Hiện trạng khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 50)

* Công trường vỉa 11,13 - Núi Béo - Công ty CP than Núi Béo - TKV

Tổng khối lượng đất đá thải của công trường này là 60,485 triệu m3

; trong đó giai đoạn 2010 đổ 5,1 triệu m3 đổ vào bãi thải Chính Bắc, 1,4 triệu

m3 đổ tạo mặt bằng +60 tại phía Tây Nam công trường vỉa 11,13; còn lại 5,6

triệu m3đổ vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông và 1,0 triệu m3 đổ vào bãi thải trong công trường vỉa 14 cánh Tây; Giai đoạn từ 2011-2015 đổ 2,8 triệu m3

vào bãi thải Chính Bắc, 2,0 triệu m3 vào bãi thải Phụ Bắc để hoàn nguyên môi

trường cho bãi thải này, 24,321 triệu m3 vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông

và đổ 18,264 triệu m3 vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây.

Tuy nhiên, mỏ than Núi Béo có một đặc điểm hết sức đặc biệt, khác với

các mỏ lộ thiên lớn ực dân cư đông đúc thuộc thành phố Hạ Long, đơn vị

quân đội (Trung đoàn 213 - Sư đoàn 363). Vì vậy, mỏ than Núi Béo gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường, công tác khoan - nổ mìn…

36

* Công trường Vỉa 7,8 Hà Tu

Sản lượng đất bóc năm 2009 là 4.990.103 tấn, than khai thác 207.103 tấn. Mỏ đang áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu, dọc hai bờ công tác.

Hướng phát triển của mỏ từ Bắc xuống Nam, đất đá thải được đổ ra bãi thải

phía Bắc vỉa 7+8, cốt cao +270m. Nhưng hiện tại công tác đổ thải tại bãi thải đang gặp khó khăn, khu vực phía Bắc mỏ đã dừng đổ thải do nguy cơ trượt lở đất đá xuống khu vực quy hoạch bãi đổ tro xỉ của nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh. Mỏ đã điều chỉnh hướng đổ thải về phía Đông Bắc, cốt cao đổ thải

+240m về khu vực Ao Rùa làm lấp dòng chảy thoát nước khu vực phía Đông

Bắc và cửa lò thông gió +204 của Xí nghiệp than Hà Ráng. Hiện nay, công tác đổ thải vỉa 7+8 hết sức phức tạp và gây mất an toàn cho công tác khai thác hầm lò tại cửa lỏ +204 Xí nghiệp than Hà Ráng.

* Công trường lộ thiên Suối Lại - xí nghiệp than 917 - Công ty TNHH MTV than Hòn Gai - TKV

Công trường lộ thiên Suối Lại-Xí nghiệp 197 kết thúc khai thác vào năm

2015, tổng khối lượng đất đá của mỏ là 47,152 triệu m3, quy hoạch công tác

đổ thải của mỏnhư sau:

+ Bãi thải Chính Bắc mỏ Núi Béo, cốt cao đổ thải +200, khối lượng đổ

thải 15,69 triệu m3; thời gian đổ từ 2010 đến kết thúc.

+ Bãi thải trong vỉa 10b - Hà Tu, cốt cao đổ thải +73, khối lượng đổ thải

16,262 triệu m3; thời gian đổ thải năm 2011÷2012 và năm 2014÷2015.

+ Bãi thải trong vỉa 13 cánh Đông, cốt cao đổ thải +80, khối lượng đổ thải 15,2 triệu m3; thời gian đổ thải từnăm 2012÷2014.

Công tác đổ thải như trên có ưu điểm là không làm ảnh hưởng tới công tác khai thác của mỏ Giáp Khẩu, Cao Thắng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khôi phục môi sinh môi trường do việc giảm khối lượng đất đá đổ bãi thải ngoài và tăng khối lượng đất đá đổ thải trong.

37

* Công trường lộ thiên Bắc Hữu Nghị - Công ty CP than Hà Lầm

Hiện tại, khai trường đang ở giai đoạn kết thúc khai thác. Tính đến 31/12/2008 cốt cao đáy mỏ ở mức +2m, khu vực bờ mỏ phía Đông Nam giáp ranh với bãi thải Tây Phay K hiện nay có hiện tượng tụt lở. Khu vực bờ Tây Bắc

còn khoảng 277 ngàn tấn than của phần dưới vỉa 14 cần được mở rộng khai thác.

Bờ mỏ phía Đông, Bắc và Tây Bắc có các cửa lò +70, cửa lò +93 và cửa lò mức +65m. Công ty cổ phần than Hà Lầm - TKV đang có kế hoạch đầu tư dự án cơ giới hoá khai thác than lò chợ bằng giàn chống VINALTA và máy combai khấu than tại khu vực VI, VII vỉa 10, cửa lò +70m sẽ chở thành lò vận tải chính. Đồng thời bãi thải trong Bắc Hữu Nghị sẽ được đổ thải để làm mặt bằng kho chứa than phục vụ dự án cơ giới hoá.

* Mỏ than Đèo Nai – Công ty cổ phần than Đèo Nai – TKV:

Mỏthan Đèo Nai là một trong các mỏ than lớn ở khu vực Cẩm Phả, khu

vực khai thác lộ thiên lớn nhất ngành than. Hiện nay, mỏ Đèo Nai đang khai

thác với sản lượng 2,5 triệu tấn/năm, bóc khoảng gần 20 triệu m3/năm. Do các mỏ lộ thiên lớn trong khu vực nằm liền kề nhau nên việc đổ thải của các

mỏ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu Lộ Trí mỏ Đèo Nai. Các khu vực đổ

thải theo thiết kế trước đây như bãi thải Nam, Mông Giăng đã phải dừng việc

đổ thải vì các vấn đề nhạy cảm vềmôi trường.

2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng hiện trạng hoạt động khai thác của các mỏ than lộ thiên ảnh hưởng đến môi trường tỉnh Quảng Ninh

Hoạt động khai thác than lộthiên làm môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành khai thác than.

38

thải mỏ, khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất. Mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn ít. Điều đó vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài

nguyên, vừa làm tăng tác động môi trường. Hàng năm ngành than tiêu hao

một khối lượng vật tư rất lớn, nhất là gỗ lò, thuốc nổ công nghiệp, xăng, dầu, điện năng. Một số loại vật tư, nhiên liệu, đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiến tiến, gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường. Chi phí vật liệu, nhiên liệu và động lực trong giá thành than sạch rất cao, chiếm gần 40% tổng giá thành than. Trong tương

lai, quy mô sản lượng than ngày càng tăng cao trong điều kiện khai thác ngày

càng khó khăn hơn thì khối lượng tiêu hao vật tư ngày càng lớn, kéo theo khối

lượng các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng

trầm trọng hơn và chi phí sản xuất than ngày càng cao hơn.

Bảng 2.1. Tác động chính từ hoạt động khai thác than đến môi trường Các tác động

môi trường Mức độ tác động

Tác động đến môi trường

không khí

Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, các chất khí thải, làm cho sức chịu tải của môi trường ngày càng kém đi

Tác động đến môi trường

nước

Các nguồn nước thải nếu không được xử lý khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận như pH thấp, hàm lượng cặn tăng, độ đục tăng, các nguyên tố gây ô nhiễm khác như Fe, Mn... cùng các kim loại nặng (As, Pb, Hg, Cd...) tăng, làm giảmtính đa dạng sinh học của nguồn nước mặt

Tác động đến chất lượng đất

Chất lượng đất khu vực thực hiện các hoạt động khai thác

ngày càng nghèo kiệt, hàm lượng các chất dinh dưỡng mất

39 Các tác động môi trường Mức độ tác động Tác động đến bề mặt địa hình

Khai thác lộ thiên làm thay đổi bề mặt địa hình một cách mạnh mẽ như tạo ra các moong sâu, núi cao, làm mất đi thảm thực vật trên bề mặt.

Tác động của bãi thải đến

môi trường

Khai thác lộ thiên : Khối lượng đất đá bóc trong khai thác lộ thiên là rất lớn, khi đổ thải sẽ hình thành các bãi thải. Biểu hiện của tác động này là sự trượt lở bãi thải, nước khu bãi thải chảy ra gây bồi lấp dòng chảy mặt. Tác động đến chế độ thủy văn khu vực thực hiện dự án

Công tác thoát nước thải khai trường với lưu lượng lớn làm thay đổi lưu lượng nguồn nước mặt tiếp nhận. Sự biến mất

của rừng phòng hộ đầu nguồn do các hoạt động khai thác

than trước đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi chế độ thủy văn (có lũ quét vào mùa mưa).

Quá trình đổ thải tạo bãi thải cao (trong khai thác lộ thiên), vào mùa mưa nước thoát từ chân bãi thải cuốn theo bùn cát gây bồi lấp lòng sông, suối, làm khả năng tiêu thoát nước kém.

Tác động đến tài nguyên, hệ

sinh thái

- Khai thác than làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá vốn được coi là vàng đen. Than là nguồn tài nguyên không tái tạo nên việc khai thác sẽ ngày làm mất đi nguồn tài nguyên này. - Tác động đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước: sự xuất hiện của con người cùng với việc chiếm dụng đất đai sẽ thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng, làm mất đi thảm thực vật bề mặt; làm biến mất động vật hoang dã do bị săn bắt hoặc phải di cư tìm nơi cư trú mới; Nước thải mỏ chưa qua xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của nguồn nước, làm cho các loài thủy sinh vốn đã nghèo nàn ngày càng trở nên nghèo nàn hơn.

40 Các tác động môi trường Mức độ tác động Các sự cố rủi ro không mong muốn

- Sự cố trượt lở bờ mỏ, dịch động bờ mỏ: thường hay gặp trong khai thác than lộ thiên.

- Sự cố trượt lở bãi thải: khối lượng đất đá thải trong khai thác lộ thiên lá rất lớn, khi đổ thải sẽ tạo ra các bãi thải cao và dễ gây ra sự cố trượt lở bãi thải.

- Và một số sự cố rủi ro khác như chập cháy nổ, tai nạn lao động...

Tác động kinh tế xã hội trong

khu vực

Làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước và địa phương - nơi có hoạt động khai thác than; làm giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong vùng, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương nói riêng và Nhà nước nói chung

Như vậy ta có thể thấy hoạt động khai thác than có tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực, hoạt động đổ thải bãi thải cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo tác động đến môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)