Nội dung một số công tác thiết kế, cải tạo, đổ thải tại các mỏ lộ thiên theo các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 76 - 80)

theo các văn bản quy phạm pháp luật

3.2.2.1. Nội dung công tác cải tạo bãi thải Quyết định về ký Quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Tại Phụ lục 1 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký Quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, việc cải tạo, phục hồi bãi thải phải được thực hiện các công việc sau:

a) Các bãi thải đất đá mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ: nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh; nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh;

b) Các bãi thải quặng đuôi: tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể;

c) Đối với bãi thải đất đá mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ gia cố nền và vách bãi thải bằng vật liệu có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s ngay trước và trong khi khai thác. San gạt tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác, phủ bãi thải bằng một lớp phủ có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1

x 10-6 cm/s, sau đó phủ đất mặt và trồng cỏ hoặc cây;

d) Đối với bãi thải quặng đuôi có nguy cơ tạo dòng thải axit mỏ cũng được xử lý tương tự như trên;

e) Độ dầy của lớp đất sét chống thấm hoặc phủ kín dùng để chống phát tán dòng thải axit mỏ vào môi trường dầy ít nhất 60 cm;

67 g) Những hình thức phục hồi khả thi khác.

Cụ thể hóa nội dung cải tạo bãi thải theo Quyết định 71/QĐ-Ttg:

- Phân loại rõ các bãi thải có nguy cơ tạo dòng chảy axit và bãi thải không có nguy cơ tạo dòng chảy axít để so giải pháp thích hợp;

- Ngoài yêu cầu san cắt tầng, tạo độ dốc, tạo dòng chảy bãi thải ngay trong quá trình đổ thải giảm thiểu trôi lấp, chống sụt, lún, trượt mà còn yêu cầu phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực. Vấn đề này đòi hỏi tạo cảnh quan và hoàn trả đất với mục đích khác (canh tác nếu có thể).

Nội dung quy định về cải tạo bãi thải còn được yêu cầu là Quy chuẩn bắt buộc thể hiện qua Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN 04:2009/BCT do Vụ Khoa học & Công nghệ; Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương soạn thảo; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 20 /2009/TT-BCT ngày 7 tháng 7 năm 2009.

3.2.2.2. Nội dung công tác đổ thải trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 04:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, quy định bắt buộc thực hiện về công tác đổ thải, cụ thể như sau:

a) Bãi đổ thải đất đá mỏ phải thực hiện theo thiết kế và quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Việc phát tán bụi vào môi trường phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn môi trường.

c) Thoát nước ở bãi thải:

- Các bãi thải đang hoạt động không được để dòng nước đổ vào bãi thải; hạn chế tối đa nước mưa chảy tràn qua sườn bãi thải.

68

- Bãi thải được tạo dựng trên sườn đồi núi, ở khu vực có tụ nước, sông suối chảy qua hoặc ở những khu vực không được tháo khô phải có thiết kế xử lý dòng nước chảy hoặc thoát nước để đảm bảo an toàn cho bãi thải.

d) Thông số về kỹ thuật an toàn bãi thải: - Chiều cao tầng thải:

+ Không được đổ thải trên tầng cao lớn hơn 50 m; phải cắt tầng thải thành các phân tầng thấp (đổ thải phân tầng) theo điều kiện địa hình khu vực đổ thải và tính chất cơ lý của đất đá, khoáng sản đổ xuống, nhằm đảm bảo an toàn, tránh hiện tượng trôi, trượt bãi thải và hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh.

+ Trong trường hợp không thể bố trí được chiều cao tầng thải nhỏ hơn 50m thì phải có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho bãi thải; phải được cấp có thẩm quyền phêduyệt.

e) Góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống.

g) Khi dưới chân bãi thải có các khu vực cần được bảo vệ thì phải thực hiện các biện pháp an toàn như:

- Đắp đê, đập ngăn ở chân bãi thải và ở các mức tầng thải.

