2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử
Bối cảnh quốc tế ngày càng có những diễn biến mới trong đó nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Việt - Xô.
Hệ thống các nước XHCN tiếp tục được củng cố với nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. Liên Xô với tư cách đứng đầu một hệ thống đã đạt được những thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vưc, đặc biệt là kinh tế, quốc phòng. Năm 1973, Liên Xô đã phóng thành công tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân - đánh dấu thế cân bằng vị thế chiến lược. Đây là một lợi thế giúp Liên Xô kiềm chế Mỹ, ngăn chặn chính sách xâm lược “dựa trên sức
mạnh của thế lực đế quốc”.
Phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các khu vực Á, Phi và Mỹ La Tinh làm cho chủ nghĩa thực dân mới lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Đây là giai đoạn mâu thuẫn Xô - Trung trở thành thù địch, đỉnh cao của mâu thuẫn này là cuộc đụng độ quân sự giữa hai bên trên sông Utsxari gây thiệt hại nặng cho cả hai phía. Mâu thuẫn này đã gây chia rẽ trong hệ thống các nước XHCN, trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.
Đó là những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có tác động mạnh mẽ tới quan hệ Việt - Xô.
Trong khi đó cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Có thể nói, đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là các lực lượng đế quốc và phản động quốc tế do Mỹ đứng đầu và một bên là các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội mà nhân dân Việt Nam là người đại diện. Lúc này, vấn đề Việt Nam thực sự trở thành trung tâm chính trị quốc tế có liên quan trực tiếp tới lợi ích của Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc.
Trong lúc Mỹ ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, các nước tư bản khác đã tranh thủ các thành tựu của khoa học kỹ thuật trong những năm 60 đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh chưa từng có. Dần dần đã hình thành ba trung tâm công nghiệp lớn về kinh tế - tài chính: Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản. Đây là sự thay đổi lớn dẫn tới so sánh tương quan lực lượng bất lợi cho Mỹ. Do chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã phải tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ gần một ngàn tỉ đôla. Hơn nữa, Mỹ lại bị cả nhân loại tiến bộ lên án. Phong trào chống chiến tranh phát triển mạnh mẽ chưa từng có ngay trong lòng nước Mỹ. Bởi vậy, Mỹ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp thương lượng với Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước này ép Việt Nam chấp nhận những điều kiện của Mỹ.
Đối với Trung Quốc, từ những năm 1960 Mao Trạch Đông đã nhận định: “Mối nguy hiểm và kẻ thù số một của Trung Quốc không phải là Mỹ
mà chính là Liên Xô” [19,3- 4]. Tuy vị trí của Liên Xô ở Việt Nam cho đến
những năm 60 vẫn thua kém Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn luôn đề phòng việc Liên Xô “độc chiếm” Việt Nam sẽ trở thành hiểm hoạ đối với Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc cũng muốn dùng Việt Nam để mặc cả với Mỹ những vấn đề quốc tế.
Là những nhà hoạt động chính trị nhạy bén với thời cuộc, Ban lãnh đạo Liên Xô nhận thấy không thể tiếp tục chính sách hoà hoãn bằng mọi giá. Vì như vậy sẽ làm phương hại tới lợi ích chiến lược của Liên Xô. Sau khi Khơrutsôp bị loại bỏ vào cuối năm 1964, Ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã trở lại lập trường cách mạng đúng đắn, dựa trên nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đại hội lần thứ XXIII (1966 ) cuả ĐCSLX, một mặt vẫn khẳng định đường lối hoà dịu quốc tế, mặt khác đã có những uốn nắn về những lệch lạc quá mức của Khơrutsôp nhất là trong mối quan hệ với Việt Nam, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến “thế” và “lực” của Liên Xô trên trường quốc tế.
Từ ý nghĩa trên, kể từ năm 1965, Liên Xô đã giành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn và toàn diện, mối quan hệ Việt - Xô bước vào giai đoạn phát triển mới về chất.
