Sau khi cân nhắc các vấn đề chiến lược trong đào tạo, xác định được nhu cầu, doanh nghiệp cần đi bước tiếp theo là xác định nội dung chương trình và thực hiện theo sơ đồ sau:
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp
Triển khai thực hiện chương trình đào tạo
Đánh giá hiệu quả chương
24
Hình 1.1. Sơ đồ quá trình đào tạo
(Nguồn: R.Wayne Mondy anh Rober M. Noe, Op. Cit, Tr.26) 1.2.2.1. Đào tạo nơi làm việc
Đây là hình thức đào tạo học viên cách thức thực hiện ngay trong quá trình làm việc.Tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp, ở các chức vụ khác nhau, từ thấp đến cao, trong quá trình làm việc đều rút ra được kinh nghiệm cho mình để thực hiện công việc tốt hơn. Việc đào tạo thường được phân công theo kế hoạch đào tạo giữa người hướng dẫn hoặc các nhân viên lành nghề với những nhân viên có tay nghề thấp.
Các dạng phổ biến nhất tại nơi làm việc gồm có các hình thức sau: a. Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ:
Đây là hình thức mà trong quá trình thực hiện học viên sẽ quan sát và ghi nhớ, học tập, thực hiện công việc theo cách người hướng dẫn đã làm. Phương pháp này thường được áp dụng đào tạo công nhân kỹ thuật lẫn các quản trị gia. Khi đào tạo công nhân kỹ thuật, quá trình thực hiện được diễn ra như sau:
+ Giải thích cho công nhân mới về toàn bộ công việc. + Thao tác mẫu cách thực hiện công việc.
+ Để công nhân thực hiện thử công việc từ chậm đến nhanh.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn giải thích cho công nhân cách thức thực hiện công việc tốt hơn.
+ Để công nhân tự thực hiện công việc, khuyến khích công nhân khi họ đã đạt được tiêu chuẩn mẫu về số lượng và chất lượng của công việc.
Khi đào tạo các quản trị gia, học viên sẽ được làm việc trực tiếp với người mà họ sẽ thay thế trong tương lai, người này sẽ có trách nhiệm hướng
25
dẫn cho học viên cách thức giải quyết tất cả mọi vấn đề trong phạm vi trách nhiệm.
Hình thức đào tạo này có các ưu, khuyết điểm sau: + Ưu điểm:
- Đơn giản dễ tổ chức, lại có thể đào tạo nhiều người cùng một lúc. - Ít tốn kém, trong quá trình đào tạo học viên cũng có thể tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp không cần có các phương tiện phục vụ như phòng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy riêng...
- Học viên nắm ngay được cách thức giải quyết các vấn đề thực tế và mau chóng có thông tin phản hồi về kết quả đào tạo.
+ Nhược điểm:
- Người hướng dẫn thường không có kinh nghiệm về sư phạm giảng dạy, do đó có thể hướng dẫn học viên không theo trình tự từ dễ đến khó, không đúng theo quy trình công nghệ mới khiến các học viên khó tiếp thu.
- Người hướng dẫn có thể cảm thấy rằng các học viên giỏi, tiếp thu nhanh sẽ là mối nguy hiểm cạnh tranh công việc nên sự hướng dẫn có thể chưa được nhiệt tình.
b. Luân phiên thay đổi công việc :
Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn trong công việc. Kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc này rất cần thiết cho họ sau này để đảm nhận các công việc khác ở vị trí cao hơn.
+ Ưu điểm :
Giúp học viên được đào tạo đa kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau.Doanh nghiệp có thể phân công,
26
bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động giữa các phòng ban có hiệu quả cao hơn, còn nhân viên có khả năng thăng tiến cao hơn.
Giúp học viên kiểm tra, phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho phù hợp.
27
1.2.2.2. Đào tạo ngoài nơi làm việc
Gồm một số phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu tình huống:
Phương pháp này thường được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị gia. Học viên được nghiên cứu các tình huống về tổ chức, quản lý xảy ra trong và ngoài doanh nghiệp.
+ Ưu điểm:
- Tạo khả năng lớn nhất để mọi người cùng tham gia, phát biểu các quan điểm khác nhau và đưa ra quyết định.
- Giúp cho học viên làm quen với cách phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Để nâng cao hiệu quả của phương pháp cần chú ý:
- Đưa ra các tình huống từ trong hoạt động của công ty, điều này có thể làm cho học viên say mê với tình huống, giúp học viên hiểu thêm về công việc trong doanh nghiệp và dễ dàng chuyển các kiến thức đã học thành kinh nghiệm trong công tác.
- Chuẩn bị tình huống kỹ lưỡng trước khi đưa ra cho học viên. b. Trò chơi quản trị:
Học viên được đảm nhận một vị trí nào đó trong các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp và tự giải quyết các tình huống xảy ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Mỗi doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chủ yếu của mình và đề ra quyết định tương ứng nhằm đạt được các mục tiêu đó.
+ Ưu điểm:
- Trò chơi sinh động, mang tính cạnh tranh hấp dẫn.
- Học viên học được cách phán đoán những gì môi trường kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.
28
- Học viên có cơ hội phát triển khả năng giải quyết mọi vấn đề, đề ra chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp của doanh nghiệp.
- Học viên được phát triển khả năng lãnh đạo và khuyến khích khả năng hợp tác, làm việc tập thể.
+ Nhược điểm: - Đòi hỏi chi phí cao.
- Học viên chỉ được chọn một trong các tình huống có sẵn làm hạn chế các tình huống sáng tạo khác.
c. Phương pháp hội thảo:
Các cuộc hội thảo thường được tổ chức nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng xếp đặt mục tiêu, khả năng kích thích khả năng ra quyết định ...
Các đề tài của hội thảo như: + Quản trị học
+ Quản trị nguồn nhân lực + Tâm lý và nghệ thuật quản trị + Quản trị tài chính
+ Quản trị dự án + Quản trị marketing + Quản trị sản xuất
d. Phương pháp liên hệ với các trường dạy học:
Các chương trình tiếp tục đào tạo chung về nghệ thuật lãnh đạo.
Các chương trình các khoá đào tạo riêng biệt nhằm cung cấp thêm các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực: tài chính, kế toán, sản xuất...
Các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp sau đại học, các khoá này thường được tổ chức theo kiểu vừa làm vừa học hoặc học tập trung vào ngày
29
nghỉ... Nói chung tuỳ theo hình thức mà doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp, theo mục đích và yêu cầu của mình.