3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
3.3.1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên (1). Không khí
a). Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng không khí khu vực xung quanh có thể bị tác động do những nguyên nhân:
− Bụi phát sinh do công tác san lấp gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực. − Bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng.
− Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động.
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
− Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.
− Bụi sinh ra do công tác chặt phá cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
b). Đặc trưng ô nhiễm không khí b.1). Ô nhiễm bụi đất, cát
Các loại vật liệu xây dựng của Dự án sẽ do bên cung cấp đảm nhận. Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói…
Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến. Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng như sau :
Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm). k: kích thước hạt; 0,2.
s: lượng đất trên đường; 8,9% S: tốc độ trung bình của xe; 20 km/h W: trọng lượng có tải của xe; 10 tấn w: số bánh xe; 6 bánh;
p: số ngày hoạt động trong năm. Thay số ta được: 0,15 kg/km/lượt xe/năm.
Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bốc dỡ thường dao động trong khoảng 0,9 - 2,7mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần (TCVN 5937-2005, quy định bụi: 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm khi chất lượng đường sá được nâng lên và chúng tôi thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu…
Chủ dự án sẽ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu xây dựng.
b.2). Ô nhiễm bụi trong quá trình san lấp mặt bằng
Trong quá trính san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông chủ đầu tư phải thuê các phương tiện cơ giới như ô tô vận tải nặng loại 10 tấn để vận chuyển khối lượng đất cát từ khu vực dự án đến san lấp cho Khu đô thị Vĩnh Thái. Theo tính toán của dự án đầu tư thì lượng đất đá đào đắp là 217.530m3. Tải trọng cát đất trung bình là 1,45 tấn/m3, nên với tổng khối lượng đất sẽ được đào đắp là 217.530 m3x1,45tấn/m3 = 315.418,5 tấn. Với hệ số ô nhiễm bụi trung bình là 0,134 kg/tấn cát đất đào đắp, thì tổng tải lượng bụi phát sinh trung bình do việc đào, đắp trong thời gian san lấp mặt bằng là khoảng 42.266 kg/tổng
thời gian tiến hành san lấp mặt bằng.
Bụi phát sinh bao trong quá trình san lấp mặt bằng bao gồm bụi lơ lửng và bụi lắng, cho nên việc xác định riêng nồng độ bụi lơ lửng là rất khó khăn do hiện nay còn thiếu hụt phương pháp đánh giá và các kết quả nghiên cứu trình diễn về xác định hàm lượng bụi lơ lửng phổ biến trong các trường hợp này. Vì vậy, ở đây chỉ ước tính sơ bộ hệ số phát thải bụi bề mặt và nồng độ bụi trong thể tích tác động bề mặt đối với con người theo phương pháp đánh giá sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả được trình bày trong bảng 3.5:
Bảng 3.5. Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình đào đắp.
Tải lượng * (kg/ngày) Hệ số phát thải bụi bề mặt ** (g/m2/ngày) Nồng độ bụi trung bình *** (mg/m3) 603,8 9,28 38,7
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, tháng 10/2008.
Ghi chú:
* : Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/ Số ngày thi công (ngày)
Số ngày thi công san lấp mặt bằng là 70 ngày;
** : Hệ số tải lượng bụi bề mặt (g/m2/ngày )= Tải lượng (kg/ngày) x 103 / Diện tích (m2)
Diện tích mặt bằng dự án là 6,5 ha = 65.000 m2;
*** : Nồng độ trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày) x 106 / 24 / V (m3)
Thể tích tác động trên mặt bằng dự án V = S x H với S = 65.000 m2 và H = 10 m (vì chiều cao đo các thông số khí tượng là 10 m) ;
Theo bảng 3.5, hệ số phát thải bụi bề mặt và nồng độ bụi trung bình có giá trị cao (9,28 g/m2/ngày và 38,7 mg/m3). Nếu so sánh với TCVN 5937:2005 (trung bình 0,3 mg/m3) thì nồng độ bụi trung bình phát sinh trên khu vực dự án trong quá trình san lấp vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trong thực tế nồng độ bụi lơ lửng cực đại trên khu vực dự án sẽ thấp hơn nhiều do lượng bụi lắng sẽ nhanh chóng lắng tụ trên bề mặt diện tích dự án. Bên cạnh đó do bề mặt thoáng rộng và lượng đất đào đắp có độ ẩm cao nên ảnh hưởng do ô nhiễm bụi sẽ giảm mạnh theo bán kính phát tán bụi (khoảng 3.000 m) và nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép.
