ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 25)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Lô đất nằm cách đường Phong Châu hiện nay khoảng 220m, có diện tích 6,5 ha và được chia làm 2 khu cơ bản như sau:

− Khu 1: nằm trên đồi tương đối thoải có cao trình thay đổi từ +38.00 ÷ +58.00;

− Khu 2: nằm bên trong liền kề với Khu 1 trên sườn đồi, cao độ trong khu đất thay đổi từ: +40.00 ÷ +58.00.

− Địa mạo khu vực thực hiện dự án chủ yếu đồi trọc và có một số cây cối dạng thấp có chiều cao < 3m.

2.1.1.2. Địa chất

− Địa chất thủy văn: Nhìn chung đá phun trào hệ tầng Nha trang thuộc loại kém chứa nước, có thể làm nền lý tưởng cho các công trình có chất thải độc hại. Tuy nhiên cần lưu ý, phần phong hóa có khả năng thấm nước, nhưng nước ở đây chỉ là do nước mưa ngấm xuống và chảy xuống vùng thấp hơn, nên không lưu giữ lại được, do địa hình ở cao. − Địa chất công trình: Nhìn chung chỉ tiêu cơ lý của vỏ phong hóa, và đặc biệt là đá cứng làm nền tốt cho các công trình xây dựng. Các hiện tượng địa chất công trình trong khu vực xây dựng dự án cần chú ý đến hiện tượng xói lở của các dòng tạm thời (chỉ xẩy ra trong mùa mưa)

(Số liệu địa chất khu vực thực hiện dự án được tham khảo từ Quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án Khu Công viên Nghĩa trang Vĩnh Thái).

2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn, sông ngòi

2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng

Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nắng nhiều, mưa nhiều nhưng lạnh ít và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.

(1). Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm

hữu cơ, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe cộng đồng. Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ.

Sự thay đổi nhiệt độ trung bình theo các tháng/mùa trong năm tại thành phố Nha Trang được trình bày trong bảng II.1dưới đây.

Bảng 2.1. Diễn biến nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại thành phố Nha Trang

Thán g

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

t, oC 24,0 24,5 25,9 27,6 28,5 28,8 28,5 28,5 27,8 26,6 25,7 24,6 26,7

Nguồn : Trung tâm tư liệu KTTV Nha Trang (số liệu thống kê 15 năm 1989 - 2003)

Nhiệt độ trung bình năm là : 26,7oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng VI (28,8oC). Nhiệt độ thấp nhất nhận thấy trong tháng I (24oC). Như vậy, biên độ thay đổi nhiệt độ trung bình theo các tháng tại khu vực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là không lớn và không thất thường.

(2). Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe cộng đồng.

Độ ẩm trung bình năm tại Tp.Nha trang là 83%. Độ ẩm tương đối trung bình tháng đo đạc tại Trạm khí tượng thuỷ văn Nha Trang được trình bày trong bảng 2.2 :

Bảng 2.2. Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tháng tại thành phố Nha Trang

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Độ ẩm

(%)

79,9 80,1 80,8 81,2 79,4 77,6 77,3 77,7 81,0 84,4 82,9 81,7 80,3

Nguồn : Trung tâm tư liệu KTTV Nha Trang (số liệu thống kê 15 năm 1989 - 2003)

(3). Lượng mưa và bốc hơi

Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí. Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Trên mặt đất mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm.

Thành phố Nha Trang nằm trong khu vực có lượng mưa thấp nhất trong khu vực tỉnh Khánh Hòa. Theo Trạm đo khí tượng thủy văn thành phố Nha Trang, lượng mưa các tháng trong năm phân bố như sau:

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Lượng

mưa

(mm) 39,7 10,3 37,1 37,0 75,3 54,1 44,4 56,8 186,7 358,6 338,8 137,5 1412,3 Nguồn : Trung tâm tư liệu KTTV Nha Trang (số liệu thống kê 15 năm 1989 - 2003)

Theo số liệu thống kế nhiều năm ở thành phố Nha Trang cho thấy: − Lượng mưa trung bình năm : 1412,3 mm/năm

− Lượng mưa thấp nhất năm : 670 mm/năm − Lượng mưa cao nhất năm : 2.650 mm/năm − Số ngày mưa trung bình năm : 122 ngày/năm − Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng IX (358,6 mm)

(4). Gió và hướng gió

Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn.

