Quan hệ Việt Nam Liên Xô trên các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1950 1975 theo đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam (Trang 34 - 41)

 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trên lĩnh vực chính trị:

Sau Cách mạng Tháng Tám, cách mạng Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Đất nước bị cô lập là một vấn đề rất đáng lo ngại lúc bấy giờ. Không có một nước nào công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tình trạng này kéo dài đến tận đầu năm 1950. Trong khi đó, đến cuối năm 1949, đầu năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bắt đầu bước sang giai đoạn hoàn toàn mới: phản công. Tình hình này yêu cầu một sự viện trợ lớn về vũ khí để quân đội Việt Minh có thể đối đầu với quân đội Pháp trên các chiến trường lớn. Trước yêu cầu mới của cách mạng, với tinh thần chủ động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc hành trình bí mật sang Matxcơva sau khi đã thăm Trung Quốc vào ngày 3/2/1950. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt – Xô. Vì trong cuộc gặp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp những nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Xô như Stalin, Môlôtôp, Khơrutsôp…Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo về tình hình cách mạng Việt Nam, đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương để Liên Xô hiểu rõ nội tình cách mạng Việt Nam. Sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày xong, đồng chí Xtalin nói: “Trước kia do nhiều nguồn

tin chưa chính xác nên lãnh đạo Liên Xô chưa hiểu tình hình Việt Nam, nay Liên Xô đồng tình với đường lối của ĐCSVN, sẽ cùng với các nước XHCN công nhận VNDCCH và tích cực viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến và đào tạo cán bộ cho xây dựng hòa bình, Liên Xô sẽ phối hợp với Trung Quốc về vấn đề viện trợ” [21,121]. Chuyến đi này thực sự là dịp để

quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ Việt – Xô, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1954, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực nhằm

củng cố tình hữu nghị Việt – Xô, củng cố vai trò lãnh đạo của Liên Xô đối với phong trào đấu tranh vì hòa bình thế giới.

Do đó, vào tháng 10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva dự đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đại hội, Người đã bày tỏ tình đoàn kết gắn bó của Đảng và nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô. Qua bản tham luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Liên Xô và bạn bè quốc tế có dịp hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Cũng trong năm 1952, một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước diễn ra, đó là việc thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva (4/1952) do Nguyễn Lương Bằng làm đại sứ quán đầu tiên. Sự kiện này không chỉ khẳng định sự trưởng thành của quan hệ Việt – Xô, mà qua đó chính phủ Liên Xô còn mở một “cửa số nhìn ra thế giới và Châu Âu” cho Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với thế giới, trước hết là với Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

Trên diễn đàn khác, Việt Nam luôn đứng về phía Liên Xô đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Kể từ năm 1950, cùng với Liên Xô, Việt Nam tích cực tham gia nhiều hoạt động quốc tế bảo vệ hòa bình như Đại hội hòa bình thế giới ở Viên (11/1951), Hội nghị Châu Á – Thái Bình Dương vì hòa bình tổ chức ở Bắc Kinh (10/1952)...

Kể từ sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại nguyên soái Stalin (3/2/1950), Liên Xô đã chủ động phối hợp với Việt Nam và các nước DCND để tuyên truyền và từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với tư cách là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tháng 2/1952 tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an, đại diện Chính phủ Liên Xô đã kiến nghị xét đơn và kết nạp Chính phủ VNDCCH

vào Liên Hợp Quốc. Mặc dù đề nghị của Liên Xô bị Anh, Pháp, Mỹ phản đối và phủ quyết song trong lập trường của Liên Xô vẫn luôn khẳng định VNDCCH là đại biểu duy nhất và hợp pháp của nhân dân Việt Nam.

Với tư cách là trụ cột của phe XHCN, Liên Xô còn có trách nhiệm giúp đỡ các phong trào cách mạng trên thế giới, đồng thời củng cố ảnh hưởng cuả mình ở các khu vực. Trên tinh thần đó, Đại hội lần thứ XIX ĐCSLX (10/1952) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ lẫn nhau giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng phái vô sản khác trên thế giới. Đây là cơ sở để mối quan hệ Việt – Xô tiếp tục phát triển.

Song từ năm 1953, vì lợi ích chiến lược của mình, Liên Xô bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu tình hình căng thẳng. Theo đó, Liên Xô đã nhận lời mời với Anh - Pháp điều đình với chính phủ Triều Tiên giải quyết vấn đề tù binh, chiến tranh và ngoại kiều trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng hai miền Triều Tiên. Kết cục chiến tranh Triều Tiên đã mở ra xu hướng mới cho việc giải quyết vấn đề xung đột vũ trang ở Đông Dương bằng một giải pháp hòa bình, bằng thương lượng giữa các nước lớn và các dân tộc bị xâm chiếm. Vì vậy, ngày 4/8/1953 Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập Hội nghị 5 nước lớn: Liên Xô - Pháp - Anh - Mỹ và Trung Quốc để tìm cách làm giảm bớt tình hình căng thẳng ở Viễn Đông và Đông Dương.

