Hoạt động thu, chi và thanh toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AVS (Trang 43)

2.2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật:

- Luật kế toán số 03/2003/QH11 được ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003.

Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Thông tư số 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2012 Quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.

+ Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam:Đối với việc thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong năm tài chính thì thực hiện theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh theo quy định của pháp luật.Đối với việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì thực hiện theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

+ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán (quý, bán niên, năm):Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra “đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do việc đánh giá lại số dư cuối kỳ sau khi bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm, số chênh lệch còn lại được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ

- Nghị định của chính phủ số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 với nội dung chủ yếu là:

Theo Điều 17: Quy định đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính

+ Số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập BCTC.

+ Làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Theo điều 28, 29: Công ty phải bảo quản tài liệu kế toán đầy đủ, an toàn, tài liệu kế toán của đơn vị kế toán nào phải được lưu trữ tại kho của đơn vị kế toán.

2.2.1.2 Thực trạng vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán thu, chi, thanh toán tại công ty cổ phần xây dựng AVS chi, thanh toán tại công ty cổ phần xây dựng AVS

Công ty đã vận dụng đúng Thông tư số 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp:Ngoài VNĐ, đồng tiền hạch toán có thể là ngoại tệ, trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình báo cáo tài chính.

Bên cạnh các Thông tư của Bộ tài chính, nghị định của Chính phủ Công ty cổ phần xây dựng AVS còn có 1 số quy định riêng về hoạt động thu, chi, thanh toán trong nội Công ty. Quy định này do giám đốc công ty quyết định

- Với các khoản chi từ 10.000.000 đồng trở lên phải được giám đốc công ty duyệt chi.

- Với các khoản chi từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng phải được kế toán trưởng duyệt chi.

- Với các khoản chi dưới 500.000đồng cho phép các thành viên trong công ty tự chi rồi về thanh toán.

Ngoài ra, tại công ty vẫn đang hạch toán thu chi theo Thông tư 161/2007/TT-BTC, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007, Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 10, 14, 15, 16 và 21.

2.2.2 Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định2.2.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật: 2.2.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật:

-Chuẩn mực kế toán chẩn mực kế toán số 03 ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tài sản cố định hữu hình.

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư này thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ về giá trị của TSCĐ phải từ 30.000.000 đồng trở lên. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các TSCĐ này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sát nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

2.2.2.2 Thực trạng vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty. tại Công ty.

Hiện nay công ty áp dụngThông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2013.

Công ty đang áp dụng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng

- Chứng từ công ty sử dụng hạch toán TSCĐ:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ - Mẫu 01-TSCĐ/HD + Biên bản thanh lí TSCĐ - Mẫu 02-TSCĐ/HD

+ Biên bản SCL TSCĐ hoàn thành - Mẫu 03-TSCĐ/HD + Biên bản kiểm kê TSCĐ - Mẫu 05-TSCĐ/HD

+ Biên tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Mẫu 06-TSCĐ/HD - Sổ sách kế toán :

+ Thẻ TSCĐ - Mẫu S12-DNN + Sổ TSCĐ - Mẫu S10-DNN

Thủ tục, chứng từ luân chuyển kế toán TSCĐ:

- Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;

+ Kiểm tra chứng từ kế toán ; + Ghi sổ kế toán;

+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Công ty sử dụng đúng mẫu chứng từ bắt buộc của BTC ban hành, ngoài ra còn sử dụng chứng từ hướng dẫn đề phù hợp với công ty như :Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ

2.2.3 Hoạt động mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hóa của công ty.2.2.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật. 2.2.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật.

- Luật kế toán số 03/2003/QH11 được ban hành vào ngày 17/6/2003.Nội dung chính:Giá trị của tài sản ghi theo giá gốc. Đơn vị không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi vào sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm, trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

- Chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nội dung chính: hàng tồn kho được xác đinh theo giá gốc bao gồm cả chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại; Trị giá vật tư xuất kho được thực hiện theo các phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phươg pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau - xuất trước.

- Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 7/12/2009hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây lắp tại Doanh nghiệp. Theo thông tư này tại thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.

Ngoài ra việc sử dụng, dự trữ vật tư, hàng hóa trong công ty còn tuân theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ra đời vào ngày 29/11/2005.

2.2.3.2 Thực trạng vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hóa. toán mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hóa.

Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính. Nội dung chính: hàng tồn kho được xác đinh theo giá gốc bao gồm cả chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại; Trị giá vật tư xuất kho được thực hiện theo các phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phươg pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau - xuất trước.

Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm tại doanh nghiệp. Theo thông tư này thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá tồn kho vật tư hàng hoá = Lượng vật tư, hàng hoá thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo

cáo tài chính * Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Bên cạnh các Thông tư của Bộ tài chính, nghị định của Chính phủ Công ty TNHH Long Phước còn có 1 số quy định riêng về hoạt động mua, bán, sử dụng, dự trữ vật tư, hàng hoá trong nội Công ty. Quy định này do giám đốc công ty ký ngày 18/6/1998. Nội dung chính: Quy định khi xuất các loại vật liệu cháy, nổ để khai thác đá phải được phép của giám đốc (hoặc phó giám đốc) công ty.

Công ty đã thực hiện tính Trị giá vật tư hàng hoá theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”. Hiện tại cônng ty đang áp tính giá vật tư hàng hoá xuất kho theo phương pháp Nhập trước - xuất trước.

Cuối kỳ kế toán năm căn cứ vào lượng vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ kế toán công ty đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn trong Thông tư 228/2009/TT-BTC.

2.2.4 Hoạt động quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) trong công ty cổ phần xây lương(BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) trong công ty cổ phần xây dựng số 9 Thuận An.

2.2.4.1 Văn bản quy phạm pháp luật:

- Quyết định số 1111/QĐ –BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy định các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN

Một số nội dung chính của quyết định

Đối với BHXH

Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định trên bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng như sau:

- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: người lao động đóng 6%; đơn vị đóng 16%.

- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: người lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%.

- Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

Đối với BHYT

Mức đóng của các đối tượng nêu trên bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%.

Đối với BHTN:

Mức đóng hằng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, trong đó: Người lao động đóng bằng 1%; đơn vị đóng bằng 1%, Ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN

- Công văn số 656/BLĐTBXH được ban hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2010 về việc bố trí ngày nghỉ cho người lao động.

Bộ luật Lao động số 35 /1994 của Quốc hội ngày 23/06/1994.

Nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt về vi phạm pháp luật lao động ngày 6 tháng 5 năm 2010.

Luật BHXH số 71/2006/QH 11ban hành ngày 29/06/2006.

Luật BHYT số 25/2008/QH 12 ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008. Nghị định số 31/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu chung ngày 12/4/2012.

2.2.4.2 Thực trạng vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kê toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương: toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương:

Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty đã áp dụng tốt và linh hoạt các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Công ty hiện tại quản lý và hạch toán kế toán lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương từ năm 2014 theo Quyết định số 1111/QĐ –BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy định các khoản trích theo lương:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AVS (Trang 43)