Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 50 - 62)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

3.3.2.1. Đặc trưng ô nhiễm không khí (1). Nguồn gốc ô nhiễm

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm: − Bụi và khói phát sinh từ phương tiện vận chuyển;

− Ô nhiễm tiếng ồn; − Khí sinh ra từ các mộ;

− Khói nhang, vàng mã do thân nhân đốt khi đến thăm.

(2). Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông

Trong quá trình hoạt động vận chuyển nguyên liệu (cát, đá, ximăng…) được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Các phương tiện vận tải này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Tuy nhiên lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và khó thu gom nên rất khó trong việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này.

Ở các khu nghĩa trang, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy, xe ô tô chiếm số lượng ít hơn. Theo ước tính, sẽ có ít nhất khoảng 60 - 70 xe gắn máy và khoảng 5 -7 xe ô tô ra vào khu quy hoạch trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NO2, CO, THC. Đặc biệt, vào các ngày lễ tết, cùng với sự gia tăng số lượng xe ra vào khu vực, tải lượng ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông cơ giới cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với ngày thường.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy được đưa ra trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Bụi 2,7

2 SO2 15,21

3 NO2 0,68

4 CO 15

5 THC 6,75

Ghi chú: Tính cho trường hợp xe có động cơ 4 thì, >50cc

Để ước tính tải lượng ô nhiễm của các loại xe du lịch ra vào khu vực dự án, chúng tôi sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) thiết lập và được đưa ra trong bảng 3.11.

Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm của các loại xe du lịch ra vào khu vực dự án

Stt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/Km) Tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi 0,07 0,385

2 SO2 2,22S 1,22

3 NO2 1,87 10,28

4 CO 45,6 250,8

5 VOC 3,86 21,23

Ghi chú: Tính cho chiều dài đường trong Khu nghĩa trang là 11km và hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,05% .

(3). Đánh giá mức độ ô nhiễm do khí sinh ra từ các ngôi mộ a). Quá trình phân hủy thi thể

Khu vực thực hiện dự án chủ yếu phục vụ việc cải táng 1.300 ÷1500 mộ trong dự án Khu đô thị Vĩnh Thái nên các khí sinh ra tại các ngôi mộ hầu như rất nhỏ. Hiện tại, cả Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nghiên cứu nào về khả năng phát thải các chất khí gây ô nhiễm môi trường do phân hủy xương đối với các ngôi mộ cải táng.

Tuy nhiên, khu vực dự án cũng có 7.786 m2 được sử dụng chôn cất mới, chính khu vực chôn cất mới sẽ là nơi phát sinh các chất ô nhiễm môi trường không khí. Sự ô nhiễm không khí hầu như chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình chôn lấp - tức là sau khi chôn 10 ngày đến 1 tháng. Trong giai đoạn này sự thối rữa xác chết xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc vi hiếu khí tạo ra các sản phẩm có độc tính cao. Khí độc dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí gây mùi hôi thối, ô nhiễm không khí.

Các chất khí được sinh ra từ sự phân huỷ của Protein và các chất hữu cơ là: NH3, H2S, Photpho, CH4, mercaptan và sunfit hữu cơ.

Vi sinh vật sẽ xâm nhập vào xác chết và bắt đầu phân huỷ mô, cơ, protein. Vì trong đất có nhiều loại vi sinh vật (2 tỷ vi sinh vật trong 1 gam đất) nên quá trình phân huỷ diễn ra rất nhanh sau khi chôn xác xuống. Quá trình phân huỷ xảy ra dưới đất diễn ra trong điều kiện kị khí. Một đặc trưng quan trọng của quá trình phân huỷ kị khí là sản sinh ra khí sinh học (biogas). Quá trình này xảy ra qua 3 bước : thủy phân, acid hóa và sinh khí Methane.

Thủy phân – chia nhỏ protein:

Protein có trong cơ thể người chết sẽ bị phân hủy vi khuẩn lên men dưới tác động của enzym protease. Enzym này phân hủy protein thành những amino acid. Chúng thực hiện quá trình khử thông qua quá trình thủy phân. Tại đây, các phân tử nước lồng vào hai amino acid nối với nhau. Chúng phá vỡ mối liên kết bằng cách nối với gốc tự do phản ứng của H+ và OH-. Do đó, protein bị phân hủy từ chuỗi dài thành những phân tử, amino acid riêng biệt.

