Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thôngtin

Một phần của tài liệu Ứng dụng phầm mềm kipos tại trung tâm thư viện viện đại học mở (Trang 112)

9. Bố cục luận văn

3.3.1. Nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thôngtin

Thƣ viện cần nâng cấp hệ thống đƣờng truyền internet, đảm bảo tính nhanh và ổn định trong quá trình xử lý tài liệu cũng nhƣ khi bạn đọc tra cứu, sử dụng tài liệu số. Xây dựng mô hình mạng và máy chủ theo kiến trúc 3 lớp đáp ứng khả năng sẵn sàng và mở rộng cao, cụ thể nhƣ:

- Xây dựng hệ thống mạng backbone (mạng xƣơng sống) với tốc độ gigabits

- Xây dựng hệ thống máy chủ, cung cấp các dịch vụ web, ftp (file transfer protocol), vod (video on deman), mail, giao tiếp trực tuyến (chat conference)… với hệ thống lƣu giữ dữ liệu trên hang chục terabyte.

Nâng cấp hệ thống máy trạm cấu hình cao, giúp cán bộ thƣ viện xử lý tài liệu nhanh hơn,bạn đọc truy cập sử dụng tài liệu số thuận tiện hơn. Bên cạnh đó thƣ viện cần bảo hành bảo trì thƣờng xuyên các thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông.

Thƣ viện cần đầu tƣ mua thêm thiết bị lƣu trữ giữ liệu cho máy chủ. Vì số lƣợng tài liệu số của thƣ viện rất lớn, mục tiêu của thƣ viện là đẩy mạnh phát triển nguồn tin số, nâng cao dịch vụ cung cấp tài liệu số cho hệ đào tạo từ xa của Viện.

3.3.2. Trang bị các thiết bị hiện đại cho thư viện

Đầu tƣ cho thiết bị an ninh là một vấn đề cấp bách và cần thiết của thƣ viện. Hiện tại thƣ viện chƣa có hệ thống cổng từ, nên việc quản lý tài liệu và sự ra vào của bạn đọc tại thƣ viện chƣa đƣợc chặt chẽ, nhất là vào mùa thi, sinh viên lên học tại thƣ viện rất đông, cán bộ thƣ viện không thể kiểm soát hết đƣợc.

112

Hệ thống camera cần phải đƣợc sửa chữa và nâng cấp ngay, vì một số camera đã không còn hoạt động đƣợc.

Thƣ viện cần đầu tƣ mua thêm máy tra cứu đặt tại trƣớc cửa thƣ viện, để bạn đọc tiện sử dụng, mà không phải vào phòng đọc mạng để tra cứu tài liệu, rồi lại sang phòng đọc để mƣợn tài liệu.

3.4. Nhóm giải pháp về con ngƣời

3.4.1. Tăng cường đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ

Xã hội thông tin tri thức ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của cán bộ thƣ viện phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, bởi vì chính cán bộ thƣ viện là ngƣời đƣợc trao sứ mệnh hiện thực hóa các ý tƣởng của xã hội thôn tin và tri thức. Bên cạnh đó công nghệ thông tin đang làm thay đổi mối quan hệ giữa thông tin, thủ thƣ và bạn đọc, nên cùng với việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, thông tin và viễn thông vào quy trình nghiệp vụ của thƣ viện. Cán bộ thƣ viện phải là ngƣời đặt ngƣời dùng tin lên vị trí hàng đầu, không ngại tiếp xúc với những công nghệ mới, luôn làm chủ những công cụ mới, trang bị cho mình khả năng thích ứng để phục vụ có hiệu quả trong môi trƣờng thƣ viện đang phát triển nhanh chóng. Chính vì thế, việc tăng cƣờng đội ngũ cán bộ thƣ viện có trình độ là mục tiêu, và là giải pháp của các thƣ viện hiện đại nói chung, Trung tâm TTTV Viện ĐH Mở nói riêng.

