3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.1.1. Biện pháp khống chế tiếng ồn, bụi, độ rung trong hoạt động nổ mìn, tạo mặt bằng-
bằng
Để tạo mặt bằng dự án, Chủ đầu tư chủ yếu dùng máy đào, máy cạp, máy ủi để san lấp mặt bằng. Mìn nổ chỉ để tiến hành phá đá cục bộ tại khu vực khó hoặc không thể thao tác bằng máy xúc, cạp với khối lượng chỉ khoảng 10% khối lượng đất đá cần đào. (Theo phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 của dự án,tổng lượng đất đá cần đào là 217.530m3, dự kiến Khối lượng phải dùng mìn để phá cục bộ khoảng :10% x 217.530m3 = 21.753 m3).
+ Căn cứ thực tế địa hình,phần phá đá bằng nổ mìn tập trung chủ yếu ở đoạn giữa của dự án và cách rất xa nhà dân (> 500m – 1000m). Ở khu vực này thì lỗ khoan sâu 2m, các lỗ khoan cách nhau từ 1m-1,3m, với luợng thuốc nổ từ 0,5kg trở xuống/ 1lỗ. Với liều lượng và kích thước lỗ khoan này thì khi bắn mìn, đất đá sẽ bắn xa không quá 50m.
+ Đối với khu vực đường đi lên, có một số nơi gần nhà dân và đường giao thông qua lại, việc bắn nổ mìn cục bộ để phá đá thì yêu cầu sử dụng biện pháp khoan sâu hơn >2,5m- 3m, với khoảng cách các lỗ gần hơn (0,3-0,4m) và lượng thuốc nổ khi này chỉ sử dụng khoảng 0,20 kg/lỗ. Với khoảng cách các lỗ gần nhau, chỉ cần lượng thuốc nổ nhỏ và đặt sâu thì đủ để làm rạn nứt đá, do vậy khoảng cách văng xa của đá trong khoảng 20m – 30m. Sau khi nổ mìn, sẽ dùng máy đào, xúc tiếp tục thi công.
Công nhân làm việc tại công trường (khoan lỗ mìn, xúc đá..) được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chống bụi, chống ồn để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời được khám bệnh định kỳ để phát hiện ra các bệnh nghề nghiệp và có phương pháp điều trị thích hợp theo quy định của Nhà nước đối với nghề nặng nhọc và độc hại.
Trước và sau khi nổ mìn luôn luôn có tín hiệu cảnh báo xung quanh bán kính an toàn tránh đá văng và sóng âm chấn động tối thiểu cho thiết bị (là 100m), cho con người (200m).
Khu vực thực hiện dự án nằm trong khu vực hoang vắng không có dân cư sinh sống do vậy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống của người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và phòng các sự cố xảy ra, thời gian nổ mìn được chủ dự án thực hiện theo thoả thuận với chính quyền địa phương hàng ngày vào khoảng thời gian từ 11h30’- 12h30’ và 17h đến 18h.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy chế khoan nổ mìn áp dụng cho các công trường khai thác lộ thiên, đảm bảo an toàn theo các khoảng cách đã xác lập (đá bay, sóng đập không khí,
chấn động). Sử dụng thuốc nổ Anfor hoặc Nhũ tương. Lượng thuốc nổ trong 1 lỗ khoan không quá 0,5kg/1 lỗ sâu 2m.
Các thiết bị khoan lỗ mìn, máy nén khí, máy xúc, hệ thống chế biến đá,.... khi hoạt động gây ra tiếng ồn lớn, chỉ được hoạt động ban ngày.
4.1.2. Khống chế và giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng và xây dựng công trình
− Tạo khoảng cách hợp lý giữa công trường với khu dân cư địa phương nhằm tạo vùng đệm giảm tác động bụi, tiếng ồn. Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén, máy cưa đá. Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng cát, đá,...
− Hạn chế phát quang, san ủi thảm thực vật trong khu vực.
− Đặt các cống thoát tại những vị trí thích hợp nhằm tránh dòng chảy xói ngầm gây xâm thực, sạt lở công trình.
− Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.
− Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kính phòng hộ mắt.