khu nghĩa trang chủ yếu tập trung vào tuyến cống chính sau đó chảy ra hồ sinh học.
− Trong quá trình đi vào hoạt động, dự án sẽ thực hiện việc nạo vét thông dòng chảy để nước mưa có thể tiêu thoát một cách triệt để, không gây ứ đọng, ngập lụt.
4.2.3. Xử lý chất thải rắn
Đối với chất thải rắn, dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
4.2.3.1. Phương án xử lý:
Thu gom rác sinh hoạt: Chất thải rắn hàng ngày thải ra trong khu dự án gồm hai loại: chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ được phân loại từ rác. Chất thải rắn vô cơ có thể sử dụng lại được như: thủy tinh, nylon, sắt, thép, giấy vụn, v.v… sẽ được thu gom hàng ngày và được đơn vị thu gom của địa phương thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định.
Biện pháp quản lý rác tại khu dự án là thu gom triệt để ngay tại nguồn, xe thu gom đến lấy rác hằng ngày. Rác sinh hoạt được chứa trong các túi nylon hoặc các thùng rác gia đình nhằm hạn chế sự ô nhiễm mùi hôi do quá trình phân huỷ rác tự nhiên.
Thu gom rác từ khuôn viên dự án: Chủ dự án sẽ bố trí nhân công dọn dẹp vệ sinh hàng ngày dọc theo tuyến đường nội bộ trong khuôn viên dự án, đối với cườm, giấy tiền vàng mã được thu gom lại và bán cho các cơ sở tái sản xuất; Hoa được đưa vào xử lý chung với rác thải sinh hoạt; Các vật liệu xây dựng khi được chuyên chở cần phải được che đậy kỹ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc rơi vãi trên đường giao thông.
4.3. TRẬT TỰ AN NINH VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ4.3.1. Trật tự an ninh 4.3.1. Trật tự an ninh
Nhằm bảo đảm an ninh cho toàn khu dự án, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau: − Kết hợp với Công an địa phương đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.
− Xây dựng các đội dân phòng tự quản nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực.
− Đề ra các nội quy về trật tự an ninh, xã hội, nếp sống văn hóa mới, bài trừ tội phạm, ma tuý, các sản phẩm văn hóa đồ trụy, mê tín dị đoan tại khu vực.
4.3.2. Phòng chống các sự cố môi trường
4.3.2.1. Phòng chống cháy nổ
Các công trình được xây dựng bằng vật liệu khó cháy nên độ an toàn cao. Ngoài ra, Dự án còn áp dụng các biện pháp phòng chống cháy sau:
− Khu văn phòng sẽ được trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu vực nhà ở.
− Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ.
− Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các hộ dân cư tuân thủ các quy định về PCCC.
4.3.2.2. Hệ thống chống sét
Theo thiết kế mỗi khối nhà có một lim thu lôi chống sét loại SE6 (do Pháp sản xuất), lắp đặt trên mái nhà và nôi đất bằng cable đồng tiếp địa theo tiêu chuẩn hiện hành (điện trở dự kiến (100HM).
Ngoài ra mỗi tủ điện còn lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền và bảo vệ các vật dụng sử dụng điện trong chung cư (tiêu chuẩn áp dụng 200 CTN 46-48).
Dây dẫn sét có thể sử dụng vỉ kèo, hoặc dây dẫn bằng thép ∅10mm nối các bộ phận thu sét với tiếp địa. Bộ phận tiếp địa cấu tạo từ các cọc tiếp địa thẳng đứng làm từ thép góc 50x50x5mm, dài 2,5cm, hàn liên kết với tiếp địa ngang bằng thép tròn ∅14mm, chôn sâu 0,7m, điện trở tiếp địa tính toán ≤10Ω.
Tất cả vỏ thiết bị điện trạm biến áp, thiết bị công nghệ, tủ, hộp điện vỏ cáp và các kết cấu kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điện được nối đất phù hợp với chế độ của điện trung tính của máy biến thế nguồn, thông qua một mạng lưới tiếp địa bằng dây đồng trần. Điện trở tiếp địa thiết bị ≤ 4Ω.
4.3.2.3. An ninh trật tự, an toàn giao thông
An ninh trật tự: Kết hợp với chính quyền địa phương thương xuyên tuần tra canh gác, giữ gìn trật tự an ninh cho toàn khu.
An toàn giao thông: L p ắ đặt các bi n báo quyể định vận tốc tối đa cho các phương ti n giaoệ
thông. Tuyên truy n các nh hề ả ưởng c a tai n n giao thông ủ ạ đố ớ đờ ối v i i s ng con người. V n ậ động người dân trong khu v c th c hi n n p s ng v n minhự ự ệ ế ố ă .
4.3.2.4. Sự cố ngập úng
Căn cứ theo Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công viên nghĩa trang Vĩnh Thái tại mục 3.2.b về thoát nước mưa đã yêu cầu : khi thiết kế hệ thống mương thoát nước và hồ chứa các loại phải có thể tích lớn hơn Qmax ngoài = 1.375,92m3/ngày và lớn hơn Qmax trong = 711,6m3/ngày vào thời điểm mưa lớn nhất trong năm nhằm đảm bảo thoát lũ do nước mưa chảy từ bên ngoài vào dự án và bên trong dự án. Như vậy, tổng lưu lượng cần phải thiết kế cho việc thoát lũ tại khu vực dự án phải lớn hơn tổng Qmax ngoài và Qmax trong (tức phải lớn hơn 2.087,52m3/ngày).
Do đó, hệ thống hồ và mương dẫn nước sẽ được xây dựng sao cho đáp ứng chỉ tiêu này. Để đáp ứng điều kiện này dự án sẽ tiến hành bố trí hệ thống hồ và mương dẫn theo bản vẽ cấp thoát nước được đính kèm tại phụ lục số 2 của báo cáo. Với kích thước và thể tích các hồ thoát nước như sau:
V1 = 12mx9mx1,5m = 162m3; V2 = 12mx14mx1,5m = 252m3 V3 = 20mx16mx1,5m =540m3; V5 = 12mx12mx1,5m = 216m3; V6 = 20mx16mx1,5m = 480m3. Tổng thể tích các hồ là : V = 1.650m3.
Trong đó: - Các hồ V1, V2, V3: nằm ở khu vực thấp có nhiệm vụ vừa thu nước chảy từ bên ngoài dự án vào, vừa thu nước tại bên trong dự án theo hệ thống dẫn của các mương và ống dẫn nước. Các hồ này sẽ được xây dựng phân cấp để tăng khả năng lắng cặn do nước mưa kéo xuống theo để đảm bảo chất lượng nước khi chảy tràn xuống khu vực suối trung tâm.
- Các hồ V5, V6 : chủ yếu thu nước từ bên ngoài dự án vào bên trong dự án. Đồng thời ở mùa nắng và thời gian còn lại hai hồ này được sử dụng như là hồ cấp nước cho mục đích tưới cây, xây dựng,... qua hệ thống bơm nước.
(Do lượng nước chứa trong hồ không sử dụng cho mục đích sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng trong việc tưới cây, xây dựng, tạo cảnh quan nên dự án xây các hồ có tính đa năng để có thể sử dụng hữu ích vừa cho mùa mưa lớn chống lũ với thời gian ngắn, vừa đảm bảo sử dụng được ở các thời gian dài còn lại trong năm).
− Thoát nước ngoài dự án: chiều dài mương Ln = 978,37 m với thể tích chứa Vmn =