Về nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 86 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2Về nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên, của mỗi giáo viên. Với đặc điểm về đối tượng học viên và mục tiêu đào tạo của Trung tâm GDTX, nhiệm vụ chính của giáo viên ở Trung tâm là giảng dạy, truyền đạt những kiến thức văn hóa phổ thông và các nội dung chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo dức cơ bản cần trang bị cho học viên trong quá trình đào tạo. Thông qua việc giảng dạy, giáo viên cần chú trọng việc rèn luyện nhân cách của học viên, trang bị những hành vi ứng xử văn hóa trong giao tiếp hằng ngày.

Mục đích của quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ở Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng là nhằm chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của giáo viên, đảm bảo kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy được thực hiệm một cách đầy đủ, phù hợp với đối tượng và đạt yêu cầu về chất lượng.

3.2.2.2 Nội dung

− Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy

Thông qua hồ sơ chuyên môn của giáo viên như kế hoạch bộ môn, giáo án, sổ điểm, phiếu báo giảng và các loại sổ sách khác theo quy định chung của ngành và của Trung tâm,… cùng kết hợp với việc kiểm tra sổ đầu bài, phiếu báo giảng và vở ghi chép của học viên cũng như xây dựng kế hoạch dự giờ,

thao giảng trong năm học có kết hợp cùng với các thành viên trong Ban chỉ đạo lớp học của doanh nghiệp có thể đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên.

− Quản lý hoạt động dạy học thông qua thời khóa biểu lên lớp

Thời khóa biểu là bản kế hoạch lên lớp của giáo viên, nó phản ánh một cách khoa học sự phân công và điều hòa lao động sư phạm của giáo viên, hoạt động học tập của học viên. Đồng thời nó thỏa mãn phần nào về nhu cầu, nguyện vọng và hoàn cảnh của mỗi giáo viên trong phạm vi giới hạn cho phép. Một thời khóa biểu được cho là hợp lý, vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn khi được mọi người chấp nhận và thực hiện một cách tự giác, thoải mái.

− Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học viên

Xu hướng chung của việc cải tiến phương pháp dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên là nhằm phát huy tính tích cực của người học, giúp học viên chủ động tích cực lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị cần thiết. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học, xem việc cải tiến phương pháp dạy học là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giáo viên, phát động phong trào nghiên cứu để cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm ngành nghề của mỗi lớp học ở mỗi doanh nghiệp, khắc phục lối dạy học thụ động, tránh việc truyền thụ một chiều, hạn chế việc thầy dạy – trò ghi nhớ máy móc.

− Quản lý sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ

Quản lý sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ là một trong các biện pháp chỉ đạo nề nếp dạy học, vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa mang yếu tố sư phạm; biện pháp này được đa số cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết.

3.2.2.3 Cách thức

− Sau khi giáo viên đã xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn, Ban Giám đốc phải thường xuyên chỉ đạo thực hiện đúng và đủ chương trình thông qua phòng Đào tạo – Giáo vụ, cán bộ phụ trách lớp. Việc thực hiện đúng và đầy đủ chương trình dạy học có ý nghĩa quan trọng, nó vừa giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo đúng quy định, quy chế chuyên môn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; đồng thời còn tạo điều kiện cho người quản lý có thể kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng giáo dục của Trung tâm.

− Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong tổ hoặc giữa các tổ chuyên môn với nhau. Việc đánh giá nhận xét cần công khai và có sự tham gia của Ban chỉ đạo lớp học ở doanh nghiệp; có được như vậy sẽ giúp cho Ban Giám đốc có cách nhìn nhận kết quả một cách khách quan hai chiều, giúp cho giáo viên tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy và hiệu quả của phương pháp dạy học được xác nhận đúng đắn nhất.

− Tổ chức và tạo điều kiện cho các giáo viên tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc Sở Giáo dục & Đào tạo tập huấn; tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ nhằm giúp cho các giáo viên học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ở các lớp học tại nhiều doanh nghiệp có những ngành nghề khác nhau.

3.2.2.4 Điều kiện

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, giáo viên còn có nhiệm vụ phải thường xuyên tự nghiên cứu học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để ngày càng nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành học.

3.2.3 Về nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học viên3.2.3.1 Mục đích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 86 - 88)