Chủ trƣơng của Đảng về đối ngoạ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1950 1975 theo đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam (Trang 30 - 34)

Sau khi thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, hướng hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam là củng cố quan hệ với các nước anh em, đồng thời mở rộng quan hệ với nhân dân Pháp, với các tổ chức hòa bình, dân chủ quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ để đẩy mạnh kháng chiến (1950). Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cũng chú ý khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngoại viện, đòi hỏi sự tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự lực cánh sinh.

Trong điều kiện đó, Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh đã nhận định:

“...là tiền đồ trên phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện là nơi xung đột giữa hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ trên thế giới… Như vậy, việc Liên Xô và các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chứng tỏ rằng Việt Nam là một vấn đề quốc tế".

Trước sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp tại Tuyên Quang (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối ngoại, tuyên bố công khai vấn đề Việt Nam là một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa, một bộ phận của các lực lượng dân chủ trên thế giới. Bản báo cáo "Bàn về

cách mạng Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội

nêu rõ mục tiêu cách mạng Việt Nam là là phải tiêu diệt Pháp, đánh bại bọn can thiệp Mỹ giành độc lập thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. Và cũng từ nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại như sau: "Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại

giao có tính chất dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa; bảo vệ hoà bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến, đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, hợp tác thân thiện, tự do và bình đẳng với Chính phủ và nhân dân các nước trên cơ

sở bình đẳng cùng lợi ".

Vì vậy, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường các hoạt động đoàn kết, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia phát triển. Ngày 11/3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được tổ chức. Hội nghị quyết định thành lập khối Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau.

Cùng với việc thiết lập và mở rộng ngoại giao Nhà nước, hoạt động ngoại giao nhân dân cũng phát triển. Trong thời gian này, Chính phủ ta cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội hoà bình thế giới lần thứ hai tại Vácsava (11/50), tham dự Hội nghị hoà bình châu Á - Thái Bình Dương tại Bắc Kinh (10/1952)...

Từ giữa năm 1953, tình hình thế giới xuất hiện một số nhân tố mới tác động đến chiều hướng phát triển của chiến tranh ở Đông Dương: Cuộc “chiến tranh lạnh” ở vào thời kỳ quyết liệt, hai hệ thống chính trị đối lập nhau là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đấu tranh gay gắt; cuộc đàm

phán về chiến tranh Triều Tiên đã dẫn đến việc ký kết hiệp định đình chiến ở Triều Tiên ngày 27/7/1953. Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp quốc tế.

Trước tình hình trên, Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp thương lượng về Đông Dương trong khuôn khổ một hội nghị nhiều bên. Để tác động mạnh vào nội bộ Pháp và tranh thủ dư luận thế giới, khi trả lời báo Thụy Điển Expressen Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân

Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó… Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập của thật sự của nước Việt Nam”… Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói thêm: “Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chính phủ Pháp” [2,168-169].

Tuyên bố của Hồ chủ tịch gây tiếng vang lớn trên thế giới nhất là Pháp. Các đoàn thể và nhiều nhà chính trị Pháp sôi nổi đòi Chính phủ Laniel đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Nhiều nước Á, Phi độc lập cũng lên tiếng mạnh mẽ đòi Pháp chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để nhân dân 3 nước này được hưởng hoà bình, tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Tháng 10/1953, Đại hội công đoàn thế giới lần thứ ba với sự tham dự của đại biểu 79 nước đã quyết định lấy ngày 19/12/1953 làm “Ngày đoàn kết

với nhân dân Việt Nam anh dũng và đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam”.

Trước sức ép của dư luận, ngày 12/11/1953, Thủ tướng Laniel phải tuyên bố: “Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa

phương hoặc trong khung cảnh quốc tế, nước Pháp sẽ vui lòng chấp nhận một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”[4,138].

Như vậy, xét một cách toàn diện, hoàn cảnh quốc tế cho thấy chính phủ cũng như dư luận nhiều nước trên thế giới đều đồng tình đấu tranh mạnh mẽ thúc đẩy xu thế đòi rút quân, chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Vấn đề Việt Nam và vấn đề Đông Dương lúc này đã trở thành điểm nóng được dư luận thế giới quan tâm theo dõi. Đó là nhân tố thuận lợi cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Chính vì vậy, kể từ sau chiến thắng biên giới 1950, ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công vào hệ thống phòng tuyến của địch và với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược Pháp có can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị Giơnevơ để bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đến ngày 21-7-1954 Hội nghị kết thúc với việc ký kết Hiệp đinh Giơnevơ

Việc ký kết thành công Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi quan trọng và đỉnh cao của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nó góp phần phá thế bị bao vây cô lập, mở rộng quan

hệ quốc tế, buộc chủ nghĩa đế quốc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và vẹn toàn lãnh thổ, tạo

cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ trong suốt 21 năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam liên xô thời kỳ 1950 1975 theo đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)