2.2.2 Chủ trƣơng của Đảng về đối ngoại
Do đặc điểm của thời đại, Mỹ dùng ngoại giao để khắc phục chỗ yếu về chính trị. Mỹ đặt ngoại giao thành một bộ phận của chiến lược chiến tranh. Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày đầu chiến tranh, Giônxơn nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải ta nắm
lực quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hòa bình”. Chính vì vậy suốt
cuộc chiến tranh, Mỹ đều dùng ngoại giao và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mỹ ở chiến trường.
Tính chất thời đại và đặc điểm cuộc chiến như đã nói trên quyết định vai trò và nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam. Do đó, các Nghị quyết Trung ương 12, 13 (1965) đề ra phương hướng ngoại giao phục vụ đấu tranh quân sự và chính trị. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 12 nêu rõ: “Trong quá
đồng thời áp dụng sách lược đấu tranh chính trị - ngoại giao khôn khéo để phối hợp với đấu tranh quân sự, chủ động tiến công địch, nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình nhằm tranh thủ rộng rãi dư luận thế giới và cô lập hơn nữa đế quốc Mỹ”[20]. Do đó, Đảng ta cho rằng ngoại giao Việt Nam thời kỳ này phải thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản là:
Thứ nhất là, Giương cao ngọn cờ dân tộc và thiện chí hòa bình, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của thế giới, cô lập Mỹ trên trường quốc tế.
Để che đậy bản chất phi nghĩa và tính chất tàn bạo của các hành động chiến tranh, Mỹ ráo riết tung ra nhiều thủ đoạn ngoại giao: Ra sách trắng đổ lỗi cho Việt Nam dân chủ cộng hoà; thông báo cho Liên hợp quốc rằng Mỹ sẵn sàng rút hết các đơn vị quân sự của họ trong trường hợp “Bắc Việt Nam
chấm dứt xâm lược Nam Việt Nam”. Ngày 7/4/1965, Tổng thống Giônxơn
đọc diễn văn tố cáo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tấn công một quốc gia độc lập (Nam Việt Nam) và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ tự do cho đồng minh của mình. Giônxơn tung ra hai đòi hỏi mà phía Mỹ kiên trì theo đuổi suốt mấy năm: “Hai bên đi vào đàm phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút
quân”. Do đó, Mỹ ráo riết mở liên tiếp nhiều chiến dịch hòa bình xoáy vào
hai đòi hỏi này.
Chống lại các thủ đoạn và luận điệu ngoại giao nham hiểm của Mỹ, ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phối hợp với ngoại giao của Mặt trận Dân tộc giải phóng tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế nhằm hai hướng chính: Đề cao chính nghĩa dân tộc, nêu cao quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết đánh và quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ; tập trung mũi nhọn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, lên án các hành động leo thang chiến tranh và các tội ác của
Mỹ trên cả hai miền, mạnh mẽ bác bỏ các luận điệu dối trá của Mỹ - “đàm
phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút quân”.
Tất cả những nỗ lực đó đã đem lại thắng lợi to lớn, tạo chuyển biến rõ rệt trong dư luận quốc tế, giáng một đòn chí mạng vào các thủ đoạn ngoại giao lắt léo của Mỹ, đẩy Mỹ vào thế cô lập. Tiêu biểu là các nước thế giới thứ Ba: Buổi đầu, một số nước còn tỏ ra dè dặt, có nước đề nghị Việt Nam nên nhận đàm phán không điều kiện với Mỹ... thì nay đa số các nước đều lên án cuộc chiến tranh của Mỹ, có nước còn đi xa hơn, đòi Mỹ công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng, đòi Mỹ rút quân. Biểu hiện nổi bật nhất là trong số 60 nước liên minh với Mỹ hoặc nhận viện trợ của Mỹ thì đến cuối năm 1966, chỉ còn hơn 10 nước đứng về phía Mỹ. Trận thắng lớn đầu tiên của ngoại giao ta!
