Kế toán quản lý bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AVS (Trang 53)

2.2.6.1 Văn bản pháp luật:

- Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/07/1998. Quy định các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, theo đó công ty được xuất khẩu hàng hóa của mình sang nước ngoài.

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ban hành vào ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/ NĐ- CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Luật hợp đồng thương mại của Chính phủ quy định mẫu hợp đồng ký kết khi có nhu cầu mua, bán hàng hóa và thực hiện theo đúng mẫu quy định…

2.2.6.2 Thực trạng vận dụng các văn bản trong quản lý và hạch toán kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ. toán bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 ban hành ngày 14/6/2005.

Công văn 4164/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2009, quy định thủ tục xuất linh kiện, vật tư, bán thành phẩm để phục vụ bảo hành, sửa chữa.

Áp dụng Công văn số 4971/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính, ban hành ngày 7 tháng 4 năm 2009, quy định về việc thay đổi mã số hàng hóa.

2.2.7 Kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước:2.2.7.1. Các văn bản quy phạm pháp luật: 2.2.7.1. Các văn bản quy phạm pháp luật:

Luật thuế TNDN số 14/2008/QH 12 ban hành ngày 3/6/2008. Thông tư số 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27 tháng 7 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008. Ngày 17 tháng 5 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày27/12/2011 của Chính phủ về thuế GTGT. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.

Luật Thuế Xuất Khẩu, Thuế Nhập Khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005. Thông tư 32/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 4

năm 2006, hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư 04/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2009, hướng dẫn thực hiện một số quy định về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.

Luật Thuế thu nhập cá nhân của của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007. Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

2.2.7.2 Thực trạng vận dụng các văn bản:

- Đối với thuế GTGT áp dụng:

+ Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008. Theo đó, Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 hướng dẫn thi hành nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GTGT.

+Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/05/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số Nghị định số

121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.

- Đối với thuế TNCN áp dụng:

+ Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.

+ Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01/07/2013. + Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN thay thế TT 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 có hiệu lực từ ngày 01/10/2013.

Theo đó, đối tượng nộp thuế TNCN áp dụng theo khung sau:

Bảng 2.2: Khung nộp thuế TNCN

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế /năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế /tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35

+ Thông tư 130/2008/BT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 26/12/2008 quy định các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản thưởng không được ghi cụ thể điều kiện thưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể thì không khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ Thông tư 20/2010/TT-BTC ngày 5/2/2010 của Bộ Tài Chính. Theo đó, công ty áp dụng Tờ khai khấu trừ thuế TNCN theo mẫu số 02/KK-TNCN, Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 05/KK-TNCN.

- Đối với thuế TNDN áp dụng:

+ Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó, công ty nộp thuế TNDN với mức thuế là 22% và các khoản được xem là chi phí hợp lý sẽ được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế.Doanhnghiệpcótổngdoanhthunămkhôngquáhaimươitỷđồngáp dụngthuế suất20%.

+ Nghị định số 92/2013/ NĐ- CP ngày 13/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số Điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.

+Quyết định số 12/2010/QĐ-TT ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, gia hạn nộp TTNDN trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với: Số TTNDN phải nộp năm 2010 của doanh nghiệp.

+Thông tư 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có hiệu lực từ ngày 10/06/2013.

+ Thông tư số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 hướng dẫn thi hành nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNDN và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 30/11/2013.

+Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.

- Đối với Thuế xuất nhập khẩu áp dụng:

+ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005.

+ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 40/2007/NĐ- CP.

Với đặc thù là doanh nghiệp xây dựng dân dụng nên việc áp dụng các quy định theo từng lĩnh vực xây dựng có khác nhau. Tuy nhiên, Công ty đã vận dụng các quy định cũng như hướng dẫn của các văn bản luật khá tốt. Các quy định nội bộ cũng được áp dụng hiệu quả. Từ đó đã nâng cao chất lượng của các dự án, công trình thi công cũng như hiệu quả xây dựng của Công ty.

2.3 Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CPXD AVS.

2.3.1 Hệ thống các hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng hạch toán TSCĐ trong công ty. trong công ty.

TSCĐ tại Công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn. Phần lớn TSCĐ của Công ty do bổ sung bằng nguồn vốn tự có. Hiện Công ty đang có kế hoạch đầu tư, trang bị sửa chữa TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhân công.

Chế độ kế toán hiện nay Công ty đang áp dụng là chế độ kế toán quyết định số 48/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành. Hình thức sổ kế toán: công ty đang áp dụng kế toán theo hình thức Nhật ký chung.

Trong quá trình hoạt động tăng giảm TSCĐ công ty áp dụng các mẫu chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành như:

Bảng 2.3: Các chứng từ sử dụng trong hạch toán TSCĐ

Tên chứng từ Số hiệu

1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ

2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ

3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ

4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ

5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ

2.3.2 Tài khoản sử dụng

2.3.2.1 Tài khoản 211 – TCSĐ hữu hình

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu

hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ.

TK 211

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng (do mua sắm, xây dựng mới, được cấp,…)

- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ (do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp…)

- Nguyên giá TSCĐ giảm (do nhượng bán, thanh lý, điều chuyển cho đơn vị khác,…)

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại, tháo dỡ bớt một số bộ phận.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của doanh nghiệp - TK 211 chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình hạ tầng cơ sửo như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng,…

+ Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Máy móc thiết bị chuyển dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ,…

+ Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn khác (thông tin, điện nước, băng tải vật tư, hàng hoá).

+ Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính ( Máy vi tính, quạt các loại, bàn ghế, tủ tài liệu, dụng cụ đo lường, tính toán, …)

+ Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật ầam việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả,…), súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo,…) và các vật nuôi để lấy sản phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản,…).

+ Tài khoản 2118 – TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên như: (Tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn,…)

2.3.2.2 Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong

quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

TK214 Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do

TSCĐ giảm

Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác

Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có ở công ty

- TK 214 có 4 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

+ Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

+ Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình .

+ Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động các BĐS đầu tư của doanh nghiệp.

2.3.3 Hạch toán tăng TSCĐ

Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ TSCĐ được lưu trong hồ sơ từng TSCĐ, kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ và phản ánh vào các sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ trong công ty dùng để theo dõi từng loại, từng nhóm TSCĐ và theo từng nơi sử dụng,... Bộ tài chính đã đưa ra hai mẫu sổ chi tiết TSCĐ, bao gồm: Sổ TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ, CDCD tại nơi sử dụng. Các chứng từ sử dụng gồm có:

- Hóa đơn GTGT (liên 2) - Biên bản giao nhận TSCĐ - Thẻ tài sản cố định

- Sổ TSCĐ

- Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng. - Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái TK 211

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AVS (Trang 53)