Điều kiện kinh tế, công nghiệp xã hội và các vấn đề môi trường liên quan đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 42)

quan đến sản xuất than

2.1.2.1. Vị trí hành chính

Quảng Ninh có 14 huyện thị, thành phố và thành phố Hạ Long – thủ phủ

của tỉnh Quảng Ninh – cách thủ đô Hà Nội 165km, và hiện được Nhà nước

định hướng tập trung phát triển trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quảng Ninh còn là một tỉnh tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển) trở thành cửa mở quan trọng, có điều kiện thuận lợi để chuyển tài hàng hóa xuất nhập khẩu cho miền bắc Việt Nam, các tỉnh Tây Nam – Trung Quốc và Bắc Lào.

2.1.2.2. Tăng dân số và quá trình đô thị hóa

Theo thống kê, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Quảng Ninh cho thấy

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm giảm nhưng dân số đô thị lại tăng nhanh,

tập trung ở các khu đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái. Mật độ

dân cư ở các đô thị tăng nhanh, sự gia tăng dân số đô thị đã tạo ra những sức ép lớn về nhu cầu đất đai, tài nguyên và năng lượng, chăm sóc sức khỏe, kéo theo đó là sức ép tới môi trường tựnhiên do rác, nước và khí thải.

2.1.2.3 GDP và thu nhập bình quân

Kinh tế Quảng Ninh những năm qua phát triển ổn định và tốc độ tăng

trưởng duy trì ở mức cao. Trong 5 năm 2006÷2010, GDP bình quân ở mức 12.35%/ năm. Trong 2 năm 2011÷2012 đạt hơn 9,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.600 USD một năm. Quảng Ninh cũng luôn ở trong

nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách hàng năm cao nhất cả nước. Việc

xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực.

2.1.2.4 Tình hình phát triển công nghiệp

Công nghiệp Quảng Ninh đã phát triển mạnh mẽ, tác động tích cực nhiều

32

nghiệp lớn đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng rõ rệt. Ngoài khai thác

than là ngành chủ đạo còn hình thành các trung tâm công nghiệp lớn như:

Trung tâm nhiệt điện đốt than; Trung tâm công nghiệp đóng tàu; Trung tâm sản xuất xi măng và ngành cơ khí.

Hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh đã gây nhiều tác động mạnh tới môi trường: phá hủy cảnh quan, gây xói lở, bồi lắng dòng chảy, thu hẹp môi trường sống của động vật hoang dã do mất rừng, làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường nước mặt (sông, hồ) và nước biển ven bờ, số vụ tai nạn lao động ngày càng tăng, các bãi thải mỏ ngày càng lớn trogn khi chưa có biện pháp xửlý lượng chất thải rắn khổng lồ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)