Thứ hai là, Đưa ra khẩu hiệu đấu tranh mới - Đòn tấn công mạnh - Kéo Mỹ xuống thang từng bước.
Từ cuối năm 1966 đầu năm 1967, tình hình có những nét mới. Trên chiến trường miền Nam, ta đã chế ngự được quân Mỹ, bước đầu đánh bại hai cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ. Quân dân miền Bắc đã làm thất bại một bước cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Đến cuối năm 1966, miền Bắc đã bắn rơi 1.620 máy bay Mỹ, làm cho vị thế của nước ta trên trường quốc tế cũng được nâng cao.
Trên đà thắng lợi của hai miền, Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương xác định: “Trước mắt, khẩu hiệu của ta là đòi Mỹ chấm
dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”[20].
Để tăng sức mạnh tấn công, ngày 27/1/1967, Trung ương chủ trương cho đưa ra khẩu hiệu sách lược: “Chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm dứt không điều
kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thì Việt Nam dân chủ cộng hoà với Mỹ mới thể nói chuyện được”[20].
Đây là một đòn tấn công ngoại giao lớn tác động rất mạnh. Suốt hai năm, Mỹ đòi đàm phán không điều kiện. Ta đều bác bỏ, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện nhưng với điều kiện Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc. Tuyên bố này vừa tỏ rõ thiện chí, vừa phù hợp với đạo lý nên nó trở thành "quả bom" ngoại giao được dư luận thế giới hưởng ứng và ủng hộ mạnh mẽ...
Trước sức ép của dư luận, đặc biệt là phong trào nhân dân Mỹ, ngày 29/9/1967, trong diễn văn đọc tại San Antôniô, Tổng thống Giônxơn phải công khai tuyên bố: “Mỹ sẵn sàng ngừng ngay việc bắn phá miền Bắc Việt
Nam bằng máy bay và tàu chiến Mỹ khi việc làm này dẫn tới cuộc thảo luận có kết quả và không bị lợi dụng”. Rõ ràng tuyên bố này là một bước lùi của
Mỹ, có phần mềm dẻo hơn các tuyên bố trước đây. Nó còn chứng tỏ Mỹ đã phải thừa nhận “quyền” của nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ lập trường “ngừng ném bom có điều kiện” và “có đi có
lại”.
Thế là sau tuyên bố 27/1/1967, thế trận ngoại giao thay đổi hẳn. Mỹ phải chống đỡ với sức ép từ nhiều phía. Ngoại giao ta đã hỗ trợ mạnh mẽ cho chiến trường để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Mậu Thân năm 1968. Phía Mỹ cũng đã thấy “khó thắng và có thể thua” và từ mùa thu 1967, Mỹ đã phải tính tới con đường ra khỏi chiến tranh chứ không phải sau đòn Tết Mậu Thân Mỹ mới tính tới đàm phán.
Mỹ đang chần chừ thì đòn Tết Mậu Thân nổ ra (31/1/1968). Trong cuộc tổng tiến công này, quân dân ta giành thắng lợi to lớn trên hai mặt trận: quân sự và chính trị làm cho Báo chí và dư luận Mỹ đồng loạt đòi đi vào đàm phán.
Ngày 31/3/1968, Tổng thống Giônxơn tuyên bố đơn phương chấm dứt ném bom miền Bắc và sẵn sàng cử đại diện thảo luận biện pháp chấm dứt chiến tranh. Cùng dịp này, Giônxơn tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ mới. Tuyên bố của Giônxơn đánh dấu sự thừa nhận thất bại trong chiến tranh, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, thăm dò giải pháp hòa bình. Cuộc đàm phán song phương Việt Nam dân chủ cộng hoà - Hoa Kỳ bắt đầu ngày 13/5/1968. Suốt 4 - 5 tháng, ta vận dụng đàm phán để hỗ trợ chiến trường, lên án và tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ, tranh thủ dư luận quốc tế và dư luận Mỹ. Ta kiên trì đòi Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc mới nói chuyện về các vấn đề khác. Ta mạnh mẽ bác bỏ các điều kiện do Mỹ đưa ra như khôi phục khu phi quân sự, không bắn vào các thành phố lớn, chấm dứt xâm nhập và tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam...Và đến ngày 31/10/1968, Tổng thống Giônxơn tuyên bố chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc. Cả thế giới cùng chia vui với nhân dân ta trước thắng lợi này.