Việc Liên Xô chủ động đề nghị họp Hội nghị Giơnevơ trong lúc ở Việt Nam tình hình chiến sự đang trên đà tiến mạnh có lợi cho cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta quyết tâm đánh quỵ Pháp rồi mới đàm phán để tránh trường hợp đất nước bị chia cắt như ở Triều Tiên.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm có nguy cơ Mỹ trực tiếp thay thế Pháp can thiệp, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Vì vậy, đề nghị của Liên Xô là phù hợp với chủ trương hòa dịu tránh đụng đầu với Mỹ của ta tại

thời điểm này. Với chính sự nỗ lực của nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc, ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết bất chấp sự phản đối cuả Mỹ.

Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi lớn không chỉ với riêng Việt Nam mà còn của lực lượng dân chủ thế giới, của chính sách hòa bình của Liên Xô như Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc: “Chính sách bảo vệ hòa

bình thế giới và những cố gắng của Liên Xô tại Hội nghị Giơnevơ đã giúp nhân dân Việt Nam lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” [5,62]. Điều này tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho cách

mạng Việt Nam, buộc các nước đế quốc phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Nó mang lại hòa bình cho cho miền Bắc Việt Nam tiến lên CNXH, tạo điều kiện để xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ sau này.

Với Liên Xô, có nền hòa bình thì chiến lược ổn định vùng Viễn Đông của họ mới thực hiện được. Qua đó, Liên Xô mới có điều kiện tập trung cho khu vực Đông Âu, nơi sống còn của chế độ Xô Viết. Như vậy, ý nguyện mà Liên Xô đặt ra khi đến với hội nghị đã được thực hiện.

Tuy vậy, Hiệp định Giơnevơ vẫn có chỗ hạn chế: “Một sự đồng ý

ngẫm giữa các bên thương lượng” không có ký kết nên đã tạo ra khe hở cho

Mỹ nhảy vào Đông Dương [16,449-450].

Nhưng có thể nói, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước thời gian này đã rất thuận lợi cho các mối quan hệ trên những lĩnh vực khác.  Quan hệ Việt Xô trong vấn đề viện trợ quân sự:

Sau khi hai nước thiết lập mối quan hệ với nhau, thực hiện lời hứa trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Stalin (3/1950), Liên Xô bắt đầu viện trợ những khoản vật chất quan trọng đầu tiên cho Việt Nam bao

gồm: pháo cao xạ 37 ly, một số xe vận tải môtôrôla và thuốc quân y [11,412]. Những mặt hàng này được chuyển qua Trung Quốc, cùng hàng Trung Quốc đến với cách mạng Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của phía Việt Nam, từ tháng 5/1950 đến tháng 6/1954, Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế, với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước DCND khác. Trong đó, phần lớn số hàng viện trợ này là của Liên Xô [15,19].

Theo tính toán của các nhà quân sự Việt Nam, riêng về mặt vật chất, toàn bộ số viện trợ vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và các nước DCND khác, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số vật chất mà bộ đội chủ lực Việt Nam sử dụng ở chiến trường Bắc Bộ những năm 1950 - 1954 [23,42]. Song, ý nghĩa to lớn của nguồn viện trợ này ở chỗ, nhờ đó sức mạnh của các lực lượng vũ trang được phát triển, góp phần vào thắng lợi quan trọng của chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc (1952), chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ (5/1954).

Hơn nữa, nguồn viện trợ này là những viện trợ không hoàn lại và thường vượt mực Việt Nam đề nghị. Điều đặc biệt có ý nghĩa là trong số những mặt hàng quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam hầu hết là những mặt hàng chiến lược có tính dã chiến tiến công cao, uy lực mạnh như: xe vận tải môtôrôla, tiểu liên K50, pháo cao xạ 37 ly, nhất là hoả tiễn H6. Đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam được dùng vũ khí Cauchiusa - một vũ khí nổi tiếng tạo khả năng cơ động mạnh, tiến công nhanh cho quân đội Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ. Việc sử dụng Cachiusa đã gây tâm lí hoang mang, hoảng sợ trong quân đội Pháp: “Những tên lính lê dương trong đó có không ít những tên Đức đã tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô của phát xít Hitle đã phải kêu lên “Hoả lực Stalingrat” và “chúng vứt vũ khí để lăn

xuống chiến hào” [19, 350]. Điều đó, đã góp phần làm cho chiến dịch Điện

Biên Phủ nhanh chóng kết thúc thắng lợi.

Như vậy, những khoản vật chất đầu tiên của Liên Xô đã đến với Việt Nam tuy chưa phải là lớn (vì thời gian này, Việt Nam chủ yếu nhận viện trợ từ phía Trung Quốc) nhưng đã mang lại ý nghĩa không nhỏ cho cách mạng Việt Nam, góp phần đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và lập lại hoà bình ở miền Bắc.

