Về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 91 - 92)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4 Về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá kết quả là một chức năng quan trọng trong quản lý dạy học. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện xuyên suốt và liên tục trong quá trình hoạt động dạy học nhằm phát hiện những ưu khuyết điểm khi thực hiện kế hoạch, kịp thời uốn nắn sửa chữa các sai lệch so với kế hoạch, đề ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm thực hiện mục tiêu của Trung tâm.

3.2.4.2 Nội dung

− Đổi mới nhận thức về công tác kiểm tra, đánh giá

Xây dựng quy chế, tiêu chuẩn đánh giá và công bố rộng rãi cho tất cả các thành viên của ban kiểm tra; có sự bàn bạc, thảo luận, góp ý,… thống nhất trở thành nghị quyết của Trung tâm; phải thật sự chú ý đến đặc điểm của học viên, của lớp học và đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp.

− Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá

Đa dạng các hình thức kiểm tra như định kỳ, đột xuất, trực tiếp, gián tiếp, toàn diện hoặc chuyên đề. Phương pháp kiểm tra cần lựa chọn phù hợp với mỗi đối tượng, mỗi hình thức học. Ban Giám đốc cần kết hợp với tổ trưởng chuyên môn, Ban chỉ đạo lớp học của doanh nghiệp để kiểm tra nhằm đánh giá đúng thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học viên. Sau mỗi đợt kiểm tra cần họp lại để đúc kết rút kinh nghiệm, tổng hợp đánh giá, nhận xét; đề ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, đồng thời phát huy nhân rộng những nhân tố điển hình tích cực.

− Sinh hoạt tư tưởng với mọi thành viên trong Trung tâm nhận thức về việc kiểm tra, đánh giá là một việc làm thường xuyên, là một trong các chức năng của quy trình quản lý. Ban Giám đốc cần phải có kế hoạch kiểm tra toàn diện vào đầu năm học, vào mỗi học kỳ,… thông báo rộng rãi đến các đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung kiểm tra.

− Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên phải căn cứ vào quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối ngành học GDTX, quy định đặc thù riêng của Trung tâm, quy định riêng của doanh nghiệp,…

− Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên ngoài những quy định kiểm tra của bộ môn như kiểm tra miệng, kiểm tra 15’, kiểm tra 1 tiết,… Cần tập trung chỉ đạo thi học kỳ, thi thử tốt nghiệp, kiểm tra chất lượng đầu vào,… thật sự nghiêm túc, khách quan, công bằng.

3.2.4.4 Điều kiện

Trong quá trình tổ chức kiểm tra đối với học viên, cần phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra với Ban chỉ đạo lớp học của doanh nghiệp nhằm tạo thêm tâm lý nghiêm túc, chính xác trong đánh giá và học viên được dịp thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong quá trình học tập, rèn luyện, tự khẳng định năng lực bản thân với đơn vị của mình.

3.2.5 Về nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học3.2.5.1 Mục đích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w