Sự cần thiết của việc đào tạo nhân sự đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân sự tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 39)

Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triểm của mỗi công ty. Vì vậy, các doanh nghiệp không tiếc công sức đầu tư cho công tác tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Nhưng thực tế cho thấy các nhà lãnh đạo và quản trị luôn than phiền về chất lượng nhân viên của mình. Vấn đề đặt ra là các chủ doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng mức vai trò của công tác đào tạo trong quá trình làm việc. Vì vậy, nhìn

35

lại thực trạng nguồn nhân sự hiện nay, từ đó chỉ ra các vai trò của đào tạo nội bộ là rất cần thiết đối với các NHTM.

1.3.2.1. Với doanh nghiệp

- Giảm bớt được sự giám sát, sử dụng tốt những người có năng lực làm việc cho doanh nghiệp

- Giảm bớt tai nạn, tăng sự hợp tác tốt hơn giữa những người lao động với nhau - Tăng sự ổn định của tổ chức, năng suất, hiệu quả thực hiện công việc

- Ổn định và nâng cao chất lượng lao động, tạo điều kiện áp dụng khoa học tiên tiến vào doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trong và ngoài ngành

- Đào tạo đội ngũ chuyên môn kế cận, làm nòng cốt cho công ty trong giai đoạn mới

- Lợi ích của người lao động và mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp thống nhất với nhau, tăng sự gắn bó của mỗi người lao động với doanh nghiệp

1.3.2.2. Với người lao động

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động

- Tạo cho người lao động có cách nhìn mới, tư duy mới cơ sở để phát huy tính sáng tạo trong công việc thích ứng với môi trường hiện tại và các biến động trong tương lai

36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH MÊ LINH 2.1. Tổng quan về NHNN & PTNT Mê Linh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHNN & PTNT Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nước: tất cả các chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố; ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung ương được hình thành trên cơ sở vụ tín dụng nông nghiệp ngân hàng nhà nước và một số cán bộ của Vụ tín dụng thương nghiệp, ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị khác.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN & PTNT) Mê Linh là Chi nhánh ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc NHNN & PTNT Việt Nam, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Tháng 9 năm 1991, NHNN & PTNT Mê Linh là một chi nhánh huyện thị được tách ra từ NHNN & PTNT Hà Nội và năm 2008 nâng cấp thành chi nhánh cấp I. Các lĩnh vực kinh doanh của NHNN & PTNT Mê Linh gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ kinh doanh đối ngoại và các sản phẩm dịch vụ khác.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT Mê Linh được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

37

- Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh. Giúp việc điều hành chi nhánh có 02 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc chi nhánh theo quy định.

- Các phòng ban chi nhánh NHNN & PTNT Mê Linh được tổ chức thành

3 khối: Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng Tín dụng, Phòng thanh

toán quốc tế, Phòng dịch vụ & Marketing, Phòng kế toán ngân quỹ, các phòng

giao dịch; Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng ban: Phòng kế hoạch nguồn vốn và phòng tin học; Khối quản lý nội bộ: Phòng hành chính nhân sự và Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Mê Linh giai đoạn 2012-2014 đoạn 2012-2014

Về tổng huy động vốn: Tổng huy động vốn tăng qua các năm từ 2012 đến 2014. Năm 2013 tăng 1.28 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng 1,16 lần so với năm 2013. Về sử dụng vốn: Doanh số cho vay năm 2013 tăng 1,05 lần so với 2012 song năm 2014 lại giảm nhẹ 0,87 lần so với 2013.

Tỉ lệ doanh số cho vay trên tổng số vốn huy động năm 2012 là 99% đến năm 2013 giảm xuống là 81% và năm 2014 xuống còn 61%. Xu hướng giảm này khắc họa tình trạng chung của ngành tài chính ngân hàng trong giai đoạn này, khó tăng trưởng tín dụng sau hàng loạt vụ đổ vỡ bong bóng bất động sản.

Tuy nhiên tỷ lệ này ở NHNN & PTNT Mê Linh vẫn ở mức cao cho thấy vốn huy động được quay vòng kinh doanh chứ không nằm đọng trong ngân

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT Mê Linh (2012-2014)

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 I-Tổng huy động vốn

-Theo thành phần kinh tế 1469 1894 2212

+Huy động dân cư 658 700 797

+Huy động TCKT 811 1194 1415

-Theo thời gian huy động 1469 1894 2212

+Không kỳ hạn&dưới 12 tháng 1203 1640 1937 +Có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 93 85 127 +Trên 24 tháng 173 169 148 II-Sử dụng vốn

Doanh số cho vay 1468 1551 1360

Doanh số thu nợ 1300 1371 1175

Dư nợ 1003 1183 1368

-Theo loại ngọai tệ

+Nội tệ 945 1125 1324

+Ngoại tệ(quy đổi) 58 58 44

-Theo thời hạn cho vay

+Ngắn hạnVND

+ Ngắn hạn USD quy đổi

888 58 1014 58 1157 44 +Trung hạn 48 63 69 +Dài hạn 9 48 98

39

III-Tổng thu 199 214 259

IV- Tổng chi 178 186 228

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn NHNN & PTNT Mê Linh)

Về tổng thu, chi: Tổng thu, chi của chi nhánh cũng tăng nhanh qua các năm, chênh lệch giữa thu và chi cũng tăng cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả.

Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu trên có một số chỉ tiêu khác phản ánh sự phát triển dịch vụ của chi nhánh. Nghiệp vụ bảo lãnh: Trong năm 2014 chi nhánh đã thực hiện tổng số món phát hành bảo lãnh đạt 140 món tăng so với năm 2013 là 65 món, hiện tại còn 69 món với số dư bảo lãnh là 28,392 tỷ đồng, số phí thu được là 296 triệu đồng và không có khách hàng nào khó khăn trong thanh toán. Kinh doanh ngoại tệ năm 2014 doanh số mua là 65,374 triệu USD, doanh số bán là 65.349 triệu USD, tăng so với năm 2013 là 35,6 triệu USD. Tổng số phát hành thẻ đến 31/12/2014 là 6276 thẻ tăng 2986 thẻ so với năm 2013.

2.1.4 Tình hình sử dụng lao động tại NHNN & PTNT Mê Linh

Qua biểu số liệu dưới đây có thể nhận thấy, tỷ lệ lao động nữ chiếm 59,3%, lao động nam chiếm 40,7%, đây là đặc thù giới tính của nhân sự ngành ngân hàng. Lao động có trình độ cao rất thấp (bao gồm cả cán bộ quản lý) chỉ 5,7% có trình độ trên đại học, độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh là 37 tuổi trong đó trên 35 tuổi chiếm 36,3%, dưới 35 tuổi chiếm 63,7%, lực lượng lao động khá trẻ.

Đồng thời, NHNN & PTNT Mê Linh có một vài đặc điểm nhân sự khá đặc thù:

-Theo truyền thống chung của hệ thống NHNN & PTNT chủ trương tiếp nhận con em của cán bộ công tác trong ngành, việc tuyển dụng của đơn vị không tiến hành thi tuyển cạnh tranh mà đề xuất các tiêu chí tối thiểu và vị trí

40

công việc đang khuyết, sau đó tuyển dụng từ những đối tượng là con em trong ngành được giới thiệu. Do vậy, cán bộ của đơn vị chủ yếu đều là con em, người nhà trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam. Truyền thống này có ưu điểm là tính ổn định nhân sự trong hệ thống tương đối cao, tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp “cha truyền con nối” phát huy những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, bất cập cũng vì thế mà nảy sinh không ít. Chủ trương này làm giảm năng lực cạnh tranh của đơn vị, đầu vào lao động thường không cao, và khi đã ổn định công việc thường chủ quan, bị động trong công việc vì không có động lực hay áp lực phấn đấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, NHNN & PTNT Mê Linh có 157 cán bộ công nhân viên với cơ cấu lao động như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của NHNN & PTNT Mê Linh tính đến

31/12/2014

Phân loại lao động theo Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ%

Giới tính Tổng số 157 100 Nam 64 40,7 Nữ 93 59,3 Trình độ đào tạo Tổng số 157 100 Cao học 9 5,7 Đại học 82 52,2 Cao đẳng 43 27,3 Trung cấp 20 12,7 Khác 10 2,8 Độ tuổi Tổng số 157 100 Trên 35 tuổi 57 36,3 Dưới 35 tuổi 100 63,7

41 Loại hợp đồng lao động Tổng số 157 100 Không xác định thời hạn 137 87,3 Xác định thời hạn 20 12,7

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự NHNN & PTNT Mê Linh)

-NHNN & PTNT Mê Linh đặt trụ sở tại xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội và địa bàn hoạt động của đơn vị cũng chủ yếu tại khu vực này. Đây là khu vực vốn thuần nông, nhờ có dự án Khu công nghiệp nên tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Lao động của đơn vị đều cư trú xung quanh địa bàn này, mức độ tiếp cận sản phẩm mới, công nghệ, ngoại ngữ của các cán bộ trong đơn vị nói chung khá thấp, thiếu nhạy bén khi đặt trong yêu cầu về nguồn nhân lực cho một tổ chức tài chính tiền tệ thời kỳ mới.

2.2 Thực trạng công tác đào tạo tại NHNN & PTNT Mê Linh

2.2.1 Nguồn lực dành cho công tác đào tạo 2.2.1.1. Nhân lực 2.2.1.1. Nhân lực

Bộ phận phụ trách đào tạo nhân sự của NHNN & PTNT Mê Linh trực thuộc phòng Hành chính & Nhân sự chịu sự điều hành theo cơ chế sau :

Ban Giám đốc Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Bộ phận phụ trách đào tạoCác phòng, ban khác có liên quan.

Ban giám đốc luôn đứng đầu, chỉ đạo vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phòng Hành chính nhân sự có chức năng tham mưu giúp ban giám đốc trong quản lý điều hành chung, tổ chức thực hiện mọi công tác về hành chính nhân sự. Trưởng phòng Hành chính nhân sự chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về lĩnh vực đào tạo, lập kế hoạch quy hoạch công tác cán bộ đào tạo; lập kế hoạch về chương trình đào tạo và phát triển, kinh phí đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ lao động.

