Công tác bảo tồn và phát triển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghề thủ công truyền thống dệt chiếu cói ở làng hới xã tân lễ huyện hưng hà tỉnh thái bình (Trang 84 - 90)

B. Nội dung

3.4. Thực trạng và công tác bảo tồn, phát triển nghề dệt chiếu Hới

3.4.2. Công tác bảo tồn và phát triển

ở nớc ta hiện nay, do những biến động của lịch sử, đặc biệt là dới tác động của kinh tế thị trờng mà rất nhiều làng nghề đã không đứng vững đợc trong lòng xã hội rồi mất đi, tiêu biểu là làng nghề đúc đồng An Lộng (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Vì vậy, để phát triển hơn nữa và đảm bảo cho nghề dệt chiếu ở Hới đứng vững đợc thì cơng tác bảo tồn và phát triển là rất quan trọng. Vì “làng nghề truyền thống khơng chỉ là những di sản của các nền văn hóa - văn minh rực rỡ trong lịch sử hàng nghìn năm qua của dân tộc mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật hiện nay cũng nh trong tơng lai” [25,3]. Và việc “bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, cũng là cách làm tăng trởng kinh tế nông thôn Việt Nam” [25,4].

Việc bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu Hới không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nớc mà đối với ngay mỗi ngời dân làng Hới. Để có đợc thơng hiệu chiếu Hới vững chắc nh ngày hơm nay thì những ngời dân làng Hới đã phải hết sức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nghề của mình. Cơng việc đó đợc thực hiện từ thế kỷ XV, sau khi Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ qua đời, để tởng nhớ công ơn cải tiến nghề của vị tổ nghề mà ngời dân làng Hới đã lập đền thờ phụng và tổ chức lễ hội hàng năm. Đền thờ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (đền quan Trạng) nằm ở phía Đơng Nam làng Hải Triều.

Đền đã trải qua biết bao năm binh biến nên đã rất nhiều lần tu sửa, tơn tạo. Thế nhng cơng trình này vẫn có quy mơ rất khiêm nhờng, nép mình trầm mặc trong luỹ tre làng. Phía trớc mặt hồ, tồn bộ diện tích đền hiện còn khoảng 1 sào Bắc Bộ. Đền đợc xây theo kiểu chữ “nhị”, 2 toà, 8 gian. Toà bái đờng gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu “Hồi văn ngũ đấu”, đại bờ để trơn, mái lợp ngói mũi, cửa đóng bức bàn. Hệ thống kèo làm kiểu chuồng rờng. Các đầu bẩy trạm chữ Thọ, lá lật. Toà hậu cung thu lại 3 gian theo kiểu “Hồi văn cánh bản”, đại bờ soi chỉ kép, lợp ngói mũi, kèo để quang đèn, chạm trổ hoa văn lá lật. Hệ thống hơng án, bàn thờ có một số đồ tế khí thời Lê và thời Nguyễn. Di tích cho biết sơ qua về “Trạng chiếu” và nghi thức phụng thờ. ở giữa ngơi đền có treo 2 tấm hồnh phi sơn son thiếp vàng “Vạn đại chiêm ngỡng” và “Kinh thiên vĩ địa”. Đơi câu đối treo ở 2 bên cột với lịng đầy biết ơn của dân trong và ngoài tổng:

“Thanh Triều nhất thập ấp hậu trạch trờng lu Hồng Đức thập nhị niên khôi khoa tảo trạc” Dịch là: (Triều nhà Thanh, 10 xóm ơn hậu, lu giữ mãi

Triều Hồng Đức, năm thứ t đầu khoa mãi còn).

Hệ thống tờng bao viên làm cho di tích gọn đẹp. ở giữa sân đền có nhà bia cao 2,5m, kiểu chồng diêm, mái tứ diện 2 tầng, cửa cuốn tò vò. Bia đá có kích thớc (1,8m x 0,7m x 0,15m) bằng đá xanh, khắc chữ rõ ràng. Nội dung bia nói về cơng trạng của Phạm Đôn Lễ.

Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tết, dân làng Hới lại tổ chức lễ hội ở đền Quan Trạng. Trong lễ hội, ngoài việc rớc tế quan Trạng theo nghi thức cung đình, lễ hội cịn có hội chợ chiếu, hội thi trình nghề dệt chiếu. Trong những ngày này, thợ dệt chiếu các làng ở những tổng lân cận cùng về dự hội đua tài, hội trình nghề có quy định rất nghiêm ngặt, có ban giám khảo gồm các nghệ nhân giỏi, các quan chức sắc hàng xã, hàng tổng chấm thi.

ở mỗi làng chọn lấy một giáp dệt giỏi nhất, các khung dệt đợc chuẩn bị sẵn sàng, có dệt đủ các loại, đay xe các loại. Chỉ đến khi hội thi khai cuộc thì các thí sinh mới đợc biết yêu cầu, thể lệ cuộc thi. Các kỹ thuật dệt đợc trình diễn là: dệt cải gấm thêu hoa, hình long, ly, quy, phợng, cải màu biến chữ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh, dệt chiếu đơn (chiếu dặm), chiếu kép (chiếu đậu). Trong thời gian nhất định, mỗi go phải dệt xong 1 lá chiếu, đảm bảo kỹ thuật, nhanh, có hình thức đẹp. Mỗi giáp chỉ đ-

ợc chọn 2 ngời giỏi nhất giáp của mình dự thi: 1 ngời trao gon luồn cói, một ngời đập go trong tiếng trống tng bừng, tiếng hò reo, cổ vũ của ngời đến xem lễ hội. Giải cao thấp cho từng giáp khơng chỉ là niềm may mắn mà cịn là tiếng tăm của từng phờng dệt, ảnh hởng đến uy tín làm nghề của cả giáp.

Bên cạnh cuộc thi dệt gấm thêu hoa, là thi làm go, làm xe đay, chọn cói với những u cầu nh: go phải đẹp, đúng kích cỡ, chắc, bền; cói phải mợt, óng, gốc cói trắng, ngọn cói trịn, mình trơn, nhỏ, đều. Ngời về dự lễ hội và chiêm ngỡng các thao tác của các bậc tài hoa, có những bàn tay vàng trình diễn và khi ra về họ khơng quên mua những đôi chiếu hoa nẩy gấm về làm kỷ niệm.

Làng Hới cịn có truyền thống hát chèo, vì vậy mà trong những ngày hội xuân, ban ngày thì tế lễ, trình nghề, ban đêm thì hát chèo, hát nhà tỏ. Đêm chèo hội làng lung linh dới ánh đèn, trai thanh, gái tú của làng và những nơi khác về tham dự chen vai, sát cánh, đông đúc để thởng thức lời ca tiếng hát, cung đàn tiếng trống chèo hoà quyện vào nhau ngọt ngào, đằm thắm, tốt lên cảnh thanh bình, n tĩnh. Cũng từ trong đêm hội chèo ấy mà nhiều ngời nên vợ, nên chồng.

Nh vậy, việc lập đền thờ tởng nhớ ông tổ nghề chiếu Phạm Đôn Lễ và việc mở lễ hội hàng năm là biểu hiện của ý thức bảo tồn và phát triển nghề dệt chiếu của ngời dân nơi đây. Cùng với việc lập đền thờ Phạm Đơn Lễ thì họ cũng đã lập đền thờ Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ - ngời gắn liền với sự phát triển nghề dệt chiếu. Và lần đầu tiên, tợng Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ đã đợc khánh thành, tợng cao 2,71m, nặng 1,4 tấn đặt trên bệ 1,5m ở giếng nớc của làng.