b.3). Tác động do hoạt động khoan nổ mìn tạo mặt bằng
Trong quá trình tạo mặt bằng, xây dựng dự án công đoạn khoan, nổ mìn sẽ tạo ra tiếng ồn, bụi, đá văng, sóng rung (địa chấn) và khí độc hại (khi nổ mìn). Các yếu tố ô nhiễm này sẽ lan tỏa vào môi trường không khí, khuyếch tán ra xung quanh và di chuyển đi xa theo chiều gió. Tuy nhiên dạng tác động này có tính chất tức thời, vì môi trường rộng lớn khí độc dễ dàng pha loãng với không khí trên cao, còn bụi sẽ sa lắng xung quanh tâm nổ. Các yếu tố ô nhiễm trong quá trình khai thác được diễn giải chi tiết như sau:
Tiếng ồn
Tiếng ồn do nổ mìn gây ra lớn, tạo nên các chấn động từ nơi phá đá. Cường độ tức thời của tiếng ồn do nổ mìn phá đá có thể lên tới 95 – 100dB, thậm trí đạt trên 115dB. So với mức cho phép (TCVN 3985 – 1999) thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá 1 giờ. Tuy nhiên, thời gian nổ mìn rất ngắn, thời gian nổ mìn thường từ 11 giờ đến 12 giờ và 17 giờ đến 18 giờ (thời điểm các hoạt động khác ngừng hoạt động) nên mức độ tác động không đáng kể.
Tải lượng bụi phát sinh khi khoan tạo lỗ mìn (QK):
Tải lượng bụi phát sinh khi khoan lỗ mìn được tính toán theo đường kính và chiều sâu các lỗ khoan.
+ Số mét khoan sẽ khoan trong 1 lỗ là Llỗ = 2 m. + Đường kính lỗ khoan là 42mm.
Tải lượng bụi sinh ra trong 1 lỗ khoan là:
QK = γπR2Lngày = 2,7 x 3,14 x 0,05252 m x 2m = 0,046 kg bụi.
Tải lượng bụi phát sinh khi phá đá (QPĐ):
Khi phá đá quá cỡ bằng búa đập cũng sẽ phát sinh một lượng bụi tương ứng với khối lượng đá phải phá. Tải lượng bụi phát sinh trong từng công đoạn như sau:
Mìn nổ chỉ để tiến hành phá đá cục bộ tại khu vực không thể thao tác bằng máy xúc, cạp. Tổng lượng đất đá cần phá là 217.530m3 đất đá, tương ứng với 600.382,8 tấn đá (hệ số là 1m3 đá = 2,76 tấn đá). Khối lượng đá khối phải dùng mìn để phá hàng ngày là 857,6 tấn (khoảng 10% tổng lượng đất đá). Lượng bụi phát sinh ra khoảng là 857,6 x 0,4 = 343,07 kg/ngày.
Tổng lượng đá phát sinh khi phá đá: QPĐ = 343,07 kg/ngày
Lượng vật chất phát sinh ra khi phá đá bằng nổ mìn bao gồm nhiều loại bụi có kích cỡ rất khác nhau. Khoảng cách văng xa của bụi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hai yếu tố quan trong là độ sâu của lỗ khoan và lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan.
Đá dăm sẽ bắn ra xung quanh tâm nổ ở cự ly khoảng 20m - 50 m (nếu khoan cạn dưới 0,5m), còn bụi kích cỡ nhỏ (<0,05mm) sẽ tung lên cao khoảng 2 - 5m. Bụi này thuộc loại hạt cực mịn (0,1-0,05mm) cùng với khói thuốc mìn sẽ lan tỏa đi xa và bay theo chiều gió. Để đảm bảo ăn toàn khi phá đá, chủ dự án sẽ thuê đơn vị chức năng tính toán cụ thể độ sâu của lỗ khoan cũng như lượng thuốc nổ cung cấp vào một lỗ khoan sao cho việc nổ mìn chỉ làm cho đá rạn nứt (phá vỡ kết cấu đá) sau đó sẽ sử dụng máy đào để tiến hành đào phá đá nhằm giảm khả năng phát sinh bụi ảnh hưởng đên môi trường. Bên cạnh đó,
lượng bụi này phát sinh tức thời, dễ dàng pha loãng với không khí trên cao, không gây ảnh hưởng thường xuyên đến sức khỏe con người.
Ngoài hoạt động của máy khoan, hoạt động xúc bốc vận chuyển cũng phát sinh ra một lượng bụi lớn. Số hiệu đo bụi tại khu vực khoan lỗ mìn cho thấy hàm lượng bụi lên tới 0,3 mg/m3, bằng tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho công nhân, Chủ dự án sẽ yêu cầu bên thực hiện thi công nổ mìn trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cho công nhân viên làm việc tại khu vực nổ mìn.
b.4). Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
Trong quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng dự án sẽ có các hoạt động giao thông, vận tải chuyên chở đất cát ra khỏi khu vực dự án và lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng dự án. Các loại phương tiện giao thông này sẽ phát sinh Bụi, SOx, NOx, CO, THC, ... vào môi trường, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông và chất lượng đường giao thông. Theo tính toán của dự án đầu tư, tổng lượng đất đá đào là 217.530m3, tổng lượng đắp là 25.283m3, như vậy tổng lượng đất đá cần được vận chuyển ra khỏi khu vực dự án sẽ là 192.247m3 tương đương 278.758 tấn (Tải trọng cát đất trung bình là 1,45 tấn/m3), với tải trọng xe tải trung bình sử dụng là xe 10 tấn thì nhu cầu xe vận chuyển sẽ là 27.876 lượt xe trên tổng thời gian san lắp mặt bằng, tương đương 398 lượt xe có tải/ngày. Tổng số lượt xe không tải vào khu vực dự án là 398/2,9 = 137 lượt xe (tính theo định mức tiêu thụ nhiên liệu). Vậy tổng số lượt xe ra, vào dự án sẽ là 535 lượt xe.