Axit hóa :

Ở giai đoạn tiếp theo, một nhóm vi khuẩn chuyển hóa gọi là acetogen sẽ phân hủy amino acid thành acid acetid, H2, N2 và CO2. Để thực hiện, chúng phải sử dụng oxy hòa tan trong dịch lỏng trong cơ thể. Phản ứng hóa học xảy ra :

2C3H7NO3 + O2 ---> 2HC2H3O2 + 3H2 + N2 + 2CO2

amino acid + oxygen  acid acetic + hydrogen + Nitrogen + Carbon dioxide Vì acetogen tạo ra acid nên pH trong cơ thể giảm xuống còn 4 – 5, điều này gây độc cho nhóm vi khẩun ở giai đoạn tiếp theo là methanogen. Khi acetogen chết đi, pH tăng lên và methanogen trở nên chiếm ưu thế hơn.

Sản sinh khí sinh học (biogas) : Từ acid acetic thành methane

Methanogen là vi khuẩn sản sinh ra khí methane (CH4), là vi khuẩn kị khí và dễ ảnh hưởng đến pH. Methanogen cũng một loại vi khuẩn sinh học, đóng vai trò là một thành phần của chu trình carbon. Chúng kết hợp acid acetic với H2, CO2 để tạo thành CH4, H2O và CO2. Phương trình phản ứng diễn ra như sau :

HC2H3O2 + 4H2 + CO2 --> 2CH4 + 2H2O + CO2

acetic acid + hydrogen gas + carbon dioxide --> methane + water + carbon dioxide

b). Tải lượng khí phát sinh do phân huỷ thi thể

Tải lượng khí phopho

Photpho là nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên, nó chiếm khoảng 0,04% tổng số nguyên tử của vỏ Trái đất. Photpho có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cùng với Nitơ, cacbon, oxi, photpho có trong protein của cơ thể người. Trong cơ thể người, Photpho tích tụ chủ yếu ở răng, xương và mô thần kinh. Photpho chiếm 1,16% khối lượng cơ thể người. Theo nguyên lý cân bằng vật chất thì khi thi thể người chết phân hủy

hết thì lượng khí Photpho sinh ra sẽ bằng với lượng mà nó tích tụ trong cơ thể. Nếu trung bình một thi thể người khoảng 50 – 70kg thì tải lượng khí photpho phát tán vào môi trường sẽ là 0,58kg – 0,812kg. Lượng khí này không phát sinh tập trung tại một thời điểm mà nó phát sinh trong suốt quá trình phân hủy protein, các cơ, mô thần kinh và xương người nên hầu như không ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí

Tải lượng một số khí thải khác

Hàng ngày, nghĩa trang tiếp nhận từ 1 – 2 đám tang. Thành phần khí sẽ phát sinh từ gỗ quan tài, đồ tẩm liệm và thi thể người chết. Trọng lượng trung bình của quan tài khoảng 120-150kg, trong đó phần thi thể chiếm khoảng 50-70kg, đồ tẩm liệm khoảng 4-5kg, còn lại là gỗ. Cơ thể người, trừ xương cốt chiếm khoảng 75-80% trọng lượng cơ thể (56kg/70kg), phần cơ thể bao bọc bên ngoài chỉ chiếm khoảng 20-25% (14kg/70kg) tổng trọng lượng cơ thể; trong đó O và H chiếm đến 80% (11,2kg); các thành phần khác như S, N, P, C,…chỉ còn 2,8kg, cho nên khi chôn cất trong điều kiện yếm khí phần cơ thể người sẽ biến thành hơi nước là chính, một số các chất vô cơ như NH3, H2S, Photpho, CH4, mercaptan và sunfit hữu cơ,... cũng được tạo ra nhưng với tải lượng nhỏ không đáng kể so với tải lượng từ khí CH4 và gỗ. Như vậy, có thể thấy rằng tải lượng ô nhiễm từ nguồn này chủ yếu là do cơ thể phân hủy sinh ra CH4.

(4). Đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn và rung động phát sinh chủ yếu từ môtơ vận hành máy móc thiết bị (chủ yếu trong quá trình trộn bê tông để xây dựng mộ), cường độ ồn do máy này phát sinh khoảng 75 – 88dBA.

Ngoài ra, hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khuôn viên dự án cũng gây ra tiếng ồn nhưng nguồn ồn này phát ra không lớn và có tính gián đoạn nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh.

(5). Đánh giá mức độ ô nhiễm do khói nhang, vàng mã do thân nhân đốt khi đến thăm

Khói nhang và khói từ vàng mã do thân nhân đốt khi đến thăm chỉ ảnh hưởng cục bộ khu dự án. Trong những ngày cuối năm hoặc đầu năm, lượng khói tăng lên gây ngột ngạt nhưng lượng khói này không lớn và có tính gián đoạn, ảnh hưởng ít đến môi trường.

Nhận xét chung về ô nhiễm không khí:

Ô nhiễm không khí tại khu công viên nghĩa trang chủ yếu do hoạt động giao thông. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường giao thông như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, tăng cường diện tích cây xanh trong khu vực dự án.

Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, khí sinh ra từ các ngôi mộ… nhưng có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.

(6). Tác động của các chất ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 3.12. Bảng 3.12: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Stt Thông số Tác động

01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi

- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá

02 Khí axít (SOx,

NOx). - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.

03 Oxyt cacbon(CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.

04 Khí

cacbonic(CO2)

- Gây rối loạn hô hấp phổi. - Gây hiệu ứng nhà kính. - Tác hại đến hệ sinh thái.

05 Hydrocarbons - Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

06 Khí NH3 - Có mùi khó chịu. Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng).

07 Khí Phốt pho - Phốtpho tinh khiết bắt cháy ngay trong không khí và tạo ra khói trắng chứa pentôxít phốtpho ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người.

08 Khí H2S và mercaptan

- Đây là chất khí có mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường 09 Khí CH4 - Nguy hiểm đối với sức khỏe là nó có thể gây bỏng nhiệt.

Nó dễ cháy và có thể tác dụng với không khí tạo ra sản phẩm dễ cháy nổ. Mêtan rất hoạt động đối với các chất ôxi hoá, halogen và một vài hợp chất của halogen. Mêtan là một chất gây ngạt và có thể thay thế ôxy trong điều kiện bình thường. Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ oxy hạ xuống dưới 18%. Ngoài ra CH4 cũng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính mạnh.

10 Độ ồn - Gây khó chịu, ức chế thần kinh, giảm sự chú ý, năng suất lao động.

- Gây tổn thương ngoại tai, choáng váng, ù tai, đau tai trong, giảm thính giác.

3.3.2.2. Đặc trưng ô nhiễm nước thải (1). Nguồn gốc phát sinh nước thải

− Nước thải sinh hoạt thải ra từ các nhân viên trong khuôn viên dự án, thân nhân đến thăm nom v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

− Nước thải từ dự án: Nước thải phát sinh do quá trình xây dựng kim tĩnh, nước rò rỉ từ quá trình phân hủy chất hữu cơ từ các ngôi mộ. Thành phần chủ yếu là cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

− Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.

(2). Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải

a). Nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình xây dựng mộ

Theo quy mô thiết kế của khu viên dự án, tổng số nhân viên làm việc, số người đến thăm mộ và người đưa đám tang trung bình khoảng 75 người/ngày.

− Lượng nước nhân viên sử dụng: 100 lít/ngày.người x 15 người x 80%= 1,2 m3/ngày. − Lượng nước cho người đến đưa tiễn và thân nhân đến thăm nom: 60 người x 40 lít/người.ngày x 80% = 1,92 m3/ngày.

Vậy tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt tại dự án dự tính là 3,74 m3/ngày đêm (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng với hệ số không điều hòa k = 1,2). Nước thải này sẽ được xử lý bằng bể tự hoại trước khi phát tán ra môi trường bên ngoài. Tiêu chuẩn xây dựng bể tự hoại là 0,3 – 0,5m3/người. Chọn công suất của bể tự hoại là 4 m3/ngày.

Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) như đã đưa ra trong bảng 3.6 thì tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Khối lượng

(g/người.ngày)

Khối lượng (kg/ngày)

1 BOD5 45 – 54 351 – 421,2

2 COD 72 – 102 561,6 – 795,6

3 SS 70 – 145 546 – 1.131

5 Amôni 2,4 – 4,8 18,72 – 37,44 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.14. Bảng 3.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772 – 2000 (Mức I) 1 BOD5 469 – 563 100 - 200 30 2 COD 750 – 1063 150 - 350 50 3 SS 729 – 1510 80 - 160 50 4 Dầu mỡ 104 – 313 - 20 5 Tổng N 63 – 125 20 - 40 - 6 Amôni 25,0 –50,0 5 - 15 - 7 Tổng Phospho 8,3 – 46,7 - 6 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 108 104 103

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, 5/2007

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nước thải được phép thải ra môi trường theo yêu cầu (TCVN 6772 – 2000, Mức I) cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý cục bộ bằng bể tự hoại có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 3 - 7 lần, COD vượt tiêu chuẩn từ 3 - 7 lần, SS vượt tiêu chuẩn 2 – 3 lần. Tuy nhiên, dự án sẽ đầu tư bể tự hoại cải tiến BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định so với các bể tự hoại thông thường, hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2 – 3 lần.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng mộ cũng sử dụng một lượng nước. Theo tính toán, lượng nước thải từ quá trình xây dựng phát sinh chủ yếu do rửa mặt bằng công trình đã hoàn thiện, ước tính khoảng 0,3 m3/ngày.đêm ( 5 mộ/ngày x 60lít/mộ).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH THÁI (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w