Do vai trị và vị trí của các làng nghề thủ cơng truyền thống mà Đảng và Nhà nớc ta cũng đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo xung quanh vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề. Tại Đại hội VIII vai trị và vị trí phát triển của làng nghề nơng thơn với t cách là một đơn vị kinh doanh độc lập đợc nêu ra trực tiếp và cụ thể. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII có đoạn: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn năng lợng phi nơng nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân” [28,87]. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ơng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” [27,63]. Trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn đợc đặc biệt quan tâm, trong đó phát triển nghề

và làng nghề bao gồm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là một bộ phận quan trọng. Nh vậy, những chủ trơng của Đảng và Nhà nớc ta về khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề ở nơng thơn đã đợc cụ thể hố, tun truyền và phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nớc, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hng Hà lần thứ V (1976) cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất thủ công nghiệp với tốc độ nhanh, quyết tâm phấn đấu đa giá trị sản lợng tồn ngành thủ cơng nghiệp năm 1977 đạt 8 triệu đồng, năm 1978 đạt 10 triệu và đến năm 1980 đạt 12 triệu đồng” [4,271 - 272]. Hay trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hng Hà lần thứ 6 (5 - 1979) có viết: “Thực hiện quyết tâm phấn đấu tạo ra một bớc chuyển biến mới, mạnh mẽ về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác” [4,274]. Đến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI lại nhấn mạnh: “…công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là mũi nhọn trong chiến lợc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, vơn lên làm giàu, thực hiện cơng nghiệp hố nơng thơn” [4,376].

Những chủ trơng đó của huyện cùng với việc đề ra 5 chơng trình kinh tế trọng tâm của tỉnh nhằm tạo ra bớc chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, để công tác bảo tồn và phát triển làng nghề thủ cơng nói chung và nghề dệt chiếu Hới nói riêng thì cần có những giải pháp cụ thể nh sau:

Thứ nhất, tăng cờng công tác t tởng, giáo dục cho ngời dân xoá bỏ dần phơng thức sản xuất tự cung tự cấp, tiến tới làm quen với sản xuất kinh tế hàng hoá, xố bỏ t tởng trơng chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nớc, cộng đồng. Đồng thời mở rộng hiểu biết, giáo dục cho ngời dân về vai trị, vị trí, ý nghĩa của nghề để ngời dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển nghề. Đây chính là giải pháp phát triển vì con ngời là nhân tố tác động trực tiếp quyết định sự hng thịnh hay suy yếu của các làng nghề thủ công truyền thống.

Thứ hai, khôi phục và phát triển nghề truyền thống phải tơn trọng, giữ gìn những nét văn hố của địa phơng. Cần đi sâu nghiên cứu, tìm tịi ngun liệu, các quy trình cơng nghệ chế biến, gia công, đờng nét, màu sắc, hoa văn và sự khéo léo của tay nghề. Cần phát hiện ra những nghệ nhân giỏi, những bàn tay vàng. Những nghệ nhân này sẽ góp phần tạo ra những tài năng trẻ cho địa phơng mình tiếp tục phát triển nghề truyền thống (dệt chiếu cải).

Thứ ba, việc áp dụng những tiến bộ khoa học cơng nghệ, cơ khí hố, hiện đại hố (máy dệt chiếu) phải thận trọng nếu không sẽ tạo ra những sản phẩm mới lạ

khơng cịn là sản phẩm thủ công truyền thống, làm mất đi bản sắc văn hoá địa phơng chứa đựng trong đó và khơng đợc thị trờng chấp nhận.

Thứ t, cùng với việc khôi phục và phát triển nghề thủ cơng truyền thống là việc tìm kiếm, điều tra, khảo sát, khai thác các thị trờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nớc. Sáng tạo thêm mẫu mã, kiểu dáng, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng sản phẩm có tiêu thụ thì nghề thủ cơng truyền thống mới phát triển đ- ợc. Đặc biệt là giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua kênh triển lãm, hội chợ và các hoạt động giao lu văn hoá.

