Về nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện chương trình và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 84 - 86)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1Về nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện chương trình và

kế hoạch giảng dạy ở Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

3.2.1.1 Mục đích

Chức năng chủ yếu trong trường học là dạy học và giáo dục. Chức năng đó được quy chế hóa một cách chặt chẽ thông qua kế hoạch dạy học, chương trình, tài liệu,… Riêng Trung tâm giáo dục thường xuyên đa đạng về hình thức tổ chức học tập, linh hoạt về chương trình giảng dạy thì đòi hỏi yêu cầu công tác xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch của Trung tâm cũng như của mỗi giáo viên phải nghiêm túc, chu đáo hơn và được đầu tư nhiều hơn. Việc thực hiện xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch dạy học ở Trung tâm GDTX là nhằm mục đích bảo đảm tính kỷ cương, nghiêm túc; trên cơ sở đó xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, hấp dẫn với kỷ luật tự giác, tình thương và trách nhiệm; xây dựng mối quan hệ cộng tác, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trung tâm, đạt hiệu quả trong giáo dục.

Qua kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên của Trung tâm, cũng như ý kiến của các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia giáo dục đều thống nhất quan điểm cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết trong quản lý hoạt động dạy học.

3.2.1.2 Nội dung

− Tổ chức quán triệt các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo.

Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, cán bộ phụ trách, cán bộ bộ môn phải hiểu rõ định hướng kế hoạch phát triển, kế hoạch giảng dạy của Trung tâm theo mỗi cấp lớp, mỗi bậc học.

− Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy.

Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, yêu cầu mỗi cán bộ phụ trách, cán bộ bộ môn, giáo viên giảng dạy dựa theo kế hoạch hoạt động năm học của Trung tâm và kế hoạch chuyên môn của phòng Đào tạo – Giáo vụ, tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân. Bản kế hoạch công tác của mỗi cá nhân phải cụ thể rõ ràng, có kế hoạch giảng dạy mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và cả năm học.

− Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học.

Ban Giám đốc tổ chức duyệt kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch hoạt động của mỗi bộ phận chuyên môn (phòng Đào tạo – Giáo vụ, Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, Cán bộ phụ trách lớp,…) đó là cơ sở pháp lý của mổi bộ phận thực hiện theo kế hoạch định ra.

3.2.1.3 Cách thức

− Nhằm thực hiện có kế hoạch, bước đầu tiên là phải tổ chức bằng nhiều hình thức cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên học tập, quán triệt tinh thần nội dung chương trình đào tạo của ngành học, các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về giảng dạy, học tập, thi cử hoặc những điều chỉnh bổ sung trong phân phối chương trình nếu có.

− Trung tâm có trách nhiệm cử cán bộ phụ trách đến các lớp học sinh hoạt quy chế - quy định của ngành học; đến các doanh nghiệp có lớp học trao đổi với mỗi thành viên Ban chỉ đạo lớp học của đơn vị doanh nghiệp nhằm phổ

biến quán triệt tinh thần văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình giảng dạy và học tập của ngành học không chính qui.

3.2.1.4 Điều kiện

Giải pháp này được thực hiện trong mọi trường hợp, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách lớp học, tổ chuyên môn trước khi bước vào đầu năm học mới.

3.2.2 Về nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên3.2.2.1 Mục đích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 84 - 86)