b. Đặc tính của mosfet kênh gián đoạn.
7.1.2. Nguyên lý hoạt động
Từ cấu tạo của UJT ta có sơ đồ tương đương như hình 7.1c. Phiến bán dẫn N có điện trở suất cao nên từ điểm B1 đến điểm O (điểm tương ứng với chuyển tiếp PN cực emitơ) được thay bằng điện trở RB1 thay đổi trong quá trình làm việc và từ điểm B2 đến O được thay bằng điện trở RB2 hầu như giữ cố định trong quá trình làm việc, tổng hai điện trở này bằng điện trở từ B1 đến B2 ký hiệu là RBB (RBB = RB1 + RB2). Chuyển tiếp PN được thay bằng điôt D.
B2 B1 B1 E P N B2 B1 E UEB1 UBB B2 B1 E
a. Cấu tạo. b. Ký hiệu. c. Sơ đồ tương đương.
RB2
RB1
O
Hình 7.1. Cấu tạo, ký hiệu và sơ đồ tương đương của UJT. D
119
Nếu đặt vào B1 và B2 một điện áp thì ta có điện áp tại điểm O khi cực E hở mạch là: BB BB 1 B 2 B 1 B 1 B BB O U R R R R R U U
Điện áp UO chính là điện áp đặt vào catôt của điôt D. Khi cực E hở mạch thì chỉ có dòng điện chạy từ B2 đến B1: BB BB B R U I
Nếu cực emitơ nối đất thì điôt D bị phân cực ngược và khi đó qua cực emitơ E chỉ có dòng ngược (IE0) chảy.
Nếu đặt vào giữa cực E và B1 một điện áp dương. Khi tăng UEB1 từ giá trị 0 đến UO thì sẽ IE0 giảm xuống 0, vì khi đó anôt và catôt của điôt D sẽ có điện thế như nhau. Nếu tiếp tục tăng UEB1 theo chiều dương thì điôt D sẽ được phân cực thuận và tạo ra dòng thuận chảy từ cực E bazơ của UJT. Khi điện áp phân cực thuận điôt D còn nhỏ, dòng thuận IE cũng còn nhỏ, nó chưa gây ảnh hưởng gì lớn đến điện trở RB1, nhưng khi tăng UEB1 đến một giá trị nhất định thì dòng IE sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến điện trở RB1 thường ký hiệu điện áp ứng với giá trị này là Uđh và dòng IE tương ứng với điện áp này là dòng Iđh, gọi là điện áp và dòng đỉnh. Khi đó các hạt dẫn được phun từ miền emitơ và miền B1 tăng lên đột ngột, khiến cho nồng độ hạt dẫn trong miền này tăng lên và do đó làm cho điện trở RB1 đột ngột giảm đi. Vì RB1 giảm nên UO cũng đột ngột giảm đi, khiến cho điôt D càng có xu hướng được phân cực thuận, dòng IE thuận tăng lên làm cho UO tiếp tục giảm. Trong qúa trình này D luôn phân cực thuận cho nên điện áp sụt trên nó không đáng kể, vì vậy có thể coi gần đúng UO = UEB1. Sau khi làm cho D thông dòng IE có xu hướng ngày một tăng còn điện áp UEB1 lại ngày một giảm, đó chính là nguyên nhân làm xuất hiện hiệu ứng điện trở âm trong UJT. Dòng IE không thể tăng mãi, nó bị giới hạn bởi điện trở nguồn. Sau khi được mở, UJT duy trì trạng thái này cho tới khi mạch vào hở mạch hoặc dòng IE giảm xuống giá trị quá nhỏ.