Kết quả của việc thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 94 - 102)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Kết quả của việc thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi

Biểu 11: Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách và giáo viên về các giải pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch dạy học

STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ý KIẾN TRẢ LỜI

Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

01 Tổ chức học tập, sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, học viên nắm được

định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về giảng dạy, học tập, thi cử, đánh giá, xếp loại.

02 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách, giáo viên bộ môn mỗi tháng, mỗi học kỳ và cả năm học.

80 20 0 76 24 0

03 Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng chỉ đạo bằng kế hoạch và kiểm tra đánh giá bằng kế hoạch.

70 30 0 60 30 10

* Về mức độ cần thiết, đa số ý kiến cho rằng các biện pháp này cần thiết

và rất cần thiết. Trong đó, việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học viên và Ban chỉ đạo lớp học ở doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, học tập, quán triệt các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo là cần thiết nhất.

* Về mức độ khả thi của các biện pháp, đa số cho rằng là khả thi và rất

khả thi. Chỉ có vài ý kiến còn nghi ngờ, băn khoăn tính khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo bằng kế hoạch.

Biểu 12: Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách và giáo viên giảng dạy về các giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ý KIẾN TRẢ LỜI

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

01 Theo dõi chặt chẽ giờ lên lớp và kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của tất cả giáo viên

40 56 4 50 50 0

02 Chỉ đạo và tổ chức công tác dự giờ, thao giảng định kỳ và đột xuất để đánh giá, trao đổi trong tổ chuyên môn

30 70 0 30 70 0

03 Quản lý hoạt động dạy học thông qua việc xây dựng và thực hiện khoa học thời khóa biểu lên lớp

40 60 0 50 50 0

04 Các biện pháp giúp giáo viên cải tiến phương pháp dạy học theo hướng kích thích tính tích cực học tập của học viên

70 30 0 60 40 0

05 Quan tâm việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho cán bộ, giáo viên

40 60 0 30 70 0

06 Tuyển dụng cán bộ, giáo viên và bồi dưỡng sắp xếp để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho các môn học

70 30 0 40 50 10

07 Xây dựng mối quan hệ hợp tác của giáo viên và học viên trong giờ học, chú ý khai thác vốn sống thực

tế của học viên

08 Xây dựng hội đồng sư phạm Trung tâm vững mạnh, thực hiện tốt và đồng bộ nề nếp hành chính, chuyên môn, dạy học

80 20 0 30 50 20

09 Tăng cường tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học, chú trọng các chuyên đề về phương pháp dạy học

40 60 0 30 50 10

10 Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt có nội dung và chất lượng

40 56 4 30 56 14

* Đa số ý kiến cho rằng các biện pháp này là cần thiết; trong đó biện pháp

tổ chức cho giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy và tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn trong Hội đồng sư phạm được đánh giá ở mức độ là rất cần thiết.

* Về tính khả thi có từ 80,00% đến 100% số ý kiến đánh giá các biện

pháp tăng cường liên kết là khả thi.

* Tuy nhiên các biện pháp cần phải thực hiện tốt, đồng bộ, nề nếp sinh

hoạt hành chính chuyên môn cần phải được quan tâm đầu tư, đôn đốc nhiều hơn vì địa bàn các lớp khá rộng, giờ giấc dạy học có sự chênh lệch, không đồng bộ nên khó thống nhất trong nề nếp sinh hoạt chuyên môn; do đó có 20,00% ý kiến cho là không khả thi.

* Về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp này đa số ý

Biểu 13: Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách và giáo viên giảng dạy về các giải pháp quản lý hoạt động học tập của học viên

STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ý KIẾN TRẢ LỜI

Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

01 Tổ chức điều tra cơ bản học viên mới nhập học.

70 30 0 30 56 14

02 Tăng cường bồi dưỡng cho học viên về ý thức, động cơ, thái độ học tập.

80 20 0 32 74 0

03 Quan tâm đến việc tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học viên, rèn luyện cho học viên kỹ năng tự học.

44 56 0 24 56 20

04 Tăng cường quản lý việc duy trì sĩ số học viên và có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế học viên bỏ học, đi học không chuyên cần.

72 28 0 52 44 4

05 Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nề nếp học tập tích cực của học viên.

22 78 0 30 70 0

06 Xây dựng và phát huy có hiệu quả các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm để kiểm tra, thúc đẩy hoạt

động dạy học.