Thƣ viện cần bổ sung nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ. Đặt ra mục tiêu tuyển dụng những cán bộ thƣ viện phải và biết cách vận dụng kỹ năng của mình vào việc truy cập thông tin, thu thập khai thác thông tin nhanh hơn, xác định vị trí, phân tích và kết nối thông tin một cách tinh vi hơn, để mang đến cho bạn đọc những thông tin có giá trị nhất.

113

Đẩy mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu về phần mềm thƣ viện, phát huy những sáng kiến mới mẻ để cùng với nhà cung cấp hoàn thiện phần mềm, cũng nhƣ hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thƣ viện.

Hàng năm, thƣ viện tăng cƣờng tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về trình độ chuyên môn cho cán bộ thƣ viện, để nâng cao năng lực cũng nhƣ lòng yêu nghề cho cán bộ.

Ngoài ra bản thân cán bộ thƣ viện cần phải đổi mới tƣ duy, ý thức và trách nhiệm đối với nghệ nghiệp. Phải coi trọng giá trị của công việc mình làm, đề cao đƣợc sứ mệnh của một ngƣời thủ thƣ trong xã hội thông tin, để tạo động lực làm việc, sáng tạo và đam mê trong công việc.

3.4.2. Trang bị kỹ năng thông tin cho bạn đọc

Hiện nay, trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt Viện ĐH Mở còn có mô hình đào tạo từ xa, thì việc đào tạo và nâng cao năng lực kỹ năng thông tin cho sinh viên là điều không thể thiếu trong hoạt động đào tạo của các trƣờng. Chính vì vậy thƣ viện cần trang bị kỹ năng thông tin cho bạn đọc nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm thƣ viện.

Bạn đọc đƣợc đào tạo kĩ năng thông tin sẽ nắm đƣợc các nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết nhu cầu thông tin, hoạch định chiến lƣợc tìm kiếm, kỹ năng tra cứu trên phần mềm, biết cách đánh giá và sử dụng thông tin một cách hợp lí để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu độc lập. Đây chính là nền tảng giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tƣ duy độc lập và sáng tạo trong học tập.

Thƣ viện cần tổ chức các khóa đào tạo hƣớng dẫn bạn đọc sử dụng thƣ viện, sử dụng phần mềm để tra cứu một cách chi tiết và cụ thể.

114

Tổ chức các cuộc thi giới thiệu sách, cảm nhận về sách, các buổi tọa đàm nói chuyện về sách, nhằm đẩy mạnh văn hóa đọc cho độc giả. Đặc biệt là thƣ viện thƣờng xuyên tuyên truyền giới thiệu sách mới cho độc giả, bằng hình thức giới thiệu trên website, giới thiệu trên bảng tin của thƣ viện, hoặc gửi email tới bạn đọc.

Thƣ viện cần đẩy mạnh hoạt động diễn đàn trên cổng thông tin, nhằm gắn kết bạn đọc với thƣ viện. Nội dung có thể chia sẻ các kỹ năng thông tin, thông báo các hoạt động của thƣ viện để bạn đọc có thể cập nhật đƣợc nhanh nhất, hay đàm luận theo từng chủ đề về sách, về phƣơng pháp đọc sách, hay đơn giản là chia sẻ một cuốn sách hay.

Thƣ viện cần thay đổi chính sách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thƣ viện hơn, thay đổi hình thức mƣợn sách phải đặt cọc tiền bằng cách phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng trong việc quản lý sinh viên mƣợn trả sách. Ví dụ nếu sinh viên trƣớc khi tốt nghiệp không trả đủ sách cho thƣ viện, sẽ không đƣợc hoàn tất thủ tục tốt nghiệp, hoặc có những chế tài cụ thể đối với những bạn mƣợn sách bị quá hạn, làm mất sách, làm hỏng sách.

115

KẾT LUẬN

Trong xu thế tin học hóa toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và viễn thông, thông tin và tri thức chính là sức mạnh để cải biến xã hội, nguồn lực thông tin là nguồn lực chiến lƣợc quan trọng của xã hội. Thƣ viện không còn đóng vai trò chỉ là nơi lƣu giữ thông tin, lƣu giữ những tinh hoa của nhân loại, thƣ viện còn phải là nơi phổ biến thông tin, đƣa thông tin đến với ngƣời dùng. Chính vì thế hiện đại hóa thƣ viện là xu hƣớng chung hiện nay, trong đó ứng dụng phần mềm quản lý thƣ viện trong công tác nghiệp vụ là một giải pháp vô cùng quan trọng nhằm tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin của bạn đọc.