 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo và văn

hoá – xã hội:

Cùng với những khoản viện trợ vật chất, Liên Xô cũng chú trọng tới việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt giúp Việt Nam xây dựng, khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Theo nguồn tài liệu ở Việt Nam thống kê cho biết: Năm 1951, có 21 sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh Việt Nam học tập tại Matxcơva [26;132]. Nhưng năm 1953, số sinh viên học tập tại Liên Xô đã tăng lên là 49 người. Đến năm 1954, Liên Xô đã nhận 200 sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học và cao đẳng. Số học sinh này được phân học theo nhóm nghành: Nông học, y học, kinh tế, tài chính, công nghiệp, điện lực, thuỷ lợi, khoáng nghiệp, cầu đường, chế tạo máy [8;1-11]. Đây chính là lớp sinh viên thứ hai sau lớp sinh viên đầu tiên học ở trường Đại học Phương Đông Matxcơva được Liên Xô đào tạo trên tinh thần quốc tế. Những sinh viên này khi trở về nước đã trở thành lực lượng nòng cốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Đồng thời, từ năm 1950, Liên Xô cũng ra sức tuyên truyền, cổ vũ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh Matxcơva (buổi tiếng Việt), các báo lớn như báo Sự Thật, Tin Tức, Lao Động, các báo của quân đội và hải quân Xô

Viết như Sao Đỏ, Hải Quân Đỏ... Nhiều tác giả Xô Viết còn sáng tác và in thành sách nhằm tuyên truyền cho cuộc kháng chiến của Việt Nam như: “Những ngưòi Xô Viết chúng tôi”, “Thép đã tôi thế đấy”…Tiếp cận với những tác phẩm văn học Xô Viết, độc giả Việt Nam gặp được hình ảnh những người Xô Viết dũng cảm, anh hùng. Nó tác động Mạnh mẽ tới trái tim người Việt Nam và là tấm gương sáng trong việc giáo dục lòng yêu nước cho độc giả Việt Nam. Hơn nữa, những ảnh hưởng về mặt nội dung và phong cách nghệ thuật ở các nhà văn Xô Viết chính là nguồn “dinh dưỡng” mới góp phần vào việc bồi dưỡng lớp nhà văn mới ở Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Khẳng định điều này, hãy nghe lời bộc bạch của một số nhà văn. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng Viết: “Những sách ấy của nước bạn

dạy cho chúng tôi phải sống và chiến đấu như thế nào, gợi cho chúng tôi phải viết về đồng bào và chiến sĩ đất nước mình ra sao” [41; 80-81].

Một khía cạnh khác trong việc hợp tác văn hoá giữa hai nước là mối quan hệ giao lưu trên lĩnh vực điện ảnh và nghệ thuật. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, hai nhà điện ảnh người Nga Kamen và I Buagimov là người đã quay các thước phim lịch sử đầu tiên về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó, thế giới mới biết và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thông qua hoạt động điện ảnh nước bạn đã góp phần đặt nền tảng cho nghành điện ảnh của Việt Nam ra đời.

Về phía Việt Nam, năm 1951 trong dịp đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới, đoàn văn công Việt Nam đã dừng lại biểu diễn ở Liên Xô, mang tới khán giả Liên Xô thưởng thức những vở chèo, tuồng, những điệu múa truyền thống của Việt Nam. Những tiết mục này đã được nhân dân Liên Xô hoan nghênh và ca ngợi. Đây là khoảng thời gian mà sự hợp tác giữa các tổ chức quần chúng xã hội của hai nước đã mang lại những

kết quả nhất định. Theo sáng kiến của những người cộng sản, ngày 23/6/1950 Hội hữu nghị Việt - Xô được thành lập do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch đầu tiên. Ngay sau khi thành lập, Hội đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam hưởng ứng, nên trong thời gian ngắn cơ sở hội đã được xây dựng ở nhiều nơi.

Theo sáng kiến của Hội hữu nghị Việt - Xô, vào đầu năm 1954 ở Việt Nam đã tổ chức tháng hữu nghị Việt - Xô nhân kỷ niệm bốn năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đây là dịp nhân dân Việt Nam làm quen và tìm hiểu về cuộc sống lao động của nhân dân Liên Xô qua những bộ phim, những con tem được phát hành, những bài diễn thuyết, những bài báo, tạp chí...

Như vậy, quan hệ Việt - Xô thời gian này phát triển theo hướng tốt. Về cơ bản, những lợi ích chiến lược của Liên Xô phù hợp với diễn biến cách mạng ở Việt Nam, mà kết quả là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và lập lại hoà bình trên cơ sở ký kết thành công hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên, Hiệp định Giơnevơ chưa phải đã phản ánh đầy đủ những thắng lợi mà Việt Nam đã đạt được trên chiến trường. Và sự giúp đỡ của Liên Xô đối với một nước dân chủ nhân dân - là đồng minh của Liên Xô còn rất khiêm tốn. Điều này được giải thích bởi hai nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, Liên Xô

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1950 1975 theo đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)