Thứ năm, địa phơng khôi phục và phát triển nghề thủ cơng truyền thống cịn gặp nhiều khó khăn vì vậy cần có sự phối hợp hơn nữa, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể từ trung ơng đến địa phơng. Việc nghiên cứu, tổ chức xã hội, nhà khoa học, văn nghệ sỹ, các nhà doanh nghiệp. Nên hình thành các dự án có quy mơ phát triển nghề, giúp đỡ t nhân vay vốn, đầu t máy móc kỹ thuật phát triển sản xuất, vay vốn bằng quỹ xố đói giảm nghèo lãi suất thấp.

Thứ sáu, gắn công tác giải quyết việc làm với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, vừa chú ý thu hút số lợng lớn lao động có việc làm, nâng cao chất lựơng nguồn lao động, vừa chú ý đến hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho ngời lao động.

Thứ bảy, phát huy tối đa những lợi thế của nghề thủ công dệt chiếu Hới nh: th- ơng hiệu, dễ làm, dễ học nghề, truyền nghể để phổ biến rộng rãi trong nhân dân, từ đó mà mở lớp huấn luyện, nâng cao tay nghề, tổ chức hội thảo sáng kiến nhằm trao đổi kinh nghiệm, mẫu mã mới.

Thứ tám, cần có chiến lợc bảo tồn các tri thức dân gian có liên quan đến nghề dệt chiếu (đền quan Trạng, sự tích Trạng ngun Phạm Đơn Lễ, các kinh nghiệm dân gian…).

Thứ chín, trong kế hoạch đầu t định hớng cho sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề, ngoài nhu cầu tiêu dùng, phục vụ dân sinh, cần phải đẩy mạnh việc sản xuất hàng hoá, phục vụ du lịch, xuất khẩu với các mặt hàng này.

Phát huy đợc sức mạnh tổng hợp của khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống nói trên của làng Hới thì sẽ góp phần xố đói, giảm nghèo, từng bớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho địa phơng. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề

cũng chính là bảo tồn và giữ gìn, phát triển những giá trị, di sản văn hố của dân tộc nên nó có ý nghĩa hết sức to lớn và thiết thực.

Nh vậy, ta có thể thấy rằng để có thể có đợc một lá chiếu cải, chiếu in hoa hay bất cứ một lá chiếu nào thì ngời nơng dân đều phải trải qua những cơng đoạn nhất định địi hỏi sự khéo léo, kiên trì, nhẫn nại của ngời thợ thủ cơng. Vì vậy, một lá chiếu đẹp đợc coi là một cơng trình sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của những ngời thợ thủ công nơi đây và họ hồn tồn có quyền tự hào về sản phẩm của mình. Với kỹ thuật độc đáo, sáng tạo riêng trong nghề đã tạo ra nét độc đáo duy nhất của làng Hới mà khơng chiếu nơi nào có đợc. Nó thể hiện rõ nhất qua các loại chiếu: chiếu cải, chiếu đậu trơn, chiếu đậu in hoa… Chiếu đậu in hoa đã trở thành biểu tợng của làng nghề thủ công truyền thống Thái Bình. Chính vì vậy mà mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các loại chiếu khác trên thị trờng trong và ngoài nớc, nhng chiếu Hới vẫn đứng vững và khẳng định đợc thơng hiệu của mình. Để chiếu Hới ngày càng phát huy thế mạnh của mình hơn nữa thì nơi đây cần có sự phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề để nghề dệt chiếu Hới không bao giờ bị mai một nh một số làng nghề khác trên đất nớc ta, mà thơng hiệu của chiếu Hới lại đợc mọi ngời khắp trong nớc biết đến nh một biểu tợng của Thái Bình nói chung, của Hng Hà và của Tân Lễ nói riêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghề thủ công truyền thống dệt chiếu cói ở làng hới xã tân lễ huyện hưng hà tỉnh thái bình (Trang 84 - 90)