Tại thành phố Nha Trang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông, hướng gió thịnh hành trong vùng là gió Đông và Đông Bắc, tổng tần suất hai hướng gió này trong tháng I khoảng 70 – 80%. Về mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam, Nam và Đông Nam với tần suất tổng cộng của các hướng gió khoảng 80 – 90%. Tốc độ gió trung bình khá lớn, thường lớn hơn 4 m/s ở các hướng thịnh hành. Tốc độ gió và hướng gió tại Thành phố Nha trang được đưa ra trong bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Tốc độ gió và hướng gió tại khu vực dự án. Tần suất và

tốc độ gió ( 8

THÁNG

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tần suất lặng gió 14,0 18,4 25,4 27,5 29,2 37,2 31,2 32,0 24,8 17,6 10,1 8,1 N Tần suất 25,3 14,8 6,2 2,3 1,3 0,8 0,6 1,6 1,2 5,4 23,2 34,6 Vận tốc 5,7 6,5 5,7 4,5 4,5 2,8 1,3 1,3 1,8 1,9 4,8 6,1 6,0N E Tần suất 21,2 24,0 17,3 11,9 6,7 1,7 2,1 2,0 5,4 18,6 21,5 18,8 Vận tốc 5,3 5,2 5,4 4,5 4,0 3,6 2,9 2,5 4,1 5,1 5,9 5,4 E Tần suất 4,9 8,6 10,0 8,1 6,4 4,8 3,4 3,3 6,3 5,2 3,0 2,5 Vận tốc 4,5 4,4 4,6 3,9 3,6 2,8 3,6 3,2 3,8 4,2 4,1 4,5 SE Tần suất 1,3 5,2 14,7 21,4 22,8 24,4 29,0 29,3 20,0 7,9 0,6 0,8 Vận tốc 4,0 4,1 4,5 4,9 4,5 4,0 3,9 3,9 3,8 3,6 3,7 3,7 S Tần suất 0,1 1,0 3,7 5,0 5,3 3,4 3,4 4,0 2,6 1,4 0,4 0,1 Vận tốc 3,0 2,2 3,4 3,6 4,4 4,1 3,4 3,6 2,7 3,6 3,0 2,0 SW Tần suất 0,3 0,1 0,4 0,6 0,3 1,3 1,5 1,3 1,8 0,1 0,5 0,3 Vận tốc 1,0 1,0 1,0 2,0 1,3 1,4 2,2 1,6 1,1 1,0 1,3 1,0 W Tần suất 12,7 10,0 8,6 8,7 10,4 9,7 11,9 9,8 13,3 16,0 12,6 10,2 Vận tốc 1,8 1,5 1,5 1,5 1,7 1,6 1,7 1,6 1,4 1,9 1,8 1,9 NW Tần suất 20,2 17,9 13,9 14,5 17,6 16,7 16,9 16,7 23,8 27,8 28,1 24,6 Vận tốc 2,2 2,1 3,0 2,0 1,9 1,8 1,9 1,8 1,9 2,3 2,4 2,4

Nguồn : Trung tâm tư liệu KTTV Nha Trang (số liệu thống kê 15 năm 1989 - 2003)

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn

Chế độ dòng chảy: Mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII với lưu lượng nước chiếm 75% lượng nước cả năm, mùa kiệt từ tháng I đến tháng VIII hàng năm.