Trung tâm TTTV Viện ĐH Mở Hà Nội là một cơ sở đào tạo đa ngành, có hệ đào tạo từ xa, vì thế sử dụng thông tin số một cách tiện ích nhanh chóng chính là nhu cầu lớn nhất của bạn đọc. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó, thƣ viện đã từng bƣớc xây dựng thƣ viện điện tử, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, xây dựng nguồn tài liệu số phong phú, đặc biệt thƣ viện đã ứng dụng phần mềm KIPOS để h trợ mọi hoạt động nghiệp vụ, giảm công sức và thời gian của cán bộ thƣ viện, đồng thời xây dựng đƣợc các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc.

Sau hơn 1 năm ứng dụng phần mềm KIPOS, Trung tâm TTTV Viện ĐH Mở Hà Nội đã từng bƣớc xây dựng thƣ viện điện tử, thu hút các bạn sinh viên sử dụng dịch vụ của thƣ viện hơn, đóng góp vào công cuộc đổi mới giáo dục của Nhà nƣớc nói chung và đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo của Nhà trƣờng nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng phần mềm, thƣ viện đang và sẽ dần khắc phục hoàn thiện để các

116

hoạt động trong thƣ viện diễn ra tuần tự, không rƣờm rà chồng chéo, thông tin đến với bạn đọc nhanh chóng và chất lƣợng hơn.

Nội dung luận văn đã đề cập tới quá trình ứng dụng phần mềm KIPOS tại Trung tâm TTTV Viện ĐH Mở Hà Nội, đánh giá những kết quả đƣợc cũng nhƣ chỉ ra những điểm còn hạn chế từ phía phần mềm cũng nhƣ phía ngƣời sử dụng. Phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn chế đó và đƣa ra giải pháp vừa để khắc phục, vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm.

Với những thay đổi trong lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi phần mềm thƣ viện để tiện ích hơn trong hoạt động nghiệp vụ, chắc chắn rằng trong tƣơng lai thƣ viện sẽ ngày càng phát triển. Thƣ viện sẽ trở thành nơi cung cấp nguồn thông tin thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên cũng nhƣ giảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý của Nhà trƣờng, làm tốt sứ mệnh là nơi chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học cho những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch.

2. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện

ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Viện Đại học Mở Hà Nội

3. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008) / Nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng

dụng phần mềm Libol 5.0 tại Thư viện trường ĐH Xây dựng Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

4. Nguyễn Huy Chƣơng (2011) / Nguyên lý và nội dung cơ bản của thƣ viện điện tử .- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội .- 149tr.

5. Nguyễn Huy Chƣơng (2009) / Tập bài giảng Thƣ viện điện tử : Dành cho học viên cao học ngành Khoa học Thông tin – Thƣ viện

6. Nguyễn Huy Chƣơng (2005), Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và

hoạt động trung tâm thông tin thư viện đại học, Đề tài nghiên cứu cấp

Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Huy Chƣơng (2014) / Phần mềm Quản trị Thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha cho hệ thống thư viện Việt Nam, Tạp chí Thông tin

và Tƣ liệu, (số 3), tr.12-18.

8. Trịnh Tất Đạt (2011) / Ứng dụng Phần mềm Ilib Easy trong hoạt động

thông tin thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa,

Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 6), tr.42-45.

9. Phan Ngọc Đông (2012) / Dspace – Giải pháp xây dựng thư viện số,

Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 3), tr.39-41.

10. Phan Ngọc Đông (2014) / Ứng dụng Phầm mềm Dspace phiên bản 4.0

trong xây dựng thư viện số, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 4), tr.5-9.

11. Nguyễn Tiến Đức (2005) / Xây dựng thƣ viện điện tử và vấn đề số hóa ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (số 2), tr.14-18.