- Rải thảm thực vật trên các tầng thải, các sườn thải đã kết thúc đổ thải. - Đổ thải thành các phân tầng thấp.

h) Trước khi tiến hành đổ thải nhất thiết phải xây dựng các công trình bảo vệ ngăn ngừa hiện tượng sạt lở bãi thải, trôi lấp đất đá. Phải đổ thải theo đúng thông số kỹ thuật, trình tự thiết kế. Đổ thải gọn từng khu vực, từng tầng kết hợp đồng thời với việc trồng cây phục hồi môi trường. Nước từ các bãi thải nếu không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Lớp đất phủ cần được đổ tập trung vào khu vực riêng để sử dụng cho việc trồng cây phục hồi môi trường sau này.

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

i) Khi thi công các công trình mỏ trong điều kiện địa hình chật hẹp trên sườn núi phải mở rộng mặt bằng thì trong đồ án thiết kế phải quy định vị trí đổ thải đất đá kèm theo các công trình bảo vệ ngăn ngừa trôi lấp và các giải pháp phục hồi môi trường. Nghiêm cấm việc san gạt, đổ thải đất đá tràn lan trên sườn núi gây nguy cơ sạt lở diện rộng và phá hoại cảnh quan làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

j) Sau khi kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên phải tiến hành phục hồi môi trường, những khu vực dừng các hoạt động mỏ trước thì việc phục hồi môi tr- ường có thể được thực hiện sớm hơn. Việc phục hồi môi trường phải thực hiện theo quy hoạch chung và bao gồm các biện pháp tổng thể từ việc xử lý nguồn nước, đất đai, không khí bị ô nhiễm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đến việc trồng cây phủ xanh, cải tạo cảnh quan môi trường.

k) Phục hồi môi trường cần gắn liền với tái sử dụng không gian mỏ cho các mục đích kinh tế xã hội sau khai thác. Với những mỏ sử dụng đất nông nghiệp, nên phục hồi đất đai cho trồng trọt như trước khi khai thác nếu việc sử dụng không gian mỏ cho các mục đích kinh tế xã hội khác ít hiệu quả hơn.

Như vậy, ngoài các vấn đề giảm thiểu về bụi, nước thải bãi thải được yêu cầu rất chặt chẽ cụ thể, trong Quy chuẩn bắt buộc còn yêu cầu cụ thể:

+ Về chiều cao tầng thải không được vượt quá 50 m, phải phân cắt tầng nếu vượt quá 50 m.

+ Góc nghiêng của sườn bãi thải phải nhỏ hơn hoặc bằng góc trượt tự nhiên của đất đá thải đổ xuống. Theo tính chất cơ lý của đất đá bãi thải vùng Hạ Long, góc nghiêng bờ bãi thải vào khoảng 260

-:-280, (tối ưu nhất <250

), góc nghiêng sườn tầng vào khoảng 340

-:-360(tối ưu nhất <300

).

+ Việc đắp đê, đập ngăn ở chân bãi thải và ở các mức tầng thải, Đổ thải thành các phân tầng thấp, nhất thiết phải xây dựng các công trình bảo vệ ngăn ngừa hiện tượng sạt lở bãi thải, trôi lấp đất đá

70

+ Việc xử lý nước từ các bãi thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường (nếu không đạt QCVN cho phép).

+ Việc phục hồi môi trường phải thực hiện theo quy hoạch chung và bao gồm các biện pháp tổng thể từ việc xử lý nguồn nước, đất đai, không khí bị ô nhiễm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đến việc trồng cây phủ xanh, cải tạo cảnh quan môi trường.

+ Việc trồng cây, rải thảm thực vật trên các tầng thải và các sườn thải đã kết thúc đổ thải, chứng tỏ ngoài yêu cầu về an toàn và giảm thiểu ô nhiễm Quy chuẩn cũng bắt buộc thực hiện về vấn đề về tạo cảnh quan thân thiện và các mục đích kinh tế xã hội khác sau khi cải tạo bãi thải. Đối với những mỏ sử dụng đất nông nghiệp, nên phục hồi lại đất đai cho trồng trọt như trước.

Để cụ thể hóa các quy chuẩn, quy định nói trên quy định nội bộ ngành về công tác đổ thải trong VINACOMIN cũng đã có nội dung quy định về công tác đổ thải và cải tạo bãi thải theo Quyết định số 108/QĐ-VINACOMIN ngày 24/01/2013 quy định về công tác đổ thải đất đá ở mỏ lộ thiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 76 - 80)