* So sánh kết quả khảo sát thực trạng thì ở đây còn hai biện pháp thực

hiện chưa tốt là tổ chức điều tra cơ bản học viên mới nhập học và tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học viên, rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên. Do đó, cần phải quan tâm tập trung hơn nữa trong thời gian sắp tới. Biểu 14: Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách và giáo viên về các giải pháp kiểm tra đánh giá, phương thức kiểm tra

STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ý KIẾN TRẢ LỜI

Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

01 Tổ chức xét duyệt, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy của giáo viên qua sổ đầu bài, phiếu báo giảng. Có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

64 36 0 52 36 12

02 Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của giáo viên và học viên (đề kiểm tra, loại bài kiểm tra, chế độ cho điểm, vào sổ điểm,…).

24 70 6 40 56 4

03 Động viên, giúp đỡ, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, công bằng để kích thích tinh thần, thái độ làm tốt và chấn chỉnh các sai sót trong

giảng dạy của giáo viên và trong học tập của học viên.

04 Cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá giáo viên và học viên, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm và thực tế của Trung tâm

52 48 0 32 68 0

05 Tổ chức phân công lao động và quản lý một cách khoa học trong Ban Giám đốc và tổ trưởng chuyên môn

90 10 0 88 12 0

06 Tổ chức kiểm tra, thi nghiêm túc, khách quan cho mọi đối tượng học viên, đánh giá đúng thực chất, xếp loại chính xác theo quy định.

96 4 0 80 20 0

* Các biện pháp này đa số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và có tính khả

thi. Trong đó việc tổ chức phân công hợp lý, kiểm tra và đánh giá thi cử nghiêm túc được đa số ý kiến quan tâm cho là rất cần thiết.

* Thực tế cho thấy, phân công nhiệm vụ rõ ràng và biết phối hợp đồng bộ

thì việc kiểm tra đánh giá được chính xác và khách quan trung thực hơn.

Biểu 15: Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách và giáo viên về các giải pháp quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học

STT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ý KIẾN TRẢ LỜI

Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất Cần Không Rất Khả Không

cần thiết thiết cần thiết khả thi thi khả thi

01 Chăm lo cải thiện đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các điều kiện, phương tiện dạy học.

82 18 0 80 20 0

02 Khai thác, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của Trung tâm

52 48 0 30 52 18

03 Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học viên, phát động phong trào làm đồ dùng dạy học trong giáo viên và học viên

44 56 0 32 48 20

* Các biện pháp này đa số là đồng ý 100% là cần thiết và rất cần thiết * Về mức độ khả thi, đa số cho là khả thi; nhưng về điều kiện cơ sở vật

chất của Trung tâm còn nhiều hạn chế cho nên khó thực hiện một cách đồng bộ; cần đầu tư nhiều hơn nữa để phục vụ hoạt động dạy học đạt hiệu quả tốt hơn.

Tóm lại, việc tổng hợp 1.400 ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách và các thành viên trong Ban chỉ đạo lớp học ở doanh nghiệp về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, ta có kết quả như sau:

− Các biện pháp quản lý công tác tổ chức, kế hoạch

* Khả thi và rất khả thi: 97%, không khả thi: 03,00%

− Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

* Cần thiết và rất cần thiết: 92%, không cần thiết: 08,00% * Khả thi và rất khả thi: 94,6%, không khả thi: 05,40%

− Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học viên

* Cần thiết và rất cần thiết: 100%, không cần thiết: 00,00% * Khả thi và rất khả thi: 93,7%, không khả thi: 06,30%

− Các biện pháp tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra

* Cần thiết và rất cần thiết: 99%, không cần thiết: 01,00% * Khả thi và rất khả thi: 97,3%, không khả thi: 02,70%

− Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học

* Cần thiết và rất cần thiết: 100%, không cần thiết: 00,00% * Khả thi và rất khả thi: 87,3%, không khả thi: 12,70%

Qua kết quả thăm dò ý kiến về các giải pháp quản lý trong việc liên kết giữa Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng và các đơn vị, doanh nghiệp nêu trên có thể khẳng định được rằng các giải pháp này khi mang ra thực hiện ở Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng là phù hợp với thực tiễn hiện nay và khi vận dụng vào thực tế thì đáp ứng được yêu cầu hiện tại có tính hiện thực cao. Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w