Khu vực phía Đông của dự án là khu vực có địa hình thấp nhất so với các vị trí khác trong thành phố Nha Trang, nên khi đến mùa mưa bão khu vực này thường bị ngập, thời gian ngập khoảng 1 – 3 ngày. Do khu vực dự án là địa hình đồi núi và hướng dòng chảy khi mưa là tập trung về hướng Nam nên trong quá trình thiết kế hệ thống thoát nước, thi công xây dựng các công trình dự án cần đảm bảo các hướng chảy tự nhiên cũng như có các biện pháp thi công hợp lý nhằm đảm bảo hướng thoát nước cho khu vực khi có mưa lớn, tránh gây ngập úng cục bộ và ngập úng đến các vùng lân cận nhằm giảm thiểu tối đa mức ảnh hưởng cũng như thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án.

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.1.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, chúng tôi kết hợp với Viện Hải Dương Học tiến hành lấy 2 mẫu không khí tại khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án Chỉ tiêu phân tích Điểm phía dưới

chân dốc Điểm phía trên đỉnh dốc TCVN 5937 - 2005 Thời gian thu mẫu 08h50’(19/05/2008) 10h35’(19/05/2008)

Tọa độ 12°13.919’B 109°09.211’Đ 12°14.028’B 109°09.180’Đ Ồn, dB (TB-max) 62.2 (77.7) 44.6 (58.7) 75 Bụi (mg/m3) 0.67 0.46 0,3 NO2 (mg/m3) 0.002 0.003 0,2 SO2 (mg/m3) 0.065 0.067 0,35 HC (mg/m3) 4.3 4.4 - CO (ppm) <5 <5 30

Nguồn: Phòng Thủy Địa hóa – Viện Hải Dương học Ghi chú:

TCVN 5949 – 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);

TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Nhận xét: So sánh các kết quả phân tích được với các Tiêu chuẩn chất lượng không khí TCVN 5937 – 2005, TCVN 5938 – 2005 và TCVN 5949 – 1998 cho thấy: chỉ tiêu phân tích cho thấy bụi đã vượt tiêu chuẩn cho phép (do hoạt động của giao thông), các chất còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, chúng tôi kết hợp với Viện Hải Dương Học tiến hành lấy mẫu nước mặt tại khu vực thực hiện dự án. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối trung tâm lân cận Dự án

Điểm thu mẫu

Yếu tố phân tích

Nước mặt suối Trung tâm

TCVN 5942 – 1995, cột A

Tọa độ thu mẫu nước mặt 12013’56,11’’N 109009’9,54’’E pH 5,82 5,5 – 9 BOD5(mg/l) 4,93 <25 COD(mg/l) 22,5 <35 Fe (µg/l) 1,775 2 Mn (mg/l) - 0,8 Zn (mg/l) - 2 Pb (mg/l) - 0,1 Hg (mg/l) - 0,002 As (mg/l) 0,0035 0,1 Coliform(MPN/100ml) 15000 10.000

Nguồn: Phòng Thủy Địa hóa – Viện Hải Dương học

Ghi chú:

Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCVN 5942 –1995 (cột B. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (cột B, áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu);

KPH: không phát hiện

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Nhận xét: So sánh các kết quả phân tích được với các Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 (cột B) cho thấy: Nguồn nước khu vực có chỉ tiêu coliform vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 – 1995. Điều này cho thấy khả năng tự làm sạch của suối tương đối tốt.

2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm

nước ngầm xung quanh khu vực phía dưới dự án, chúng tôi kết hợp với Viện Hải Dương Học tiến hành lấy 2 mẫu nước ngầm tại khu vực lân cận dự án. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại các hộ dân lân cận vùng thực hiện Dự án

Điểm thu mẫu

Yếu tố phân tích Nước ngầm hộ Nguyễn Văn Ngọc tổ 14, Thủy Tú Nước ngầm hộ Trần Thị Ni tổ 14, Thủy Tú TCVN 5944 – 1995 pH 5,66 6,35 6,5 – 8,5 Độ cứng (mgCaCO3/l) 25,7 116,9 300 - 500 SO4 (mg/l) 8,2 5,4 200 – 400 Fe (mg/l) 0,39 0,07 1 – 5 Mn (mg/l) 0,004 0,003 0,1 – 0,5 Zn (mg/l) 0,0126 0,0077 5 Pb (mg/l) 0,0006 0,0003 0,05 Hg (mg/l) 0,00030 0,00031 0,001 As (mg/l) - - 0,05 Dầu mỡ (mg/l) - - - Coliform(MPN/100ml) 36 11 3

Nguồn: Phòng Thủy Địa hóa – Viện Hải Dương học

Ghi chú:

Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCVN 5944 –1995. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.

