Tuy áp dụng hình thức Nhật ký chung, nhưng hiện nay, công ty đang dần phát triển, mở rộng hơn quy mô sản xuất, dẫn đến khối lượng công việc tăng lên đáng kể, nhất là khi công ty đưa vào sử dụng thêm nhiều TSCĐ. Điều này làm cho việc ghi chép số liệu dễ bị trùng lặp, gây khó khăn trong hạch toán.
Công tác hạch toán và ghi chép các nghiệp vụ TSCĐ đều tập trung tại phòng kế toán, nên khối lượng công việc nhiều và dồn vào cuối quý, cuối năm báo cáo tài chính thường hay chậm trễ.
Việc ghi chép sổ sách chưa cụ thể, nghĩa là không chi tiết từng sổ kế toán riêng cho từng phân xưởng mà tất cả đều được hạch toán toàn bộ vào một cuốn sổ theo dõi TSCĐ cho toàn Công ty. Dù thuận tiện trong khâu lưu trữ bảo quản,
nhưng ngược lại, sổ sẽ cồng kềnh và khó theo dõi hơn một khi Công ty ngày càng mở rộng quy mô như hiện nay.
Công ty không quy định cụ thể việc đánh số hiệu cho từng nhóm TSCĐ, mà chỉ đánh số hiệu chung chung tùy theo tên gọi của tài sản, chẳng hạn, máy
xúc là X (X-21 hay X-22), máy in là I... gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐ trong phạm vị toàn công ty cũng như theo từng bộ phận sử dụng.
Đó là sự thay đổi của hệ thống Luật Kế Toán -Tài Chính đã làm cho công tác kế toán bị chậm lại, do kế toán chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi đó và công tác kế toán được làm theo thủ công nên cũng có những trường hợp sai số trong quá trình thực hiện.
3.2 Các kiến nghị
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, phản ánh năng lực hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... Bởi vậy, việc hạch toán TSCĐ hợp lý sẽ giúp Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Vì vậy, Công ty cần phải có những xem xét cụ thể về tình hình thực tế tại đơn vị, để từ đó có những biện pháp hạch toán và sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất trong tình hình thực tế hiện nay tại Công ty.
Cần ghi chép sổ sách cụ thể hơn, chi tiết từng sổ kế toán riêng cho từng phần xưởng, kế toán không nên hạch toán toàn bộ vào một cuốn sổ theo dõi TSCĐ cho toàn Công ty.Ghi chép sổ sách theo đúng quy định của Bộ Tài Chínhđã đề ra, đặc biệt, khi xóa sổ không được sử dụng bút xóa, phải tiến hành
lần lượt các bút toán xóa sổ cần thiết, phù hợp với nghiệp vụ ghi sai hoặc cần sửa chữa.
Tại Công ty, một yêu cầu đang được đặt ra là áp dụng máy tính vào công tác kế toán. Mà hình thức sổ sách kế toán Công ty đang áp dụng là hình thức “Nhật ký chung”. Hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ nhân viên kế toán tại Công ty.
Việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc, và kèm theo đó sẽ giảm được một số lượng lớn các sổ sách.
Hình thức áp dụng viết phần mềm thông dụng nhất là hình thức “Nhật ký chung”, giống như hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng. Hình thức này có sổ sách gọn, kết cấu sổ và phương pháp ghi chép đơn giản, cùng với việc ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế sẽ rất thuận tiện cho việc theo dõi toàn quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, bên cạnh các tài sản hình thành từ nguồn vốn tự có, công ty cũng có một số tài sản thuê ngoài, tuy nhiên số lượng TSCĐ này còn quá ít. Hơn nữa, dù việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những trong tình trạng vật giá leo thang như hiện nay, công ty không thể tránh khỏi tình trạng thiếu nguồn vốn. Do đó, công ty nên tiến hành xem xét phát triển hình thức thuê hoạt động hơn trong tương lai, đồng thời áp dụng hình thức “thuê tài chính” vì những ưu điểm của nó.
Qua phân tích, ta nhận thấy việc công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây dựng AVS là rất cần thiết. Tuy nhiên, công tác còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan. Nó đòi hỏi phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Điều này phụ thuộc vào tình hình kinh doanh tại Công ty.
KẾT LUẬN
Công tác kế toán TSCĐ chỉ là một bộ phận nhỏ trong công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng AVS nhưng nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng AVS đã giúp em học hỏi được nhiều điều từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập cơ sở ngành này không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ dẫn của thầy và ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng AVS để bài báo cáo này thực sự được hoàn thiện.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Dự đã đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập cơ sở ngành. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng AVS mà trực tiếp là các nhân viên phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập cơ sở ngành.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính của trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
2. Quyết định số 48/2006 QĐ – BTC ngày14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
4. Các chứng từ, sổ sách của Công ty cổ phần xây dựng AVS. 5. Một số website tham khảo :
- Kế toán trưởng: www.ketoantruong.com.vn
- Bộ tài chính: www.mof.gov.vn
- Chính phủ Việt Nam: www.chinhphu.vn
- Tạp chí kế toán: www.tapchiketoan.com.vn
- Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vn