42

Bên cạnh đó, là một đơn vị thành viên của NHNN & PTNT Việt Nam, NHNN & PTNT Mê Linh chủ yếu được tiếp nhận các chương trình đào tạo do Trường đào tạo cán bộ NHNN & PTNT Việt Nam cung cấp. Trường đào tạo cán bộ NHNN & PTNT Việt Nam có tiền thân là Trung tâm đào tạo NHNN & PTNT Việt Nam, hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do chủ tịch Hội đồng quản trị NHNN & PTNT Việt Nam ban hành, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ trong điều kiện mới: đào tạo về các nghiệp vụ quản trị điều hành, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, các sản phẩm, dịch vụ mới và đào tạo giảng viên kiêm chức. Đội ngũ làm công tác đào tạo đã không ngừng được củng cố cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống 13 cơ sở đào tạo khu vực được xây dựng theo từng vùng, tại những địa điểm thuận lợi giao thông, gần các trường đại học, học viện. Dưới sự quản lý, điều hành của Trường đào tạo cán bộ, các cơ sở đào tạo khu vực đã ngày một hoàn thiện về mô hình tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy. Nếu như trong năm 2001, các cơ sở đào tạo khu vực chưa có quy chế hoạt động, bộ máy tổ chức và còn trang bị đơn giản thì đến nay, mỗi cơ sở đào tạo khu vực đều có bộ máy tổ chức bán chuyên trách hoàn thiện với các chức danh giám đốc, phó giám đốc và cán bộ kiêm nhiệm đảm bảo quản lý tốt cơ sở vật chất và chất lượng các lớp học. Mỗi cơ sở được giao nhiệm vụ cụ thể phụ trách một số đơn vị thành viên trong khu vực, được trang bị phòng máy tính hiện đại, phòng học, phòng ở khang trang [20, tr 209].

2.2.1.2. Tài chính

Khi lập kế hoạch đào tạo nhân sự thì kế hoạch về tài chính là không thể thiếu, kế hoạch đào tạo phải phù hợp với nguồn lực tài chính của đơn vị. Bên cạnh chủ động trong công việc kinh doanh, hạch toán doanh thu, thì hàng năm đơn vị đều trích một khoản kinh phí để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được mục tiêu phát triển của mình. NHNN &

43

PTNT Mê Linh có mô hình không lớn, lợi nhuận hàng năm thu được không cao, bên cạnh trích lợi nhuận để lập quỹ dành cho đào tạo (quỹ đầu tư phát triển) thì còn rất nhiều quỹ khác như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính.. Chính vì vậy NHNN & PTNT Mê Linh luôn có sự hạch toán, phân bổ hợp lý để công tác đào tạo nhân sự được thực hiện theo kế hoạch và mang lại hiệu quả.

2.2.2. Các chính sách đào tạo nhân sự cơ bản của NHNN & PTNT Mê Linh 2.2.2.1. Chính sách điều tra, phân tích nhu cầu thực tế về đào tạo nhân sự 2.2.2.1. Chính sách điều tra, phân tích nhu cầu thực tế về đào tạo nhân sự

Phân tích, xác định nhu cầu thực tế về đào tạo nhân sự là công việc rất quan trọng. Nắm được người học mong muốn gì để đưa ra nội dung bài giảng sát thực nhất, phương pháp truyền đạt tốt nhất thì việc đào tạo mới thật sự có ý nghĩa và thật sự gần gũi với người học. Xác định được điều đó, bộ phận phụ trách đào tạo của NHNN & PTNT Mê Linh đã đề ra chính sách cụ thể để xây dựng được những chương trình đào tạo ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn.

Thông qua điều tra thái độ của cán bộ tham gia đào tạo về việc đánh giá các chương trình đào tạo trước trên các phương diện: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực…Từ đó phân tích đánh giá về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo, những điểm yếu, điểm mạnh của chương trình đào tạo và tính hiệu quả kinh tế của chương trình (bằng việc đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, so sánh chi phí và lợi ích của công tác đào tạo).

2.2.2.2. Chính sách về chương trình đào tạo a. Chính sách đào tạo toàn diện:

Khi người lao động mới được tuyển dụng vào làm việc tại NHNN & PTNT Mê Linh, thường phải trải qua các chương trình đào tạo sau:

44

Đào tạo kiến thức tuân thủ bắt buộc: Áp dụng ngay sau khi người lao

động được tuyển dụng, mục tiêu nhằm giúp học viên hiểu được khái quát về môi trường, tổ chức, các hoạt động chính của đơn vị, cùng các quy trình, quy định liên quan. Đào tạo cơ bản theo những chương trình nội dung bắt buộc theo tiêu chuẩn hóa cán bộ viên chức trong toàn hệ thống. Chương trình này thường áp dụng theo hình thức tổ chức lớp học tập trung truyền thống (truyền đạt thông tin, kiến thức một chiều từ giảng viên đến học viên với lớp học có

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân sự tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh mê linh (Trang 39)