Như vậy là, từ đầu năm 1967, với thế tấn công mạnh, ngoại giao đã phối hợp và phát huy thắng lợi quân sự, vận dụng phương thức "vừa đánh
vừa đàm" đã góp phần hoàn thành việc kéo Mỹ xuống thang trên chiến
Thứ ba là, Góp phần phá “Việt Nam hóa chiến tranh” - Kéo Mỹ xuống thang trên chiến trường chính - Tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ quốc tế.
Sau năm 1968, ta bước vào giai đoạn đấu tranh mới với một tình hình khá phức tạp. Níchxơn thay Giônxơn với một chính sách hiếu chiến, hung hăng. Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, xây dựng quân Sài Gòn mạnh để thay dần quân Mỹ, làm suy yếu và cô lập cách mạng miền Nam, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc hòng cùng hai nước đồng minh của ta dàn xếp vấn đề Việt Nam.
Về phía ta, sau các đợt tổng tiến công năm 1968, lực lượng của ta bị suy yếu, địch phản kích ác liệt, vùng giải phóng bị thu hẹp, không còn địa bàn đứng chân, các sư đoàn chủ lực miền Nam phải dạt ra ngoài, “lực lượng
trên chiến trường thay đổi, địch ưu thế hơn ta, từ thế bị động nay địch giành lại thế chủ động”.
Thấy rõ cuộc chiến chống Mỹ sẽ còn lâu dài và gian khó. Từ đầu năm 1969, Bộ Chính trị đề ra cho ngoại giao Việt Nam nhiệm vụ hàng đầu là làm
pháp sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” - Kéo Mỹ xuống thang trên chiến trường chính.
Kết hợp diễn đàn Hội nghị bốn với diễn đàn công khai cuối năm 1970 và giữa năm 1971, ta có những cuộc gặp riêng với phía Mỹ (Lê Đức Thọ, Xuân Thủy với Kítxinhgiơ) nhằm thăm dò và góp phần làm cho phía Mỹ “chập chững” thêm.
Ba năm đấu tranh quyết liệt, dưới sự chỉ đạo của Đảng, ngoại giao đã góp phần hỗ trợ chiến trường, củng cố, bồi bổ lực lượng, ép Mỹ đơn phương
rút dần quân: rút 300.000 quân (giữa 1971); đến cuối năm 1971: 400.000 quân. Một số nước đồng minh của Mỹ cũng rút quân tham chiến với Mỹ khỏi miền Nam như Ôxtrâylia, Niudilân, Philíppin. Việc Mỹ đơn phương rút một số lớn quân đội tạo một lợi thế lớn cho ta về so sánh lực lượng và thế trận. Yêu cầu “kéo Mỹ xuống thang trên chiến trường chính” đã được thực hiện thành công một bước quan trọng.
Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế - Mặt trận nhân dân thế giới:
Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ được hình thành từ sớm. Phong trào nhân dân thế giới trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu tác động mạnh mẽ đến nền chính trị các nước, tạo nên một sức ép căng thẳng đối với chính quyền Mỹ. Chưa bao giờ trên thế giới có một phong trào ủng hộ sự nghiệp một dân tộc lại có quy mô to lớn, hình thức phong phú và tác động rất hiệu quả như phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Thúc đẩy phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh:
Phong trào nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã dấy lên mạnh mẽ từ thời Giônxơn. Các đề nghị hòa bình của phía Việt Nam tại bàn đàm phán, các cuộc tiếp xúc rộng rãi giữa đại diện Việt