Theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 47 - 51)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.3 Theo kỳ hạn

Việc phân tích huy động vốn theo kỳ hạn sẽ giúp Ngân hàng biết được tỷ trọng giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn từ đó có kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Thông qua bảng số liệu 4.4 và phần phân tích ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

35

Bảng 4.4:Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận (2011-6T/2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2012 6/2013 6/2014 Chênh lệch

2011-2012 2012-2013 6/2012-6/2013 6/2013-6/2014

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

TGKKH 4.895 6.335 13.059 5.853 7.834 13.973 1.440 29,42 6.724 106,14 1.981 33,85 6.139 78,36

TGCKH 100.877 142.564 174.755 84.198 104.194 141.664 41.687 41,32 32.191 22,58 19.996 23,75 37.470 35,96

TG<12 tháng 63.391 110.702 148.407 72.041 89.045 132.626 47.311 74,63 37.705 34,06 17.004 23,60 43.581 48,94

TG> 12 tháng 37.486 31.862 26.348 12.157 15.149 9.038 -5.624 -15 -5.514 -17,31 2.992 24,61 -6.111 -40,34

Tổng vốn huy động 105.772 148.899 187.814 90.051 112.028 155.637 43.127 40,77 38.915 26,14 21.977 24,41 43.609 38,93

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận Ghi chú: - TGKKH: tiền gửi không kỳ hạn

- TGCKH: tiền gửi có kỳ hạn - TG: tiền gửi

36

ĐVT: %

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận(2011-6T/2014)

4.2.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mang tính chất không ổn định nên Ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này và lãi suất loại tiền gửi này thường rất thấp. Do đặc điểm của địa bàn huyện (ít doanh nghiệp và hộ kinh doanh, đa phần là hộ nông dân và dân cư nên họ rất ít sử dụng các hình thức thanh toán qua thẻ, thanh toán bằng chuyển khoản và sử dụng dịch vụ ATM còn hạn chế) nên nguồn tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn. Nhưng nhìn chung tiền gửi qua 3 năm điều tăng lên. Đặc biệt là năm 2013 tăng rất cao chiếm tỷ lệ tăng là 106,14%. Nguyên nhân này là do các tổ chức cá nhân kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng đa phần là các doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng không nhằm mục đích kinh doanh mà là để dể dàng thanh toán và vận chuyển với lượng tiền lớn. Tiền gửi không kỳ hạn6 tháng 2014 tăng gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 2013 chiếm tỷ lệ tăng là 78,36%. Tại vì các doanh nghiệp như vật liệu xây dựng, cửa hàng vật tư nông nghiệp đầu năm được những khách hàng mua thiếu năm trước rồi đầu năm nay trả. Cho nên các doanh nghiệp này không nhất thiết cần xài nên gửi vào Ngân hàng.

Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng chi phí trã lãi cho khoãn tiền gửi này thường rất thấp. Nên Ngân hàng cần tích cực huy động loại tiền gửi này để hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng này càng tăng cao và ổn định.

4.2.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 6T-2012 2012 6T-2013 2013 6T-2014 4,63 6,50 4,25 6,99 6,95 8,98 95,37 93,50 95,75 93,01 93,05 91,02 TG có kỳ hạn TG không kỳ hạn

37

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ký kết giữa Ngân hàng và người dân về mức lãi suất và kỳ hạn (thời gian gửi tiền, thời hạn rút vốn và lãi)... khi cá nhân hoặc tổ chức xác định được thời gian nhàn rỗi của số tiền của mình thì họ sẽ lựa chọn loại sản phẩm gửi tiền này. Vì loại tiền gửi này có lãi suất khá cao và phù hợp với mỗi người theo từng kỳ hạn mà họ chọn. Nên tỷ trọng của tiền gửi này chiếm rất cao trong tổng vốn huy động qua 3 năm thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu cho thấy tổng thể của nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2012 tăng khá cao với tỷ lệ là 41,32%. Sở dỉ Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều tiền gửi có kỳ hạn vì đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó Ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng gồm rất nhiều kỳ hạn khác nhau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,... cho đến 1 năm, 2 năm, 5 năm,... Nhưng ở đây e chỉ chia ra 2 mức để dễ dàng xem xét và phân tích: đó là dưới 12 tháng và trên 12 tháng.

a. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Nhìn chung loại tiền gửi này rất phù hợp với khách hàng nên được khách hàng quan tâm và gửi tiền vào khá cao tăng điều qua các năm. Đặc biệt vào năm 2013 tăng lên đến 34,06% so với năm 2012. Đây là nguồn vốn huy động cao nhất theo kỳ hạn. Ta thấy loại tiền gửi này tăng cao và tăng đều qua các năm là lãi suất của Ngân hàng cũng khá hấp dẫn, có nhiều hình thức dự thưởng ở Ngân hàng nên thu hút nhiều người dân gửi tiền vào. Mặc khác nhiều người dân ở nông thôn có nhiều tiền không biết phải làm gì nên gửi tiền vào Ngân hàng rồi rút lãi hàng thàng cho con cái ăn học, bên cạnh đó một số cán bộ về hưu muốn an hưởng tuổi già đã gửi tiền vào Ngân hàng để lấy lãi hàng tháng. Ngân hàng hoạt động tốt tạo uy tín rất tốt với người dân. Và các cán bộ tín dụng cũng rất nhiệt tình tư vấn cho người dân, nên thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của người dân ở địa phương. Agribank huyện Vĩnh Thuận còn thu hút được nguồn vốn từ nhân dân ở địa bàn lân cận như: Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, nơi mà người dân nuôi tôm sú, cá bống tượng... đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

6T/2014 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cao chiếm tỷ lệ tăng là 48,49%. Nguyên nhân tăng như vậy là do càng ngày Ngân hàng càng có nhiều uy tín, không ngừng giúp vốn cho người dân làm ăn đúng mục đích nên đời sống tăng cao. Với sự tin tưởng của bà con nên lượng tiền dư dã của đầu năm 6T/2014 họ đã gửi vào Ngân hàng làm cho tiền gửi này tăng lên.

b. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

Đối với loại tiền gửi này ta thấy qua 3 năm điều giảm dần. Nguyên nhân giảm là do loại tiền này nguồn vốn gốc để trong Ngân hàng quá lâu, đến khi cần rút ra thì lãi suất giảm xuống. Do đó, khách hàng ở địa phương ít quan tâm đến, mặc dù là các cán bộ tín dụng rất nhiệt tình trong công tác huy động. Tuy

38

nhiên không phải là không có người gửi nhưng mà những người gửi vào tiền gửi này đa phần những hộ giàu từ lâu nhờ vào của cải của cha mẹ cho không kinh doanh buôn bán nên họ gửi vào Ngân hàng đến khi có con lớn rồi rút tiền ra để lo cho con. Qua đầu năm 6T/2014 lại tiếp tục giảm là do Ngân hàng dẫn chưa có chính sách hợp lý cho lãi suất đối với tiền gửi này.

Tóm lại Ngân hàng cần có những giải pháp phù hợp cho loại tiền gửi bằng cách tăng cường chính sách khuyến mãi lên bằng nhiều hình thức. