Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thằng lợi. Song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước vẫn chưa hoàn thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Hội nghị Giơnevơ đã làm cho nước VNDCCH có thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ với nước ngoài. Để cụ thể hóa những nhiệm vụ chung đó, Bộ chính trị ra bản Chỉ thị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới cho Đảng bộ miền Nam (9/1954), trong đó có công tác ngoại giao và chính sách đối ngoại. Chỉ thị khẳng định: “Chính sách ngoại giao của ta là
xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau. Phương châm của chính sách ngoại giao của ta là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chức xâm lược ĐNA, củng cố hòa bình ở Đông Dương và bảo vệ hòa bình ĐNA và toàn thế giới” [5, 304].
Trên cơ sở phương châm đó, “mối quan hệ giữa VNDCCH với Pháp
cần tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điều chỉnh, tránh qúa găng để đến nỗi tan vỡ. Tranh thủ đôi bên cử đại diện đóng ở kinh thành của nhau” [5,304]. Đồng thời, nên “mở rộng quan hệ kinh tế mậu dịch với nước Pháp trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Quan hệ với nhân dân Pháp cần được tăng cường… làm cho nhân dân hai nước Việt và Pháp liên minh chặt chẽ hơn nữa, để củng cố hòa bình, thống nhất đất nước, phản đối và ngăn ngừa sự gây hấn của Mỹ và phe thân Mỹ” [5,304].
Bên cạnh đó, cần phải “tranh thủ mở rộng quan hệ với những nước
ĐNA như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện…làm cho chính phủ các nước đó đồng tình với nước VNDCCH hoặc ít nhất cũng trung lập, có thiện cảm đối với nước VNDCCH và có thái độ khinh bỉ chính quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm” [5,304].
Trong khi tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, chủ trương đối ngoại của Đảng đặc biệt chú trọng quan hệ giữa VNDCCH với hai nước Lào và Cao Miên. Trước tình hình đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ rõ âm mưu và bản chất, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, xây dựng chính quyền thực
dân mới ở miên Nam, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 7 (8/1955) chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Hội nghị khẳng định: “Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta hiện nay là đế quốc Mỹ, phái
thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất” [6,208]. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng
vẫn không thay đổi: “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng, triệt để lợi dụng
mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp, giữa phái thực dân thân Pháp - Mỹ và những phần tử thực dân chống Pháp - Mỹ. Đặc biệt, ta có thể đoàn kết bất cứ người nào ta có thể đoàn kết được, tranh thủ bất cứ người nào ta có thể tranh thủ được, trung lập bất cứ người nào ta có thể trung lập được, cốt nhằm phân hóa kẻ thù đến cao độ và cô lập chúng, đồng thời kiếm thêm nhiều bạn cả trong và ngoài nước” [6,207].
Trên cơ sở đó, Hội nghị chủ trương: “Đẩy mạnh công tác ngoại giao,
tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới” và coi đó là “một trong những công tác lớn”
[6,216]. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là: “Củng cố không
ngừng tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước DCND, thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các nước anh em trong hoạt động quốc tế và trong đấu tranh ngoại giao, giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta công nhận 5 nguyên tắc chung hòa bình, kiên quyết và bền bỉ dùng cách thương lượng để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp quốc tế, đồng thời ra sức củng cố quốc phòng để sẵn sàng đập tan mọi kế hoạch gây chiến của đế quốc Mỹ và bè lũ hiếu chiến” [6,216].
Như vậy, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hoà bình ở Đông Dương đã được lập lại. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những biến động lớn, việc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ là nhiệm vụ hàng đầu của ngoại giao Việt Nam. Nhờ kịp thời chủ động điều chỉnh
đường lối và chính sách đối ngoại một cách phù hợp, hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế của Việt Nam đã phục vụ được chiến lược cách mạng của hai miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; góp phần củng cố vị thế của Nhà nước VNDCCH trong quan hệ quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới và sự chi viện của các nước XHCN trong giai đoạn đầu của thời kỳ mới. Đó là những thành quả lớn của ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1955 – 1964.
Tuy nhiên, ngoại giao giai đoạn này còn có một số vấn đề chưa giải quyết được như: việc bình thường hoá quan hệ với Pháp, một số hiểu lầm ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt – Xô…Mặc dù vậy, những thành tựu ngoại giao đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, tạo những điều kiện thuận lợi cho xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
2.1.2.3 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trên các lĩnh vực
Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao:
Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam, ủng hộ chủ chương, đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Bởi vậy, chuyến thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của đoàn đại biểu chính phủ nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu vào trung tuần tháng 7/1955 đã thu được những kết quả tốt đẹp. Cách mạng Viêt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Liên Xô.
Sự ủng hộ của Liên Xô đối với đường lối cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian này còn được thể hiện ở các chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô. Đầu tiên vào tháng 4/1956 Micaian- Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng Liên Xô dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô tới thăm Việt Nam. Vào tháng 5/1957 tới lượt đoàn đại biểu do Chủ tịch
đoàn Xô Viết tối cao Vôrôsilôp dẫn đầu đến nước ta. Có thể nói, đây là sự cổ vũ lớn đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước và đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Phát biểu tại cuộc mít tinh chào mừng đoàn đại biểu chính phủ đầu tiên Liên Xô thăm Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhớ sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam, ca ngợi những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH, đồng thời khẳng định sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ giành được thắng lợi tuy có gặp nhiều khó khăn [24,7- 9].
Tuy nhiên, tình hữu nghị mà Liên Xô giành cho Việt Nam giai đoạn này lại không đậm đà bằng quan hệ với các nước khác. Chẳng hạn, ngày 3/2/1950 Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Inđônêxia (sau Việt Nam 3 ngày), song tháng 3/1953 Liên Xô đã cử đại sứ đi Giacacta, trong khi đó mãi tới gần 2 năm sau tức là ngày mồng 4/1/1954, Liên Xô mới cử Lavraschev - Đại sứ đầu tiên của Liên Xô tới Việt Nam. Tổng bí thư Khơrutsôp và Boulganin đã đi thăm Ấn Độ, Miến Điện và Apganistan vào tháng 12/1950 và đã 2 lần đi thăm Trung Quốc (vào tháng 8/1958 và tháng 10/1959), song không hề sang thăm Việt Nam. Đoàn đại biểu Xô Viết tối cao do chủ tịch Vôsôsilôp dẫn đầu đi thăm Inđônêxia trước rồi mới tới Việt Nam (tháng 5/1957). Trong khi cả Bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh không quân lẫn tư lệnh hải quân đi thăm Ấn Độ và Miến Điện (tháng 2/1957) song vẫn không đến Việt Nam.
Thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam xấu hẳn đi kể từ giữa năm 1963, sau khi Việt Nam công khai phát biểu một số quan điểm về các vần đề quốc tế và sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam vào tháng 5/1963. Thái độ đó được biểu hiện rõ nét trong các bức thư của TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô gửi TƯ Đảng Lao Động Việt Nam vào ngày 28/11/1963 và nhất là
lá thư ngày 6/7/1964. Bức thư đó viết: “Trong thời gian gần đây, một số
hoạt động của các đồng chí trong Đảng Lao Động Việt Nam đã làm cho chúng tôi nghi ngại và phiền lòng vì những hành động đó rõ ràng là đi ngược lại những lời tuyên bố của các đại biểu Việt Nam về tình hữu nghị Xô - Việt…một chiến dịch không thân thiết chống Liên Xô gần đây được tiến hành ngày càng rộng rãi và tích cực tại nước VNDCCH…trong các hội nghị bí mật của Đảng và trong nhân dân đã phổ biến rộng rãi đủ điều bịa đặt nhằm reo rắc sự hoài nghi đối với đất nước của Lênin, khêu lên tình cảm không tốt đẹp đối với đất nước của Lênin… phải chăng những điều kiện đang kể trên…đang gây thiệt hại lớn lao cho mối tình hữu nghị Việt – Xô…chúng tôi mong muốn một cách chính đáng rằng hữu nghị thì phải được đáp lại bằng hữu nghị”. [21,242]
Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân ở miền Nam Việt Nam, thái độ của Liên Xô cũng có những biểu hiện tiêu cực. Giống như giai đoạn trước, Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng phương pháp hòa bình, không muốn Việt Nam phát động cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam, chỉ muốnViệt Nam tập trung sức lực để xây dựng CNXH ở miền Bắc và bằng cách đó tác động vào diễn biến của tình hình miền Nam. Vì vậy, ngày 25/2/1963, TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã khuyên Việt Nam nên lợi dụng chính quyền Kennedy về thương lượng nhằm “trung lập hóa” Việt Nam để phục vụ cho việc củng cố vị trí của nước VNDCCH, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam, đồng thời giúp thủ tiêu lò lửa căng thẳng ở Đông Nam Á. Với lập trường như vậy, Liên Xô viện trợ rất ít vũ khí cho cuộc đấu tranh quân sự ở miền Nam. Tháng 9/1962, khi đồng chí Văn Tiến Dũng sang Liên Xô đề nghị tăng cường viện trợ quân sự, Liên Xô chỉ nhận giúp với số lượng rất ít. Ngày 28/1/1963, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội Tovmasyan đã
được TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô ủy nhiệm đến gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh sẽ chỉ viện trợ kinh tế cho miền Nam. Liên Xô đón tiếp một cách lạnh nhạt các đại diện của Mặt trận DTGPMNVN. Liên Xô cũng phản ứng yếu ớt trước việc Mỹ dùng không quân tấn công miền Bắc ngày 5/8 và 18/9/1964. Đặc biệt, Liên Xô đã tìm cách thoái thác nghĩa vụ đồng chủ tịch cả hai Hội nghị Giơnevơ về Lào và Đông Dương. Điều này thể hiện trong thư của Bộ ngoại giao Liên Xô ngày 27/7 và 17/8/1964. Hơn thế nữa, Liên Xô còn thỏa hiệp với Mỹ về vấn đề Lào trên cơ sở ngừng bắn, lập chính phủ liên hiệp đứng đầu là Phouma. Sở dĩ, Liên Xô muốn hợp tác với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Lào là để đánh đổi lấy việc Mỹ chấp nhận sự kiện “bức tường Berlin” được dựng lên vào ngày 13/8/1961.
Chính trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô – Trung và nhân tố Trung Quốc trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ Việt – Xô. Điều này được biểu hiện rõ rệt qua những hành động và thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam. Trong thời gian từ 1960 – 1964, TƯ Đảng Lao Động Việt Nam đã nhận được khoảng 13 lá thư và các thông báo của Ban chấp hành TƯ và Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Phần lớn những bức thư và thông báo này đều đề cập đến sự bất đồng Xô – Trung, đề nghị hội đàm hai Đảng Việt – Xô, phàn nàn lãnh đạo Đảng và báo chí Việt Nam phê phán lập trường của Đảng Cộng sản Liên Xô, phê phán Việt Nam có thái độ không thân thiện với chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. Các chuyến thăm của Liên Xô đến Việt Nam do Pônômarinốp, Bí thư TƯ Đảng dẫn đầu vào tháng 2/1962 và đoàn do Andrôpôp, Bí thư TƯ Đảng dẫn đầu vào tháng 1/1963 đều nhằm lôi kéo, tranh thủ Việt Nam. Trong lá thư gửi TƯ Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6/7/1964, TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã đề nghị TƯ Đảng Lao Động Việt Nam “thay đổi lập trường”.
Về phần mình, Việt Nam luôn trân trọng những sự giúp đỡ mà Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô giành cho trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời không ngừng phấn đấu để bảo vệ Đảng Cộng sản Liên Xô, bảo vệ tình hữu nghị giữa hai nước để tranh thủ tới mức tối đa sự hợp tác có hiệu quả giữa hai bên. Mặt khác, Việt Nam kiên quyết đấu tranh về quan điểm của ban lãnh đạo Khơrutsôp, chống lại chủ nghĩa xét lại hiện đại, cố gắng hàn gắn mâu thuẫn giữa các nước XHCN, trong phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế, tuyệt đối không bị lôi kéo vào quỹ đạo Xô - Mỹ, Xô – Trung.
Xuất phát từ mục đích trên, trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1964, có 10 đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam sang thăm và làm việc với Liên Xô.
Như vậy là, trong bối cảnh mâu thuẫn Xô – Trung bộc lộ công khai, Liên Xô quan tâm nhiều hơn đến việc tranh thủ các nước lớn khác trong khu vực như Inđônêxia, Ấn Độ, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Xô đã không cắt quan hệ với Việt Nam như đã làm với Albani và Trung Quốc vì vị thế của Việt Nam trong ván bài với Mỹ. Nhưng có thể nói, quan hệ Việt – Xô trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 1955 - 1964 không được bằng phẳng. Nguyên nhân là do đường lối cách mạng Việt Nam đã không đáp ứng được những đòi hỏi mà chính sách hòa hoãn của Liên Xô dưới thời của Bí thư thứ nhất Khơrutsôp yêu cầu. Vì vậy, nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hai nước trên các lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trên lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại:
Về phát triển kinh tế, Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 - 1957 và kế hoạch 5 năm phát triển văn hoá 1958 - 1960. Theo Hiệp định ký ngày 18/7/1955, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 40 triệu rúp để khôi phục 146 xí nghiệp, công trình công nghiệp thuộc các nghành cơ khí, than, điện lực và công nghiệp nhẹ.
Tháng 3/1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên. Ngoài ra, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 550 triệu rúp để mua trang thiết bị máy móc và giúp Việt Nam xây dựng một số