3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.3.2. Phòng chống các sự cố môi trường
4.3.2.1. Phòng chống cháy nổ
Các công trình được xây dựng bằng vật liệu khó cháy nên độ an toàn cao. Ngoài ra, Dự án còn áp dụng các biện pháp phòng chống cháy sau:
− Khu văn phòng sẽ được trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu vực nhà ở.
− Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ.
− Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các hộ dân cư tuân thủ các quy định về PCCC.
4.3.2.2. Hệ thống chống sét
Theo thiết kế mỗi khối nhà có một lim thu lôi chống sét loại SE6 (do Pháp sản xuất), lắp đặt trên mái nhà và nôi đất bằng cable đồng tiếp địa theo tiêu chuẩn hiện hành (điện trở dự kiến (100HM).
Ngoài ra mỗi tủ điện còn lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền và bảo vệ các vật dụng sử dụng điện trong chung cư (tiêu chuẩn áp dụng 200 CTN 46-48).
Dây dẫn sét có thể sử dụng vỉ kèo, hoặc dây dẫn bằng thép ∅10mm nối các bộ phận thu sét với tiếp địa. Bộ phận tiếp địa cấu tạo từ các cọc tiếp địa thẳng đứng làm từ thép góc 50x50x5mm, dài 2,5cm, hàn liên kết với tiếp địa ngang bằng thép tròn ∅14mm, chôn sâu 0,7m, điện trở tiếp địa tính toán ≤10Ω.
Tất cả vỏ thiết bị điện trạm biến áp, thiết bị công nghệ, tủ, hộp điện vỏ cáp và các kết cấu kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điện được nối đất phù hợp với chế độ của điện trung tính của máy biến thế nguồn, thông qua một mạng lưới tiếp địa bằng dây đồng trần. Điện trở tiếp địa thiết bị ≤ 4Ω.
4.3.2.3. An ninh trật tự, an toàn giao thông
An ninh trật tự: Kết hợp với chính quyền địa phương thương xuyên tuần tra canh gác, giữ gìn trật tự an ninh cho toàn khu.
An toàn giao thông: L p ắ đặt các bi n báo quyể định vận tốc tối đa cho các phương ti n giaoệ
thông. Tuyên truy n các nh hề ả ưởng c a tai n n giao thông ủ ạ đố ớ đờ ối v i i s ng con người. V n ậ động người dân trong khu v c th c hi n n p s ng v n minhự ự ệ ế ố ă .
4.3.2.4. Sự cố ngập úng
Căn cứ theo Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công viên nghĩa trang Vĩnh Thái tại mục 3.2.b về thoát nước mưa đã yêu cầu : khi thiết kế hệ thống mương thoát nước và hồ chứa các loại phải có thể tích lớn hơn Qmax ngoài = 1.375,92m3/ngày và lớn hơn Qmax trong = 711,6m3/ngày vào thời điểm mưa lớn nhất trong năm nhằm đảm bảo thoát lũ do nước mưa chảy từ bên ngoài vào dự án và bên trong dự án. Như vậy, tổng lưu lượng cần phải thiết kế cho việc thoát lũ tại khu vực dự án phải lớn hơn tổng Qmax ngoài và Qmax trong (tức phải lớn hơn 2.087,52m3/ngày).
Do đó, hệ thống hồ và mương dẫn nước sẽ được xây dựng sao cho đáp ứng chỉ tiêu này. Để đáp ứng điều kiện này dự án sẽ tiến hành bố trí hệ thống hồ và mương dẫn theo bản vẽ cấp thoát nước được đính kèm tại phụ lục số 2 của báo cáo. Với kích thước và thể tích các hồ thoát nước như sau:
V1 = 12mx9mx1,5m = 162m3; V2 = 12mx14mx1,5m = 252m3 V3 = 20mx16mx1,5m =540m3; V5 = 12mx12mx1,5m = 216m3; V6 = 20mx16mx1,5m = 480m3. Tổng thể tích các hồ là : V = 1.650m3.
Trong đó: - Các hồ V1, V2, V3: nằm ở khu vực thấp có nhiệm vụ vừa thu nước chảy từ bên ngoài dự án vào, vừa thu nước tại bên trong dự án theo hệ thống dẫn của các mương và ống dẫn nước. Các hồ này sẽ được xây dựng phân cấp để tăng khả năng lắng cặn do nước mưa kéo xuống theo để đảm bảo chất lượng nước khi chảy tràn xuống khu vực suối trung tâm.
- Các hồ V5, V6 : chủ yếu thu nước từ bên ngoài dự án vào bên trong dự án. Đồng thời ở mùa nắng và thời gian còn lại hai hồ này được sử dụng như là hồ cấp nước cho mục đích tưới cây, xây dựng,... qua hệ thống bơm nước.
(Do lượng nước chứa trong hồ không sử dụng cho mục đích sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng trong việc tưới cây, xây dựng, tạo cảnh quan nên dự án xây các hồ có tính đa năng để có thể sử dụng hữu ích vừa cho mùa mưa lớn chống lũ với thời gian ngắn, vừa đảm bảo sử dụng được ở các thời gian dài còn lại trong năm).