Ước tính quãng đường vận chuyển trung bình của mỗi xe là 7km (từ khu vực thực hiện dự án đến khu vực thực hiện dự án khu đô thị Vĩnh Thái).
Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới có thể tính được tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, vận chuyển ra, vào khu vực dự án như trong bảng 3.26.
Bảng 3.6: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển ra vào dự án.
Stt Chất ônhiễm Hệ số ô nhiễm(kg/1.000 km) Tổng chiều dài tính toán (1.000km) Tải lượng trung bình (kg/ngày)
01 Bụi 0,9 3,745 3,37
02 SO2 2,075S 3,745 0,38
03 NOx 14,4 3,745 53,9
04 CO 2,9 3,745 10,8
05 THC 0,8 3,745 2,99
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, tháng 04/2008. Ghi chú:
- Quãng đường vận chuyển trung bình là 7 km; - Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,05%; - Tải trọng tính toán trung bình 10 tấn.
b.5). Tiếng ồn phát sinh từ quá trình xây dựng, tạo mặt bằng
− Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị.
− Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện, máy móc như : xúc, ủi, máy đào, máy trộn bê tông,…
− Tiếng ồn do các hoạt động xây dựng : Tiếng ồn phát sinh do sự vận hành máy móc, thiết bị, phương tiện cơ giới trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình, xây dựng khu tái định cư, định canh : Máy ủi, máy xúc, máy đào, máy đầm nén,…
Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và xây dựng được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện trong quá trình thi công công trình ở khoảng cách 15m
Loại máy Tiếng ồn (dBA) Loại máy Tiếng ồn (dBA) Xe tải nặng 70 – 96 Máy trộn bê tông 71 – 85 Xe ủi đất 77 – 95 Máy đào đất 72 – 96 Máy đầm nén 72 – 88 Máy xúc 72 – 83
Máy kéo 73 – 96
Nguồn : Từ FHA (USA)
Do khu vực công trường có rất nhiều nguồn và hoạt động phát sinh tiếng ồn nên tiếng ồn trong thực tế sẽ lớn hơn do sự cộng hưởng giữa chúng. Độ ồn cần bổ sung được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Mức độ ồn bổ sung khi tiến hành hoạt động xây dựng Sự khác nhau giữa các độ ồn (dBA) Độ ồn cần bổ sung (dBA) Sự khác nhau giữa các độ ồn (dBA) Độ ồn cần bổ sung (dBA) 0 3 7 0,8 1 2,6 8 0,6 2 2,1 10 0,4 3 1,8 12 0,3 4 1,5 14 0,2 5 1,2 16 0,1 6 1
Nguồn : Lê Trình – Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng – NXB Khoa học – Kỹ thuật.
Bảng trên cho thấy độ ồn cần bổ sung lớn nhất là 3dBA khi giữa các nguồn phát thải không có sự khác nhau về độ ồn.
Khi có sự cộng hưởng độ ồn lớn nhất của các phương tiện, máy móc có thể đạt được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cộng hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m.
Loại máy Tiếng ồn (dBA) Loại máy Tiếng ồn (dBA) Xe tải nặng 73 – 99 Máy trộn bê tông 74 – 88 Xe ủi đất 80 – 98 Máy đào đất 75 – 99
Máy đầm nén 75 – 91 Máy xúc 75 – 86
Máy kéo 76 – 99
So với tiêu chuẩn cho phép tiếp xúc với tiếng ồn (bảng 3.9) thì mức ồn phát sinh do sự vận hành của các phương tiện, máy móc, thiết bị tại điểm cách nguồn phát 15m đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong phạm vi này (15m cách nguồn) công nhân không được phép làm việc liên tục trong 24 giờ.
Bảng 3.9. Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985 – 1999)
Thời gian tối đa cho phép tiếp xúc với tiếng ồn Mức ồn cho phép (dB)
24giờ 70 8giờ 85 4giờ 90 2giờ 95 1giờ 100 30 phút 105 15 phút 110
Độ ồn tối đa cho phép : 115
(2). Nước thải
a). Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:
− Nước thải sinh hoạt của 30 công nhân có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật.
− Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
− Diện tích cây xanh, thảm thực vật ven đường bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngoài ra đất đá thải có thể phá hủy thảm thực vật tại chỗ và gây thêm xói mòn.
b). Đặc trưng ô nhiễm nước
Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli