Các nhân tố ảnh hưởng của họat động khai thácthan tới môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)

Hoạt động khai thác than lộ thiên theo thời gian đã chứng minh được nó ảnh hưởng tới môi trường tại tỉnh Quảng Ninh trên cả diện rộng và theo chiều sâu như:

- Tác động đến địa hình, địa mạo;

- Thay đổi độ cao: Phức tạp hoá địa hình, tăng độ tương phản, tăng độ chênh cao tương đối giữa các dạng địa hình, giảm thế năng địa hình;

- Thay đổi độ dốc tự nhiên của địa hình khu vực sẵn có;

- Thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên về độ phủ xanh, địa hình tự nhiên…;

- Biến đổi lưu vực, các bồn thu nước và dòng chảy: Hình thành các bồn trũng mới rất sâu, làm thay đổi hướng dòng chảy mặt, phân tán nguồn nước mặt; Hình thành các vỉa nước ngầm mới trong các lớp đất đá ở bãi thải...;

- Bị sụt lún nên hình thành những vùng trũng, nếp lõm, đứt gãy hoặc tổng hợp các dạng trên tại các bề mặt tương ứng với từng mức độ, từng dạng sụt lún;

- Tác động đến lớp thổ nhưỡng: Thay đổi thành phần, đặc tính và cấu

trúc thổnhưỡng ảnh hưởng đến quá trình thành tạo đất do làm lộđá gốc;

- Quá trình đổ thải làm thay đổi các đặc tính vật lý, hoá học của cả hệ

thống tự nhiên. Các bãi thải hình thành chưa được ổn định đã thúc đẩy các

quá trình ngoại sinh, xuất hiện các vùng bịđe doạ bởi các quá trình đó:

+ Vùng bị đe doạ của quá trình xâm thực: thường phát triển dọc theo các

quá trình đào phá rừng, lấn rừng, bãi thải không được che phủ, đã phá huỷ hầu như toàn bộ lớp phủ thực vật, độ che phủ mặt đất giảm đi đã kích thích

quá trình rửa trôi gia tăng nhanh chóng, kéo theo một số lượng lớn các chất

25

+ Vùng bị đe doạ của quá trình bóc mòn: quá trình bóc làm thay đổi địa

hình theo thế cân bằng mới, sự bào mòn có thể được xem như quá trình tác

động của tự nhiên để cân bằng địa hình, chống lại các tác nhân tác động trực tiếp đến bề mặt địa hình và việc hình thành bãi thải là hậu quả nổi bật nhất.

+ Gây ô nhiễm bầu không khí do bụi, tác động tới môi trường nước do

quá trình axit hoá; chiết xuất các kim loại nặng vào môi trường nước do quá

trình phá vỡ kết cấu đất đá làm tăng diện tích tiếp xúc của đất đá với môi

trường không khí, nước ngầm, nước mưa chảy tràn bề mặt;

+ Phá huỷ thảm thực vật và lớp đất mặt, làm biến đổi địa hình địa mạo và cảnh quan của khu vực, gia tăng các hoạt động rửa trôi, xói mòn sau các đợt mưa từ các khai trường khai thác.

+ Tạo ra các bãi thải đất đá nở rời, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường

và gây bụi, trôi lấp đất đá thải xuống các khu vực hạ lưu trong các đợt mưa,

tiềm ẩn các nguy cơ gây sự cố môi trường do sạt lở tầng khai thác, bãi thải.

* Một sốtác động của các bãi thải đến môi trường vùng Hạ Long:

- Tại chân các bãi thải Nam Lộ Phong, Chính Bắc: Nồng độ bụi dao động từ 0,18-1,45 mg/m3, cao nhất đạt 1,45 mg/m3 vào tháng 9, gấp ≈ 5 lần

QCVN 05 - 2009 (trung bình 1h). Tại khu vực dân cư gần bãi thải: nồng độ

bụi dao động từ 0,19- 0,73 mg/m3, cao nhất vào tháng 10 (0,73 mg/m3), gấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,5 lần QCVN05 - 2009 (trung bình 1 giờ). Mặc dù kết quả đo đạc trên đây

không loại trừ được những ảnh hưởng do các tác nhân khác như giao thông,

xây dựng, hoạt động khai thác của các mỏ … nhưng cũng phần nào phản ánh tương đối về ảnh hưởng của hoạt động đổt thải và của bãi thải đối với môi trường không khí.

- Các hệ thống suối thoát nước: suối Hà Tu, Lộ Phong, Hà Lầm, Hà

26

Làm và khu vực bãi thải Nam Lộ Phong, Chính Bắc Núi Béo. Theo kết quả

phân tích nước mặt tại 2 suối vào mùa mưa cho thấy độ pH trong phạm vi cho phép từ 6-7, hàm lượng sắt từ 2,6-3,1mg/l gấp 1,2 đến 1,5 tiêu chuẩn môi trường. Riêng cặn lơ lửng dao động từ 350-560mg/l, gấp 1,7-2,8 lần quy

chuẩn cho phép.

- Các số liệu về sạt lở, sói mòn đất đá gây bồi lấp sông suối, khu dân cư chưa được quan trắc, thu thập, tuy nhiên hàng năm các Công ty than Hà Tu và

Công ty than Núi Béo, Hà Lầm và các đơn vị liên quan vẫn thường xuyên

phải bỏ chi phí hàng chục tỷ đồng nạo vét đất đá bồi lấp các tuyến mương nêu

trên với khối lượng 50.000-70.000 m3/năm, chưa kể các chất rắn lơ lửng bị

cuốn trôi ra trầm tích xuống vịnh Hạ Long.

- Về cảnh quan, tạo ra các bãi thải cao, không có cây xanh che phủ, đất

đá sườn bãi thải trượt lở gây rất phản cảm về mỹ quan với với người dân và du khách khi đến tham quan thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 36)