Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX Tôn Đức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 39 - 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX Tôn Đức

Thắng

2.1.2.1 Đặc điểm của Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

Trung tâm có những đặc điểm chung của một Trung tâm GDTX, tuy nhiên với đặc thù của TPHCM thì Trung tâm có những nét riêng biệt như sau:

− Về đặc điểm học viên, đối tượng học viên ở Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng đa phần là người lớn tuổi, đã có nghề nghiệp ổn định hoặc lao động phổ thông, đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất trên địa bàn TPHCM; họ đã trưởng thành và phát triển hoàn thiện về mặt thể chất – tâm lý,... họ có đặc điểm cơ bản của học viên học bổ túc văn hóa đã nêu ở phần trên.

− Về đặc điểm dạy học, quá trình giáo dục và đào tạo ở Trung tâm thực hiện theo những nguyên tắc, quy chế, quy định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với đặc điểm của phương thức đào tạo và đối tượng học viên lớn tuổi nên quá trình dạy học ở Trung tâm có những đặc thù riêng, nề nếp dạy học được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với điều kiện của người học. Đây là một đặc điểm riêng của Trung tâm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người với mọi trình độ có thể tham gia học tập. Trung tâm có thể tổ chức lớp học ngay tại doanh nghiệp sau giờ làm việc hoặc tại các cơ sở của Trung tâm. Cụ thể như sau:

* Tổ chức dạy học tập trung tại các cơ sở của Trung tâm: Đây là những

học này yêu cầu mỗi học viên phải nỗ lực phấn đấu, sắp xếp thời gian phù hợp, tính tự giác chủ động đòi hỏi cao ở bản thân học viên. Ở những lớp này cũng có thể có những học viên của các doanh nghiệp không có điều kiện tổ chức lớp học tại đơn vị về thời gian, cơ sở vật chất, số lượng học viên hoặc kinh phí tổ chức lớp học thì đơn vị sẽ gởi danh sách về ghép chung cùng với các đơn vị khác và cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên tham gia học tốt.

* Tổ chức lớp học ngay tại doanh nghiệp sau giờ làm việc: Đây là

những lớp học được tổ chức sau giờ tan ca sản xuất, lớp học là hội trường hoặc phòng họp tại đơn vị doanh nghiệp. Hình thức tổ chức lớp học như thế này có nhiều thuận lợi cho học viên và doanh nghiệp về thời gian, về quản lý nề nếp học tập của học viên. Nhưng cũng có nhiều điều bất cập đối với Trung tâm trong việc tiến hành kế hoạch giảng dạy đúng tiến độ thời gian, điều động phân công giáo viên giảng dạy, thực hiện chương trình giảng dạy,... phụ thuộc vào thời vụ - thời điểm sản xuất của đơn vị doanh nghiệp.

− Các loại hình thức giảng dạy của Trung tâm hiện nay là:

* Loại hình dạy học văn hóa: Tổ chức các lớp học văn hóa từ bậc Tiểu

học, đến bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ngành học không chính qui.

* Loại hình dạy học văn hóa – nghề: Tổ chức các lớp học văn hóa và

nghề có sự phối hợp của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp (các trường Nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng Nghề,...) dạy song song hai chương trình học là văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ. Loại hình này có nhiều ưu điểm về thời gian cùng lúc tiến hành đạt kết quả cả hai nhiệm vụ là tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông và có bằng Nghề bậc 3/7.

* Loại hình dạy học bồi dưỡng văn hóa: Tổ chức các lớp học bồi dưỡng

văn hóa, chủ yếu là dạy cho các học viên là công nhân đã tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông nay có nhu cầu học sau bậc Trung học phổ thông (Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học,...); củng cố, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức văn hóa để học viên đủ trình độ dự thi tuyển vào hệ vừa học vừa làm của các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành.

* Loại hình dạy học liên kết: Tổ chức các lớp học tin học, ngoại ngữ,

nâng cao tay nghề (lên bậc thợ) hoặc các lớp chuyên ngành, để tổ chức các lớp này Trung tâm liên kết với các trường Đại học: Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà Nội,…

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình đội ngũ công nhân thành phố, ngày 29/08/1996 Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng văn hóa cho công nhân một số ngành trọng yếu ở thành phố do bà Hoàng Thị Khánh, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng ban. Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng tiền thân là một phân hiệu bồi dưỡng văn hóa của Trung tâm VOTEC được thành lập từ ngày 17/06/1996 và chính thức hoạt động chức năng bổ túc văn hóa cho đến ngày 19/01/2000 thành lập Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng hoạt động độc lập trực thuộc Liên đoàn Lao động TPHCM và Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 04/02/2009 Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng được đổi tên thành Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng cho đến ngày hôm nay.

Qua hơn mười sáu năm hoạt động, Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng đã thực hiện nâng cao trình độ học vấn từ xóa mù chữ cho đến bậc trung học

phổ thông cho hơn 40 ngàn lượt người. Đến nay Trung tâm đã từng bước thực hiện có kết quả việc chủ trương đa dạng hóa các hình thức học, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên cho mọi người. Trung tâm đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông của thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo không chính quy của thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm có nhiệm vụ là:

* Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất có đông công nhân

có trình độ học vấn chưa hoàn thành bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông; tiến hành tổ chức lớp học nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân.

* Khảo sát nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của công nhân tại các

doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập hợp thống kê số liệu, phân loại trình độ học vấn, tư vấn cùng với Ban giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn cơ sở để tổ chức lớp học bổ túc văn hóa cho công nhân tại đơn vị với hình thức và thời gian học phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của đơn vị doanh nghiệp. Hiện nay, Trung tâm đã thực hiện liên kết tổ chức với hơn 108 đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục đính kèm).

* Tổ chức giảng dạy bổ túc văn hóa một cách linh hoạt, đa dạng hóa

hình thức học tập, quản lý nề nếp dạy học, nâng cao chất lượng học bổ túc văn hóa, tham gia phổ cập văn hóa chủ yếu là công nhân, người lao động trên địa bàn TPHCM.

* Tổ chức quản lý nề nếp dạy học các lớp bổ túc văn hóa ở Trung tâm

và ở đơn vị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho công nhân lao động của doanh nghiệp.

* Trung tâm là đầu mối tổ chức và quản lý nề nếp dạy học tại các lớp bổ

túc văn hóa cho học viên là công nhân trên địa bàn TPHCM, tham mưu cho Liên đoàn Lao động TPHCM trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, trong đó có việc nâng cao trình độ học vấn của công nhân, người lao động.

* Thanh – kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy học bổ túc văn hóa ở

doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tham mưu các hình thức tổ chức học bổ túc văn hóa đạt kết quả cao nhằm nhân rộng các gương tốt điển hình trong phong trào dạy học bổ túc văn hóa cho công nhân.

Ngoài ra, Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của Trung tâm. Đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, giáo viên. Chú trọng việc đổi mới về công tác tổ chức, phát huy dân chủ và thực hiện cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng TP HCM (Trang 39 - 43)