Phân hệ Tra cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng phầm mềm kipos tại trung tâm thư viện viện đại học mở (Trang 85 - 91)

9. Bố cục luận văn

2.1.5. Phân hệ Tra cứu

Trong xã hội học tập, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với ngƣời học. Để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho mình đòi hỏi ngƣời học phải có những kỹ năng tra cứu và đánh giá thông tin. Việc nắm bắt đƣợc các kỹ năng tra cứu thông tin giúp ngƣời đọc không những trang bị tốt cho mình nguồn tài liệu phong phú mà còn giúp mình làm chủ đƣợc nguồn tin, đánh giá đƣợc những thông tin mình tìm thấy để phục vụ cho quá trình học tập. Ngoài việc học trên lớp với những tài liệu của giảng viên cho sẵn, nếu đƣợc trang bị kỹ năng tra cứu vững vàng, ngƣời học không bị bó hẹp trong nguồn tài liệu sẵn có đó mà họ có thể tìm kiếm đƣợc tài liệu trong thƣ viện hoặc ở những nơi khác.

Phần mềm KIPOS với các tính năng tra cứu thông minh đã giúp ngƣời dùng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng mà chỉ mất vài giây, với hai giao diện tra cứu: trên windows cho cán bộ thƣ viện và trên web cho

85

bạn đọc với nhiều tính năng tìm kiếm hiệu quả: tìm lƣớt, tìm theo từ khóa, tìm chuyên gia, tìm kiếm toàn văn.

Tìm lướt: là tìm theo các từ, cụm từ, ký tự… theo trật tự vần chữ cái

dạng từ điển. Cách tìm lƣớt thƣờng đƣợc sử dụng khi ngƣời tìm tin không nhớ thật chính xác từ khóa, từ chuẩn để tìm tin hoặc dùng trong trƣờng hợp muốn tham khảo thêm các từ khóa, thuật ngữ khác để tìm tin cho phù hợp với mục đích tìm kiếm.

Để thực hiện tính năng tìm lƣớt, trên thanh công cụ Tìm kiếmTìm lướt, rồi gõ từ khóa mang nội dung cần tìm.

Ví dụ: Muốn tìm cuốn sách “Cambridge companion to moderm Bristish

culture”. Nhƣng bạn không nhớ chính xác tên cuốn sách đó mà chỉ nhớ nó bắt đầu bằng cụm từ “Cambridge”. Khi đó chức năng tìm lƣớt sẽ nhanh chóng giúp bạn tìm ra tài liệu mình cần.

Hình 2.30: Giao diện tìm lướt

Tìm theo từ khóa: Chức năng này tƣơng đƣơng với tìm kiếm nâng cao.

Có thể dùng nháy kép để tìm chính xác một cụm từ nào đó, dùng dấu ? để thay thế một từ mà bạn chƣa biết, dùng dấu * thay thế cho một chu i từ.

Ví dụ: Muốn tìm cuốn sách “Cambridge companion to moderm

86

trong tiêu đề, xuất bản sau năm 2005, và tên tác giả là Bigsby. Lúc này, chức năng tìm từ khóa sẽ giúp bạn đọc tìm ra cuốn sách đó.

Hình 2.31: Giao diện tìm theo từ khóa

Tìm tin trình độ cao: là một trong những phƣơng thức tìm kiếm đặc

biệt và hiệu quả khi nó cho phép ngƣời dùng xây dựng các biểu thức điều kiện tìm kiếm dựa trên các quy ƣớc về trƣờng tìm kiếm, quy ƣớc về ký hiệu toán tử.

Quy ƣớc về trƣờng tìm kiếm: a - tác giả, t - nhan đề, s - chủ đề, g -

điểm truy cập chính ( gồm a:, t:, s:,), d - năm xuất bản, aw - mọi trƣờng Quy ƣớc về ký hiệu toán tử tìm kiếm: & và, + hoặc, - không

Ví dụ: Muốn tìm cuốn sách “Kỹ thuật sản xuất muối khoáng từ nƣớc

biển” của tác giả Vũ Bội Tuyền. Bạn chỉ nhớ đƣợc 1 vài thông tin nhƣ trong nhan đề có từ “sản xuất muối khoáng”, tác giả tên Tuyền, xuất bản năm 197 mấy. Bạn có thể xây dựng biểu thức điều kiện nhƣ sau để tìm kiếm: a: tuyền

& t:sản xuất muối khoáng & d: 197? ( Biểu thức này có nghĩa là tìm tác giả tên Tuyền và nhan đề có chứa từ “sản xuất muối khoáng” và xuất bản khoảng năm 197 mấy )

87

Hình 2.32: Giao diện tìm tin trình độ cao

Tìm kiếm toàn văn: là phƣơng thức truy tìm từ khóa mà sử dụng bất cứ

từ ngữ nào trong tài liệu từ nhan đề cho đến nội dung đều đƣợc.

Ví dụ: Muốn tìm cuốn sách “Decontamination of fresh and minimally

processed produce”. Bạn gõ cụm từ “fresh and minimally” thì KIPOS sẽ truy tìm sự xuất hiện của cụm từ này trong cả nhan đề, tóm tắt… và cả nội dung của tài liệu.

88

Ngoài ra, khả năng tra cứu liên thƣ viện của Kipos rất mạnh mẽ, khả năng tìm kiếm đồng thời hàng trăm thƣ mục với các thƣ viện trong và ngoài nƣớc. Tại giao diện tra cứu của Trung tâm TTTV Viện ĐH Mở Hà Nội, bạn đọc có thể tra cứu liên thƣ viện với một số thƣ viện lớn trên thế giới và trong nƣớc nhƣ: Thƣ viện Quốc hội Mỹ, Thƣ viện Quốc gia Australia, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ viện ĐH Quốc gia TPHCM, Thƣ viện ĐH Bách khoa HN.

Hình 2.34: Giao diện tìm kiếm liên thư viện

Ví dụ: Bạn muốn tìm cuốn sách “ The C# programming language”

đƣợc lƣu trữ trong thƣ viện quốc gia Australia hoặc lƣu trong thƣ viện Congress, thì click chọn National Library of Australia, chọn Nhan đề và gõ chữ The C# programming language, chọn Tìm kiếm, kết quả sẽ là:

89

Hình 2.35: Giao diện kết quả tìm kiếm liên thư viện

Kết quả tra cứu cuối cùng của tất cả các loại tìm kiếm bao giờ cũng thể hiện rất rõ ràng các nội dung từ mô tả cuốn sách, cho đến việc thể hiện cuốn sách ở dạng nào, tài liệu văn bản hay tài liệu số.

Hình 2.36: Giao diện chung kết quả tìm kiếm

Nhận xét thực trạng ứng dụng phân hệ Tra cứu

Phân hệ tra cứu của phần mềm KIPOS đã h trợ một cách đắc lực trong quá trình tìm tin, cung cấp cho ngƣời dùng những kiến thức tra cứu rõ ràng,

90

cụ thể và dễ hiểu, giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu mình cần một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Khi đã có kiến thức về tra cứu vững vàng, bạn đọc có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động, hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình. Từ đó nâng cao khả năng học tập độc lập, bởi vì khi đó bạn đọc đã nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phầm mềm kipos tại trung tâm thư viện viện đại học mở (Trang 85 - 91)