Cơ sở thành lập Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 34 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1Cơ sở thành lập Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

Nhằm thực hiện Nghị quyết TW 7, khóa VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới; Ban thường vụ Thành ủy TPHCM đã xây dựng Chương trình 17/TU ngày 09/09/1995 về việc “Xây dựng giai cấp công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 1996 và những năm tiếp theo”, đồng thời có quyết định số 98 QĐ/TU ngày 29/08/1996 về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng văn hóa và tay nghề cho công nhân một số ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn thành phố.

Chương trình 17/TU nêu rõ: “… Sự phát triển của đội ngũ công nhân và sản xuất công nghiệp đã làm biến cải cơ cấu kinh tế - xã hội...

Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân thành phố cũng còn bộc lộ những yếu kém: trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng với yêu cầu; tinh thần trách nhiệm, tính tập thể, tính tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong một số công nhân lao động chưa được nâng cao; nhận thức về tư tưởng xã hội chủ nghĩa, về vai trò lãnh đạo của giai cấp, của Đảng bộc lộ nhiều hạn chế, còn bàng quan với các hoạt động chính trị của công nhân lao động ... Những tồn tại trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:

... Tình trạng thanh niên được tuyển vào các công ty, xí nghiệp từ nông thôn chuyển đến các đô thị trong điều kiện không có quy hoạch, không được đào tạo cơ bản về nghề nghiệp, trình độ văn hóa thấp, đã đưa tác phong của

nền sản xuất nông nghiệp vào sản xuất công nghiệp,... gây nên khó khăn trong quá trình tập hợp, rèn luyện và xây dựng giai cấp công nhân...”.

Và nhu cầu học tập của cán bộ, công nhân, viên chức:

Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang), là một đô thị lớn trong chùm đô thị theo trục thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, chùm đô thị này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với các đô thị khác ở Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành hai khu vực chính yếu là thương mại dịch vụ và công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ.

Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là cơ cấu kinh tế hướng ngoại, hướng đến mục tiêu là có nền kinh tế xuất khẩu có khả năng cạnh tranh để tham gia vào khu vực mậu dịch ASEAN (AFTA), Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập cho 80-100 triệu dân; nền công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, một trung tâm thương mại quốc tế; một trung tâm phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực dịch vụ thương mại thì phát triển các trung tâm giao dịch, môi trường thương mại, môi giới xuất nhập khẩu, phát triển hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, dịch vụ tài chính, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì xây dựng vành đai thực phẩm, sản xuất nông sản thực phẩm có khả năng xuất khẩu; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng quy mô nhỏ, nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống – cây – con phục vụ cho nông nghiệp thành phố và khu vực lân cận.

Các yêu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành nghề nêu trên để phát triển nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 thì trình độ chuyên

môn của đa số công nhân – người lao động đang làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đơn vị; vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ học vấn – tay nghề; phải đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trong các đơn vị - doanh nghiệp.

Với các yêu cầu trên, để có cơ sở trong việc thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công nhân; từ cuối năm 1995, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng đã phối hợp tổ chức một cuộc điều tra – khảo sát với quy mô gồm 429 doanh nghiệp thuộc 21 ngành nghề khác nhau và với 80.016 phiếu thực hiện trực tiếp với đối tượng là công nhân, cán bộ kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đã thu được số liệu như sau:

− Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông: 30,75%; chưa tốt nghiệp trung học cơ sở: 39,51%; chưa tốt nghiệp tiểu học: 12,72%; phần còn lại có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: 17,02%.

− Tổng số công nhân cần được nâng cao trình độ học vấn là trên 42.000 người. Về nguyện vọng, số công nhân có nhu cầu muốn được tiếp tục học văn hóa chiếm 52,22% (nguồn trích từ kết quả điều tra, khảo sát của Liên đoàn Lao động TPHCM, năm 1995).

Đến năm 2006-2007, Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê trình độ học vấn của 211.473 người (năm 2006) và 249.525 (năm 2007) người đang làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu chế xuất – Khu công nghiệp, số liệu được thể hiện ở Biểu 1 dưới đây:

Biểu 1: Số liệu trình độ học vấn của công nhân các Khu chế xuất – Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trình độ văn hóa – tay nghề

Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ

Tiểu học: Cấp 1 7.406 3,50% 7.105 2,85%

Trung học cơ sở: Cấp 2 72.199 34,14% 85.791 34,38%

Trung học phổ thông: Cấp 3 79.441 37,57% 90.055 36,09%

Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp

52.425 24,79% 66.574 26,68%

Tổng cộng 211.473 100,00% 249.525 100,00%

Nguồn: Báo cáo số liệu điều tra trình độ học vấn năm 2006-2007 ở Khu chế

xuất – Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ công nhân chưa hoàn thành bậc trung học phổ thông chiếm khá cao là trên 74% của năm 2006 và trên 72% của năm 2007. Điều đó phản ánh thực trạng về trình độ học vấn của công nhân hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là rất thấp, họ chưa đủ điều kiện về mặt bằng học vấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo, đào tạo lại tay nghề nhằm thích ứng với nền sản xuất công nghiệp tiên tiến hiện nay.

Do đó, vấn đề đặt ra trong tình hình hiện nay của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức là mỗi cá nhân cần phải nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn và tay nghề của bản thân để làm cơ sở, nền tảng cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề chuyên môn, giúp cho người lao động không bị đào thải trong nền kinh tế thị trường được cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Trên cơ sở đánh giá, nhận xét; Thường vụ Thành ủy TPHCM đã đề ra mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện chương trình 17/TU như sau:

“... Xây dựng giai cấp công nhân thành một lực lượng cách mạng tiên phong trong xã hội, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có nhận thức về tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng làm chỗ dựa vững chắc cho từng bước quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội, làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố là một yêu cầu cấp bách, vùa cơ bản, cần được tập trung trước hết vào lực lượng hạt nhân của giai cấp là công nhân các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, năng lượng, giao thông vận tải, điện tử và những ngành mũi nhọn của quá trình công nghiệp hóa ...” (trang 2, Chương trình 17/TU).

* Nội dung:

“... Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho giai cấp công nhân cần tập trung vào các nội dung sau:

... Căn cứ vào nhu cầu của xã hội và bám sát những dự báo phát triển thành phố để chủ động đào tạo những công nhân lao động có tay nghề, có kỹ thuật, kịp thời cung ứng lao động cho phát triển mới và cho các ngành nghề mới. Áp dụng nhiều loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng để nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội,... cho công nhân lao động, từng bước thực hiện khẩu hiệu “tri thức hóa giai cấp công nhân”...”

* Biện pháp thực hiện:

“... Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm:

Tổ chức khảo sát, nghiên cứu toàn diện về đội ngũ công nhân thành phố (số lượng, trình độ, cơ cấu, tay nghề, việc làm, thu nhập, điều kiện sống,...) làm cơ sở khoa học hình thành các biện pháp chăm lo xây dựng giai cấp công nhân từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo … Trước mắt, tiến hành

khảo sát, thống kê về số lượng, trình độ văn hóa của đội ngũ công nhân lao động hiện có (trước hết tập trung vào số công nhân các ngành: năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, điện tử, hóa chất, xây lắp công trình,…) để có biện pháp phổ cập văn hóa bậc phổ thông trung học trong công nhân …” (trích trong Chương trình 17/TU).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 34 - 39)