2.1.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1954 2.1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới:
Thời gian này, sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ ngày càng trở nên gay gắt. Chiến tranh lạnh lên đến đỉnh điểm được đánh dấu bằng chiến tranh cục bộ Triều Tiên (1950 - 1953) và hàng loạt những sự kiện quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Cùng với việc củng cố địa vị của mình ở Tây Âu và những khu vực khác, Mỹ đã xác lập những căn cứ và liên minh quân sự bao quanh Châu Á - Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản đang phát triển ở Châu Á. Năm 1951, Mỹ ký Hiệp ước an ninh với Philippin, lập khối liên minh quân sự ANZUS gồm Mỹ, Niudilân và Ôxtrâylia. Trong những năm 1952, 1953 và 1954, Mỹ tiếp tục ký Hiệp ước phòng thủ chung với Nam Triều Tiên, Đài Loan và thành lập khối liên minh quân sự SEATO ở ĐNA. Ngoài ra, Mỹ còn thành lập các căn cứ quân sự ở Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Pakistan…
Đây cũng là khoảng thời gian Liên Xô có nhu cầu bức thiết là vừa phải củng cố nội lực, vừa phải củng cố an ninh quốc phòng cho các đồng minh Châu Âu để đảm bảo an ninh vành đai phía Tây - lợi ích sống còn của Liên Xô. Tuy nhiên, trước việc Mỹ mở rộng vị trí của mình ở khu vực Châu Á, Liên Xô buộc phải cân nhắc, nhất là những diễn biến của phong trào
Tình hình Việt Nam:
Kể từ sau chiến thắng Biên Giới (10/1950), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn mới với liên tiếp những thắng lợi trên chiến trường. Năm 1952 ta có chiến thắng Hòa Bình và chiến thắng Tấy Bắc. Năm 1953 – 1954 ta thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân. Và cuối cùng, đến tháng 5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu thắng lợi quyết định trên chiến trường quân sự. Ngoài ra, nhân dân Campuchia và Lào cũng đã giành được những thắng lợi to lớn. Sự thất bại của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương làm cho kế hoạch của đế quốc Mỹ muốn lợi dụng người Pháp để ngăn chặn sự “xâm lấn” của Chủ nghĩa Cộng sản xuống Đông Nam Á cũng đổ bể. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ buộc phải thực hiện chính sách “lấp chỗ trống” tại Việt Nam. Việt Nam và Đông Dương trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế, nơi đối đầu Đông – Tây
Đây là khoảng thời gian, quan hệ Liên Xô – Trung Quốc hòa thuận. Trung Quốc đang bước vào thời kỳ củng cố và xây dựng đất nước với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Ngày 14/2/1950, Liên Xô và Trung Quốc ký Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ. Như vậy, quan hệ tốt với Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô giúp đỡ cách mạng Việt Nam và ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, khi “chiến tranh
lạnh” lên đến đỉnh điểm, xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các đế quốc để giải
quyết những vấn đề quốc tế. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao bốn cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp tại Beclin (1/1954) đã đưa ra những biện pháp làm dịu tình hình quốc tế và triệu tập hội nghị năm nước lớn với sự tham gia của CHND Trung Hoa để giải quyết hàng loạt vấn đề. Vấn đề
Đông Dương và Triều Tiên theo đó sẽ được giải quyết ở Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ).
Tình hình trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Việt - Xô. Một mặt, Liên Xô ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam; mặt khác, vì lợi ích chiến lược của mình, Liên Xô cũng muốn tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương.