7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao, cũng có nghĩa là nguồn vốn huy động đang gữi vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. Vốn huy động lớn giúp cho Ngân hàng thoát khỏi sự lệ thuộc vốn từ Hội sở.
Nhìn chung trong thời gian qua khả năng huy động vốn của chi nhánh khá là có hiệu quả. Ta thấy tăng đều qua các năm cao nhất là trong năm 2013 vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm 80,24%. Chỉ tiêu này cho thấy trong ba năm qua công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả cao và cũng khẳng định được khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của Ngân hàng. Điều này cũng chứng tỏ sự uy tín của Ngân hàng đối với người dân rất cao, khả nâng hoạt động tín dụng rất tốt, năng lực đội ngủ cán bộ chuyên nghiệp. Đây là bước tăng trưởng khá nhanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần phát huy những gì đang có, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nửa công tác huy động, tăng cường quảng bá tiếp thị sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững khách hàng cũ,thu hút khách hàng mới từ nền kinh tế để chủ động hơn nửa trong việc sử dụng vốn.
4.3.2 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Ngân hàng tỉnh như thế nào. Đối với NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận, ta thấy tỷ lệ giảm điều trên tổng nguồn vốn.
iii
Là một chi nhánh thì sự hỗ nguồn vốn từ Ngân hàng hội sở là không thể thiếu, nhưng sẽ tốt hơn cho chi nhánh nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Như thế sẽ tạo cho Ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho Ngân hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung những thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn ngày càng gia tăng.
Qua số liệu vốn điều chuyển 3 năm 6 tháng ta thấy vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ lệ giảm theo các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng huyện Vĩnh Thuận hoạt động phát triển rất thuận lợi, nguồn vốn điều chuyển luôn giảm theo năm là Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tại địa phương rất cao đã đáp ứng gần đủ cho công tác cho vay của Ngân hàng.
4.3.3 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư 1 đồng vốn huy động, nó giúp nhà quản trị phân tích đánh giá, phân tích khả năng cho vay của Ngân hàng và nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Bỡi lẽ, nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này quá nhỏ là biểu hiện việc sử dụng vốn không hiệu quả - có thể gây khó khăn cho Ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập lãi vay để bù đắp.
Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp giảm đều qua các năm, được thể hiện tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2011 bình qua cứ 1,77 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012 dư nợ trên vốn huy động giảm so với năm 2011, thể hiện 1,4 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2013 và 6 tháng đều giảm.
Qua số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng lớn của xã hội. Trong thời gian tới, ngoài việc chú trọng tăng trưởng dư nợ, Ngân hàng cần phải gia tăng nguồn vốn huy động để hiệu quả đầu tư của vốn huy động càng cao hơn nữa.
4.3.4 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp Ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.
Qua bảng ta thấy, vốn huy động có kỳ hạn tăng khá mạnh qua ba năm vốn này luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng vốn huy động. Có thể nói chỉ tiêu này khá quan trọng đối với Agribank huyện Vĩnh Thuận vì với lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng.
4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
iv
4.4.1 Kinh tế
Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng cũng phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế của huyện Vĩnh Thuận. Nếu như kinh tế của huyện Vĩnh Thuận phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực sẽ dẫn đến đời sống của người dân phát triển, số hộ gia đình có cuộc sống khá giả hay giàu có ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Và dẫn đến xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn, và nếu như Ngân hàngthu hút được lượng tiền nhàn rỗi đó thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ gia tăng đáng kể.
Với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp, huyện Vĩnh Thuận đã phát huy tốt thế mạnh của mình trong quá trình thực hiện kế hoạch đề ra, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục qua các năm. Đạt được kết quả đó là nhờ Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong huyện Vĩnh Thuận đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kết quả, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển tốt, quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng cao.
4.4.1.1 Sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2013 sản xuất nông nghiệp nhìn chung tăng so với năm 2012. Sở dỉ tăng như vậy bởi vì tính hình sản xuất diển biến khá thuận lợi, thời tiết tương đối ổn định, nông dân sản xuất trúng mùa, được giá.
Nuôi trồng thủy sản của huyện Vĩnh Thuận năm qua đạt được kết quả khả quan. Giá trị thủy sản đạt 1.602,8 tỷ đồng, tăng 16,99% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản là 16.362 tấn, tổng diện tích thả tôm đạt 20.281,86 ha ngoài ra trên địa bàn còn nuôi các đặc sản khác như: cua, cá bóng tượng, ba ba, rắn.... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất lúa bình quân đạt 5,21 tấn, tăng 1,24% so với cùng kỳ.
Tóm lại, với đà phát triển như thế này sẽ là cơ hội cho Agribank huyện Vĩnh Thuận gia tăng khả năng huy động vốn của mình nhờ thu hút được tiền nhàn rổi của các hộ gia đình khi công việc làm ăn của họ ngày càng thuận lợi.
4.4.1.2 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2013 tăng so với năm 2012. Để có được kết quả như vậy là nhờ vào chính quyền địa phương đã quyết tâm thực hiện các chính sách của chính phủ đề ra như: triển khai thực hiện đề tài “Hỗ trợ dự án sản xuất thử nghiệm máy phun thuốc đa năng trên ruộng đổng, kết hợp sạ lúa theo hàng”; triển khai thực hiện được 88 công trình,...
Kết quả ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện đạt được một số kết quả đáng kể. Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cả năm 2013 thực hiện được 153,977 tỷ đồng tăng 8,5% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện được 47.186 tỷ đồng.
Nhìn chung, ở địa bàn huyện gặp nhiều thuận lợi và có sự nổ lực của chính quyền địa phương cố gắng duy trì sự phát triển ổn định. Đó là một đều
v
rất đáng ghi nhận và khen ngợi. Vì nước ta đang chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên những nổ lực này là một tiền đề phát triển trong tương lai.
4.4.2 Chính trị và môi trường pháp lý
4.4.2.1 Về chính trị: Với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền huyện Vĩnh Thuận cũng như sự đoàn kết thống nhất của nhân dân, tình hình chính trị của địa phương trên huyện Vĩnh Thuận nhìn chung là rất ổn định. Chính trị ổn định là một nhân tố thúc đẩy các nền kinh tế phát triển. Trong đó, có ngành Ngân hàng vốn rất nhạy cãm với yếu tố này. Đây là nền tảng cơ bản giúp cho NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận có thể vạch ra những kế hoạch phát triển trong tương lai nhằm nâng cao vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
4.4.2.2 Về pháp lý: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức Ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy định về quy mô vốn tự có,... được quy định trong luật Ngân hàng và các hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, các chính sách tiền tệ các chính sách tài chính,... cũng thường thường tác động vào hoạt động của Ngân hàng.
Các Ngân hàng hoạt động theo TCTD ban hành năm 1997 (được sửa đổi bổ sung năm 2004) và luật NHNN ban hành 1997 (được sửa đổi bổ sung năm 2003). Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động của Ngân hàng theo đúng pháp luật và mục tiêu pháp triển kinh tế.
4.4.3 Dân số và lao động
Trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận có các dân tộc như: Kinh, Khơ me, Hoa với nhiều tôn giáo sinh sống như: phật giáo, tin lành, cao đài, thiên chúa .
Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, huyện Vĩnh Thuận phấn đấu giảm tỷ lệ dân số ở mức: 10,4% , giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 6% tạo công ăn việc làm cho người lao động nhằm cải thiện đời sống người dân.
Huyện Vĩnh Thuận có diện tích 394,8km2 , dân số là 89.789 người, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn chiếm 49%, người dân ở huyện lao động trong tỉnh là 284 người , ngoài tỉnh 4.444 người, lao động nước ngoài 4 người, mật độ dân số trung bình là 227,4 người/km2. Huyện Vĩnh Thuận có diện tích khá rộng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và có tỷ lệ dân số trẻ cao là nguồn nhân lực dồi dào giúp cho kinh tế của huyện ngày càng phát triển mạnh hơn.
Huyện Vĩnh Thuận trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy nhân tố con người để đưa huyện Vĩnh Thuận trở thành huyện đi đầu trong công tác công nghiệp hóa – hiện đại hóa xứng đáng với tiềm năng mà huyện đang có, góp phần làm cho huyện Vĩnh Thuận trở thành vị trí đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư, giúp cho
vi
huyện Vĩnh Thuận ngày một phát triển đi lên. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức cho hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của Ngân hàng.