− Thoát nước ngoài dự án: chiều dài mương Ln = 978,37 m với thể tích chứa Vmn = 509,07m3
* Khu1: KT 60x40x120 cm chiều dài L = 319m T.tích 0,9x0,4x319 = 114,84 m3 * Khu2: KT 60x40x180 cm chiều dài L = 457,81m T.tích 1,2x0,6x457,81 = 329,62 m3
KT 40x40x180 cm chiều dài L = 201,92m T.tích 0,8x0,4x201,92 = 64,61 m3
Vmtr = 272,4m3
* Khu1: KT 40x40x40 cm chiều dài L = 419m T.tích 0,4x0,4x419 = 67,04 m3 * Khu2: KT 40x60x40 cm chiều dài L = 445m T.tích 0,4x0,6x445 = 106,8 m3 Đường trục KT 40x40x40 cm chiều dài L = 616m T.tích 0,4x0,4x616 = 98,56 m3 Như vậy hệ thống mương thoát và các loại hồ chứa có sức chứa vào khoảng: V = 1.650 + 781,47 = 2.431,47 m3 > (Qmax ngoài + Qmax trong) = 2.087,52m3/ngày.
Như vậy, với thể tích hồ chứa và mương tiêu thoát nước cho khu vực dự án được chủ đầu tư quan tâm xây dựng ngay khi dự án đi vào hoạt động thì khả năng xảy ra sự cố gập úng cục bộ tại khu vực dự án hầu như không có khả năng xảy ra.
Vào mùa mưa, để thoát nước mưa không gây ngập, dự án cần phải xây dựng hệ thống hồ chứa và mương dẫn nước để đưa nước xuống các vị trí thấp nhất của từng khu vực ,nơi xây dựng các hồ chứa. Các hồ chứa này sẽ xây dựng theo dạng phân cấp nhiều ngăn bên trong hồ với mục đích lắng đọng cặn bẩn do nước mưa mang theo. Khi nước đầy 3/4 hồ, thì nước sẽ theo các ống dẫn chảy xuống khu vực suối trung tâm. Hệ thống mương dẫn có 2 loại như sau:
+ Hệ thống mương dẫn nước sẽ được xây bao quanh khuôn viên dự án với độ dốc i= 0,5- 1% đổ về các khu vực thấp và đưa về các hồ chứa. Hệ thống mương bao này để thu nước từ khu vực núi cao đổ vào trong dự án.
+ Hệ thống mương dẫn nước bên trong dự án bao gồm: mương dọc đường chính, mương bọc xung quanh các lô đất chôn cất , mương và các ống dẫn nước theo chiều dọc để đưa nước từ mương trên khu đất cao xuống mương khu đất thấp và dẫn đến các hồ chứa. Khi mưa lớn, nước mưa ngoài việc chảy đến hồ chứa, còn có thẻ chảy tràn xuống bên dưới và đến mương bao ngoài thấp nhất dẫn đến các hồ và có thể tràn xuống suối.
4.3.2.5. Phòng ngừa trong công tác khi nổ mìn
Chủ đầu tư sẽ tiến hành thuê đơn vị có chức năng tiến hành nổ mìn phá đá theo từng đợt và đơn vị có chức năng nổ mìn sẽ có công tác bảo quản mìn theo quy định.
− Có biển báo nguy hiểm cấm vào khi thực hiện nổ mìn.
− Khoảng cách an toàn khi nổ mìn đối với người là 200m, đối với thiết bị là 100m.
− Các công trình kiên cố chỉ được xây dựng khi cách khu vực thực hiện nổ mìn từ 200m trở lên.
− Thực hiện nghiêm túc các thông số tính toán và các quy định an toàn đối với công tác nổ mìn.
− Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Xây hầm tránh nấp mìn tại khai trường khai thác ít nhất từ 2 - 4 cái để công nhân có nơi ẩn nấp khi bắn mìn.
− Quy định thời gian và thông báo việc nổ mìn trong ngày, tránh cho nổ vào những giờ không thích hợp để giảm tai nạn lao động và ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân trong vùng.
4.3.2.6. Phòng ngừa sự cố sạt lở
Trong thực tế ở khu đất đã xây dựng bước đầu 2ha, khi san lấp mặt bằng cần tạo độ dốc i=0,5% nghiêng vào bên trong trục đường chính thì nước mưa có xu hướng phải chảy vào và dẫn đến mương trục đường và nước sau đó dẫn đến hồ chứa và chảy xuống suối. Ngoài ra mương bao xung quanh khu đất sè dẫn nước mưa cháy đến các hồ.Mặt bằng xây dựng này sẽ giúp cho việc chống sạt lở vì không cho lượng nước lớn chảy trực tiếp xuống khu vực thấp sâu.
+ Đối với khu vực sườn núi ở giữa dự án và khu vực có sườn núi: san lấp mặt bằng cần chú ý:
- Với khu vực thấp thì san mặt bằng tạo độ dốc nghiêng vào trục đường chính.
- Với khu vực cao : san mặt bằng tạo độ dốc nghiêng vào mái taluy, và nước mưa chảy vào mương dẫn nước.
- Mái taluy thì tạo bậc thang có chiều cao mồi bậc từ 1.5m-2m, mặt bằng của bậc thang cũng tạo độ dốc nghiêng vào trong để nước mưa chảy đến mương nhỏ và dẫn theo hướng chảy đến các hồ. Sẽ trồng cây xanh trên mặt bằng này để cản nước và tăng việc chống sạt lỡ.
- Ở các địa điểm có mái taluy dốc và cao, chú ý ở đoạn giữa dự án thì cần xây kè đá để chống sạt lỡ trong mùa mưa lớn.