CHO VAY VỐN TẠI VPBANK.
3.2.1.8. Các giải pháp khác.
a. Cần phải phát triển hoạt động Marketing ngân hàng:
Trong ngân hàng hoạt động marketing là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Nhưng vì quy mô còn hạn chế nên hoạt động này chưa được phát triển rộng rãi, nó chỉ mới được thực hiện trong nội bộ các phòng nhỏ.
Do đó VPBank cần phải có chương trình marketing hoàn chỉnh bắt đầu, bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng và thị trường hàng hóa, những đối thủ cạnh tranh và cần phải có cả chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể nhằm gắn bó được khách hàng đến với VPBank lâu dài.
Phải có chính sách quảng bá hình ảnh của VPBank một cách sâu rộng trong đất nước và trên thế giới. NH cần tích cực trong quảng cáo hình ảnh của mình trên phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức tài trợ cho thể thao …
b. Lập quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định dự án.
NH cần phải có quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định dự án. Như chúng ta biết thông tin luôn cần phải chính xác thì quá trình thẩm định mới đạt hiệu quả cao. Để có các nguồn thông tin chính xác dùng để thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định cần phải gặp gỡ trực tiếp với khách hàng hoặc khảo sát thực tế ở các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp khách hàng…Do đó cần phải có chi phí hộ trợ cho cán bộ thẩm định. Quá trình thẩm định của ngân hàng không phải chỉ dừng lại ở việc cho khách hang vay vốn mà còn phải kéo dài cho đến khách hàng hoàn trả hết nghĩa vụ cho ngân hàng. Vì vậy rất cần có quỹ hộ trợ cho công tác thẩm định
Mặt khác, nguồn quỹ này còn là nguồn kinh phí để thuê chuyên gia cần thiết để đánh giá thẩm định một cách chính xác hơn.
c. Ngân hàng cần nâng cao năng lực quản lý của mình.
Đối với công tác quản lý nhân sự có vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả của nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Vì vậy việc tổ chức sắp xếp cán bộ cần được tiến hành hợp lý bảo đảm sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các lĩnh vực chuyên môn trong tổ chức mới có thể đạt được mục tiêu hiệu quả cao.
Mặt khác, phân công rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho từng phòng, từng cán bộ sẽ làm cho công tác thẩm định được tiến hành một cách chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực và đảm bảo được tính chính xác, kịp thời.