4.4.4 Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố môi trường văn hóa – xã hội là yếu tố lau dài và ít thay đổi. Đối với người dân ở khu vực niềm nam nói chung và huyện Vĩnh Thuận nói riêng thường có thói quen cất giữ tiền và tích lũy vàng. Họ chưa cò thói quen đầu tư qua Ngân hàng hoặc sử dụng có sản phẩm tiện ích của NHTM. Điều này cho thấy tâm lý của người dân vẩn chưa thay đổi nhiều đây được xem là thách thức lớn đối với các NHTM trên địa bàn huyện nói chung và NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận nói riêng. Đòi hỏi các Ngân hàng không ngừng nâng cao chất của mình đến với khách hàng, nhằm đem đến sự hài lòng và niềm tin dành cho họ. Qua đó khuyến khích họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn.
Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện, năm 2013 toàn huyện có đến 33 trường học, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99,3% điều kiện cơ sở vật chất hiện đại góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học. Trình độ của người dân được cải thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng điện tử mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch thông qua internet.
4.4.5 Điều kiện tự nhiên
Agribank huyện Vĩnh Thuận nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận – là một huyện có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, bắc giáp huyện Gò Quao, tây giáp huyện U Minh Thượng, đông giáp huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Tuy là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh nhưng Vĩnh Thuận có nhiều lợi thế để phát triển, có quốc lộ 63 và các tuyến lộ liên tỉnh nối với tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và tuyến đường thủy phía nam. Do đó, có hệ thống thủy lợi dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đã góp phần cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân. Bên cạnh đó Vĩnh Thuận cũng là nơi đông dân cư từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
4.4.6 Cạnh tranh trong ngành
Tại huyện Vĩnh Thuận ngoài Agribank hoạt động còn có chi nhánh của Ngân hàng Kiên Long. Mỗi Ngân hàng có điễm mạnh và điễm yếu khác nhau, vì vậy để có thể cạnh tranh với đối thủ Ngân hàng Agribank huyện Vĩnh Thuận cần phát huy điểm mạnh của mình nhiều hơn và khắc phụ những điễm yếu còn tồn tại. Sau đây ta xem bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của Agriabnk và Ngân hàng Kiên Long để hiểu rỏ hơn:
vii
Bảng 4.7: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VND tháng 10/2014 ĐVT: %/năm Kỳ hạn Agribank Kiên Long Kiên Long/Agribank
Số tuyệt đối Số tương đối (%)
KKH 1,00 1,00 0 0 3 tháng 5,00 5,50 0.5 10 6 tháng 5,50 6,80 1.3 23,64 9 tháng 5,80 6,80 1 17,24 12 tháng 6,30 7,50 1.2 19,05 18 tháng 6,50 7,60 1.1 16,92 24 tháng 6,50 7,60 1.1 16,92 36 tháng 6,50 7,60 1.1 16,92
Nguồn: website các Ngân hàng cập nhật ngày 29/10/2014
Qua số liệu về chênh lệch lãi suất trên, ta thấy mức lãi suất huy động tiền gửi của chi nhánh thấp hơn so với Ngân hàng Kiên Long trên địa bàn. Đối với tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng ta thấy gần mức chênh lệch lên đến 23,64%. Mức chênh lệch như vậy là khá cao làm cho Ngân hàng khó có thể thu hút nguồn vốn gửi vào Ngân hàng và khả năng cạch tranh của Ngân hàng về mặt lãi suất còn khá yếu.
Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
- Là NHTM nhà nước được nhà nước đầu tư vốn nên được khách hàng tin tưởng gửi tiền vào.
- Ngân hàng có thương hiệu mạnh và lâu năm hơn rất nhiều, xuất hiện tại huyện Vĩnh Thuận năm 1988.
Mặt hạn chế so với đối thủ
- Lãi suất huy động còn khá thấp so với đối thủ cạnh tranh.
- Cơ sở vật chất không tốt bằng đối thủ cạnh tranh: Ngân hàng Kiên Long mới đẹp tiện nghi có không gian rộng rải, thoáng mát.
- Khách hàng phải chờ đợi trong những giờ cao điểm (thứ 2 và thứ 6), trong khi đó ở Ngân hàng Kiên Long khách hàng không phải chờ đợi và thủ tục nhanh gọn.
- An ninh không tốt bằng đối thủ cạnh tranh: Tại Ngân hàng Agribank huyện Vĩnh Thuận có bảo vệ nhưng không làm nhiệm vụ giữ xe cho khách
viii
hàng, trong khi đó tại Ngân hàng Kiên Long có nhân viên bảo vệ dắt và giữ xe cho khách hàng đảm bảo khách hàng an tâm giao dịch.