Mắc theo kiểu Collector chung (CC)

Một phần của tài liệu giáo trình linh kiện điện tử (Trang 91 - 93)

a. Đặc tuyến vào.

5.3.3.Mắc theo kiểu Collector chung (CC)

Trong cách mắc CC, điện áp vào được mắc giữa cực bazơ và cực colectơ, còn điện áp ra lấy từ cực emitơ và cực colectơ. Sơ đồ cách mắc CC được cho trên hình 5.12

a. Đặc tuyến vào.

Đặc tuyến vào (hình 5.13) là quan hệ giữa dòng điện vào IB biến thiên theo điện áp vào UBC khi điện áp ra UEC giữ không đổi.

IB = f(UBC) khi UEC = const

Để nhận được đặc tuyến vào trong cách mắc CC, cần giữ UEC ở một giá trị không đổi, thay đổi giá trị điện áp UBC và ghi lại giá trị dòng IB tương ứng, sau đó biểu diễn kết quả này trên trục toạ độ IB, UBC.

Nhận xét: Hình 5.12. Sơ đồ cách mắc CC. 1 2 3 4 5 6 V UCE 1 2 3 4 [mA] IC IB A 100 80 60 40 20 IB =20A 40A 60A 80A UCE=2V UCE=4V

92

Đặc tuyến vào của cách mắc CC có dạng khác hẳn so với đặc tuyến vào của hai cách mắc EC và BC. Bởi vì trong cách mắc mạch CC điện áp vào UBC phụ thuộc rất nhiều vào điện áp ra UEC (khi làm việc ở chế độ khuếch đại điện áp UBE đối với Transistor Silic luôn giữ khoảng 0,7V, còn Transistor Gemani vào khoảng 0,3V trong khi điện áp UEC biến đổi trong khoảng rộng). Với cùng một giá trị điện áp UEC dòng điện IB giảm khi điện áp UBC tăng.

b. Đặc tuyến ra.

Đặc tuyến ra là quan hệ giữa dòng điện ra IE biến thiên theo điện áp ra UEC khi dòng điện vào IB giữ không đổi.

IE = f(UEC) khi IB = const

Để nhận được đặc tuyến ra trong cách mắc CC, cần giữ IB ở một giá trị không đổi, thay đổi giá trị điện áp UEC và ghi lại giá trị dòng IE tương ứng, sau đó biểu diễn kết quả này trên trục toạ độ IE, UEC.

c. Đặc tuyến truyền đạt.

Đặc tuyến truyền đạt là quan hệ giữa dòng điện ra IE biến thiên theo dòng điện vào IB khi điện áp ra UEC giữ không đổi.

IE = f(IB) khi UEC = const

Để vẽ đặc tuyến này có hai cách: hoặc bằng thực nghiệm hoặc từ đặc tuyến ra. - Bằng thực nghiệm: giữ nguyên điện áp UEC, thay đổi dòng vào IB ghi lại các kết

quả tương ứng dòng IE, sau đó biểu diễn các kết quả thu được trên hệ toạ độ IE, IB. - Bằng cách suy ra từ đặc tuyến ra: Tại vị trí UEC cho trước trên đặc tuyến ra, vẽ đường song song với trục tung, đường này cắt đặc tuyến ra ở những điểm khác nhau. Tương ứng với giao điểm này tìm được giá trị IE. Trên hệ toạ độ IE, IB vẽ những điểm có toạ độ IE, IB vừa tìm được, nối các điểm này với nhau ta được đặc tuyến truyền đạt.

Bởi vì IC  IE cho nên đặc tuyến ra và đặc tuyến truyền đạt trong cách mắc CC tương tự như cách mắc EC nhưng thay IC bởi IE ,UCE bởi UEC .

Hình 5.13. Đặc tuyến vào của cách mắc CC đối với Transistor NPN.

1020 20 30 4 0 -1 -2 -3 -4 -5 UBC(V) IB(A) UCE = 2V UCE = 4V 5 0 6 0 7 0 9 0 8 0 100

93

Một phần của tài liệu giáo trình linh kiện điện tử (Trang 91 - 93)