Thẩm định về phương diện tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay vốn tại VPBank (Trang 31 - 33)

Khách hàng

2.2.3.4. Thẩm định về phương diện tài chính dự án

Thẩm định về khía cạnh tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Đây là phần thẩm định bắt buộc và tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kỳ dự án xin vay vốn nào. Cần phải thẩm định các nội dung sau:

- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

- Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận - Lãi suất chiết khấu

- Dòng tiền của dự án

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính - Độ nhạy

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:

Cần phải xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án để tránh việc khi thực hiện dự án vốn đầu tư tăng hoặc giảm quá lớn so với dự kiến ban đầu. Vì vậy xác định tổng mức vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án .

Tổng mức vốn đầu tư bao gồm có vốn cố định và vốn lưu động ban đầu cho quá trình sản xuất. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét và đánh giá tổng mức vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán các khoản mục cần thiết chưa. Cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, lạm phát và dự phòng việc thay đổi tỉ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được NH đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư, cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích để tìm ra nguyên nhân và đưa ra nhận xét . Trên cơ sở đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án nhằm mục đích xác định được mức tối đa để ngân hàng cho vay vốn.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định. Khi dự án đi vào hoạt động rồi thì nguồn vốn lưu động phải được đảm bảo không nữa nguồn vốn cố định đã đầu tư vào xây dựng nhà xương sẽ không phát huy được tác dụng của chúng. NH sẽ dựa vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành và khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tư để xác định chi phí cho từng giai đoạn.

Sau khi cán bộ thẩm định xác định được tổng mức vốn đầu tư hợp lý thì cần xem xét tới việc phân bổ vốn đầu tư theo kế hoạch tiến độ đầu tư. Đông thời cán bộ thẩm định cần phải so sánh được nhu cầu về vốn và khả năng đảm bảo vốn cho dự án về cả số lượng và tiến độ. Khi thấy khả năng đảm bảo vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về vốn thì dự án được chập nhận do đó NH nên cho vay vốn. còn nếu thấy nó nhỏ hơn thì phải giảm quy mô dự án hoặc xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo đồng bộ với quy mô dự án.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định xem xét tỷ lệ vốn chủ sở hưu và vốn vay có đảm bảo tính an toàn của nguồn vốn hay không. Nếu dự án có tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư mà trên 60 % thì khó có thể trả nợ. Do đó NH không nên cho vay trong trường hợp này.

* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến.

Dựa vào những báo cáo tài chính, những bảng phân tích về cung cầu thị trường … mà khách hàng gửi cho NH, cán bộ thẩm định kiểm tra thẩm định sâu các nội dung sau:

Tổng chi phí của dự án: gồm chi phí sản xuất ( chi chí NVL, chi phí nhân công, chi phí lãi vay… ) và chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí dự phòng….Quá trình thẩm định cán bộ thẩm định cần tiến hành đánh giá một cách chính xác của từng khoản mục phí. Đồng thời biết cách phân bố chi phí vay ngân hàng, tính toán các mức thuế phải nộp tránh thừa hay thiếu hoặc áp dụng sai mức thuế. Sau đó cần phải kiểm tra việc tính khấu hao xem cách tính khâu hao đã tuân thủ đúng quy định của nhà nước hay chưa, cũng như kiểm tra việc tính khấu hao, lãi vay và phân bố khấu hao, lãi vay vào giá thành sản phẩm.

Giá thành của từng loại sản phẩm: cán bộ thẩm định kiểm tra đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, đã hợp lý hay chưa? Và cũng phải so sánh với các giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra được kết luận. Muốn tính được giá thành sản phẩm cán bộ thẩm định phải dựa vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá và cần phải xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý.

Đối với doanh thu và lợi nhuận của dự án:

Doanh thu dự án là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ thu được trong năm dự kiến gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấp cho

bên ngoài. Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án. Doanh thu cần được xác định rõ ràng từng nguồn dự kiến theo năm. Đối với những năm đầu hoạt động thì công suất thiết kế thường thấp hơn dự kiến khoảng từ 50-80% và mức tiêu thụ cũng đạt không cao chỉ khoảng 60-80%. Vì vậy doanh thu những năm đầu cũng thấp hơn các năm sau.

Lợi nhuận của dự án: là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất của các sản phẩm. Lợi nhuận mà các ngân hàng thường quan tâm gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế, lợi nhuận ròng sau thuế…

Sau đây là bảng tính doanh thu, chi phí, lãi vay và lợi nhuận theo mâu:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay vốn tại VPBank (Trang 31 - 33)