118

12. Chu Vân Khánh (2006) / Khảo sát ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.0 tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Văn hóa.

13. Cao Minh Kiểm (2014) / Phát triển thư viện số: Những vấn đề cần xem

xét, Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (số 2), tr.3-9.

14. Nguyễn Thị Thu Hà (2011) / Lưu trữ và quản lý báo – tạp chí trong phân hệ Kiểm soát ấn phẩm định kỳ của phần mềm Vebrary, Tạp chí

Thƣ viện Việt Nam, (số 4), tr.52-57.

15. Nguyễn Minh Hiệp (2007) / Sử dụng Greenstone để xây dựng bộ sưu tập số thư viện, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 2), tr.12-17.

16. Nguyễn Minh Hiệp (2014) / Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số

ở Việt Nam, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 3) tr.20-25.

17. Đ Văn Hùng (2014) / Thư viện số và cán bộ thư viện số, Tạp chí

Thông tin và Tƣ liệu, (số 4), tr.3-11.

18. Đ Văn Hùng (2011) / Thư viện số và định hướng xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện ở Việt Nam, Kỷ yếu

“Một chặng đƣờng đào tạo và nghiên cứu Khoa học Thông tin Thƣ viện” .-H.: Đại học Quốc gia Hà Nội , tr.235-249.

19. Đồng Đức Hùng (2011) / Phát triển nguồn tài nguyên thông tin số trong các thư viện Việt Nam, Kỷ yếu “Một chặng đƣờng đào tạo và

nghiên cứu Khoa học Thông tin Thƣ viện” .-H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.250-259.

20. Tạ Bá Hƣng (2000) / Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên

tắc chỉ đạo, Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, (số 1), tr.2-6.

21. Nguyễn Thị Lan (2014) / Ứng dụng thư viện điện tử theo mô hình dịch

vụ tại Thư viện trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng, Tạp chí Thƣ viện

119

22. Lê Thị Lan, Nguyễn Thị Minh Trung (tháng 3/2014) / Chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện – Kinh nghiệm chuyển đổi dữ liệu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 2)tr. 41-42.

23. Nguyễn Thùy Linh (2011). / Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib tại các thư viện trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn.

24. Trƣơng Đại Lƣợng (2008) / Xu hƣớng phát triển OPAC thƣ viện, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 3), tr.11-15.

25. Tào Thị Thanh Mai (2013) / Ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Trung

tâm Thông tin thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,.

26. Phạm Thị Thanh Mai (2011) / Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol 6.0

tại Trung tâm Thông tin thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

27. Trần Nữ Quế Phƣơng (2011) / Vấn đề phát triển nguồn thông tin điện tử trong các thƣ viện hiện nay, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 5), tr.26-31.

28. Đinh Thúy Quỳnh (2014) / Một số chuẩn mô tả dữ liệu nhằm liên kết

và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện, Tạp chí Thƣ viện

Việt Nam, (số 4), tr.18-25.

29. Đoàn Phan Tân (2009) / Tin học tư liệu : Giáo trình dành cho sinh viên

ngành Thông tin - Thư viện và Quản trị thông tin .- H.: Đại học Quốc

gia Hà Nội .- 235tr.

30. Đoàn Phan Tân (2006)/ Thông tin học : Giáo trình dành cho sinh viên

ngành thông tin - thư viện và quản trị thông tin .- H.: Đại học Quốc gia

120

31. Đoàn Phan Tân (2001) / Tin học trong hoạt động Thông tin - Thư viện :

Giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin - Thư viện và quản trị thông tin .- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội .- 297tr.

32. Hứa Văn Thành (2012) / Ứng dụng phần mềm Vemis – Library vào dạy

học trong ngành Thông tin – Thư viện ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 1), tr.37-40.

33. Hứa Văn Thành (2013) / Thư viện số Elib – Giải pháp phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện trường cao đẳng, đại học, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (số 2), tr.38-41.

34. Trần Thu Thủy (2012) / Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol

6.0 tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phầm mềm kipos tại trung tâm thư viện viện đại học mở (Trang 112)