KPH: Không phát hiện TK: Tham khảo

So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 cho thấy: Nước ngầm tại vị trí quan trắc hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ngoài trừ chỉ tiêu coliform do nước giếng khoan tầng nông.

2.1.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học (1). Hiện trạng tài nguyên sinh học trên cạn

Nguồn tài nguyên thực vật : Tại khu vực dự án, hệ thực vật lớn chủ yếu là cây bụi như táo, sim,…và một vài cây giáng hương do chủ đầu tư trồng. Tài nguyên thực vật tại khu vực thực hiện dự án rất sơ sài, không đa dạng sinh học và không có các loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam.

Nguồn tài nguyên động vật : Trên cạn chủ yếu các loại bò sát như rắn, thằn lằn, rắn mối, một số loài chim,...

(2). Hệ sinh thái dưới nước

Nguồn tài nguyên thực vật : chủ yếu các loại tảo, rong và một số cây cỏ. Nhìn chung nguồn tài nguyên thực vật dưới nước tại khu vực lân cận dự án không đa dạng.

Nguồn tài nguyên động vật : chủ yếu là các loài ốc và ấu trùng chiếm ưu thế ở suối. Ở ao

hồ chứa nước nhỏ ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng bộ phù du Cloeonsp và giun ít tơ chiếm ưu thế.

2.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, dân cư, các hạng mục công trình tại khu vực thực hiện dự án hiện dự án

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án Khu Đô thị Vĩnh Thái cũng như việc thực hiện những vấn đề tâm linh đối với những người đã khuất bị ảnh hưởng bởi dự án Khu Đô thị Vĩnh Thái. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản số 2830/UBND-XDNĐ ngày 8 tháng 5 năm 2007 về việc cho thực hiện trước 2ha để di dời mồ mả từ khu đô thị Vĩnh Thái về khu vực dự án và sau khi có Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Công viên Nghĩa trang Vĩnh Thái, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang số 2556/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 của UBND tỉnh Khánh hòa. Chủ dự án đã cho phép một số ngôi mộ cải táng được chuyển tới vị trí thực hiện dự án và được bố trí trên diện tích 2ha tại khu vực 1 của dự án.

Khu vực dự án là đồi trọc không có dân cư sinh sống, không có các công trình văn hóa. Nhằm thuận lợi cho việc di chuyển các ngôi mộ cải táng, dự án đã tiến hành san ủi tạo đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án với một trục đường chính lộ giới 7m đi từ chân núi Giáng Hương lên khu vực thực hiện dự án. Khi dự án chính thức được đi vào hoạt động, chủ dự án sẽ tiến hành thực hiện các hạng mục công trình như đường giao thông nôi bộ, khu vực chôn cất mới, nhà để tro,…

Khoảng cách đến khu dân cư thôn Thủy Tú ước tính khoảng 500m về phía Bắc của dự án. Hiện tại khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước mà được thoát tự nhiên theo độ dốc của khu vực về suối trung tâm giáp chân núi và lưu vực xung quanh dự án.

Khu vực đìa nuôi thủy sản nằm phía Nam của dự án (cách dự án khoảng 1km) : Từ năm 2006 tới nay, khu vực đìa nuôi thủy sản này đã ngưng nuôi theo dạng công nghiệp và

hiện nay chỉ còn một số hộ nuôi thủy sản theo dạng tự nhiên. Phía Tây của dự án, cách dự án khoảng 500m có một trại chăn nuôi Dê với quy mô hộ gia đình đã ngưng hoạt động chăn nuôi từ cuối năm 2005.

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

Tình hình kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án được tham khảo từ Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2007 và phương hướng năm 2008 của UBND xã Vĩnh Thái.

2.2.1. Hiện trạng xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w