Ảnh ảo do tia quét lần 2 từ các mục tiêu rất xa, quát ầm nhìn radar.

Một phần của tài liệu Bài giảng vô tuyến điện hàng hải 1 (Trang 26 - 27)

làm ảnh các mục tiêu lẫn vào vùng nhiễu, làm ảnh các mục tiêu nhỏ gần bờ có thể chập vào dải bờ… gây nguy hiểm cho việc dẫn tàu. Trong thời tiết có mưa lớn, việc hàng hải phải hết sức thận trọng. N hư trên đã trình bày, radar bước sóng 10 cm có khả năng chống nhiễu mưa tốt hơn so với radar bước sóng 3.2 cm. Vì vậy nếu tàu có trang bị cả hai loại radar 3.2 cm và 10 cm thì nên để radar 10 cm cảnh giới các thang tầm xa nhỏ đểđề phòng các nguy cơ va chạm với các mục tiêu gần tàu, còn radar 3.2 cm để cảnh giới các mục tiêu ở thang tầm xa hơn.

1.6.6. Ảnh ảo do tia quét lần 2 từ các mục tiêu rất xa, quá tầm nhìn radar. radar.

Đôi khi trên màn ảnh radar xuất hiện ảnh của các mục tiêu rất xa, ngoài tầm xa tác dụng của radar. N guyên nhân thường do ảnh hưởng của khúc xạ dị

thường, dẫn đến sóng radar có thể khúc xạ qua lại giữa hai lớp khi nào đó và truyền đi xa hơn bình thường (xem phần 1.8.3). N goài ra còn cần có một điều kiện nữa là mục tiêu phải có khả năng phản xạ sóng radar rất tốt. Khi đó xung phản xạ từ mục tiêu không trở về ngay trong chu kỳ xung đầu tiên mà chỉ trở về

tới an ten trong chu kỳ xung phát thứ hai tạo nên ảnh ảo. Ảnh này có khoảng cách gần hơn rất nhiều so với khoảng cách thực tế của mục tiêu.

Ảnh ảo loại này thường rất hiếm khi gặp và không bền do các nguyên nhân: - Điều kiện khí tượng thủy văn có thể dẫn đến sự lan truyền sóng đặc biệt như trên thường ít gặp và cũng không tồn tại lâu.

- N ăng lượng phản xạ khi mục tiêu ở quá xa thường rất yếu, khó có khả năng hiện ảnh nên hiện tượng ảnh ảo do tia quét lần 2 chỉ xảy ra với các mục tiêu có khả năng phản xạ rất mạnh như vách đá cao dựng đứng... Các ảnh ảo do tia quét lần 3, lần 4… hầu như không xảy ra.

- Chu kỳ lặp xung của radar phải đạt sự tương quan nhất định đối với khoảng cách tới các mục tiêu này. Thông thường Tx phải nhỏ để thu nhận xung phản xạ

từ các mục tiêu không quá xa trong chu kỳ phát xung thứ hai. Khi đó yêu cầu thời gian xung phản xạ về tới an ten tính từ thời điểm phát xung phải lớn hơn Tx.

Gọi khoảng cách từ tàu tới mục tiêu nói trên là D

Cần có: Tx c D〉 . 2 hay 2 . min x T c D = Ví dụ: Tx=1000 μs; Dmin=1000(μs)x300(m/μs)/2=150(km) ≈ 81 N M

Tx=2000 μs; Dmin=2000(μs)x300(m/μs)/2 ≈ 162 N M Tx=500 μs; Dmin=500(μs)x300(m/μs)/2 ≈ 40.5 N M

Ảnh phản xạ do tia quét lần 2 sẽ bị biến đổi hình dạng đi so với hình dạng thật của mục tiêu. Lấy ví dụ cụ thể như sau: với trường hợp Fx = 2000 xung/giây tương ứng với Tx = 500 μs ở trên. N ếu mục tiêu có dạng một dải vách núi thẳng vuông góc với phương truyền sóng và cách tàu ta 48 N M (xem hình vẽ). Tại vị

trí 1 trên hình vẽ cách tàu ta 48 N M, theo tính toán ở trên thì ảnh ảo do tia quét lần 2 của vị trí 1 sẽ cách tâm quét một khoảng cách là 48 – 40.5 = 7.5 N M.

Tại các điểm 2 và 3 thuộc mục tiêu cách điểm 1 khoảng cách 14 N M ta thấy 2 và 3 sẽ cách tàu ta một quãng là 50 N M. N hư vậy điểm 2 và 3 sẽ cho ảnh ảo cách tâm quét radar một khoảng là 50 – 40.5 = 9.5 N M.

Trên màn ảnh radar, do tương quan khoảng cách giữa các vị trí 1,2,3, ta thấy

ảnh ảo của mục tiêu sẽ không còn là đường thẳng giống như hình dáng thật của mục tiêu nữa (hình vẽ) mà đã bị bẻ cong đi.

Một phần của tài liệu Bài giảng vô tuyến điện hàng hải 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)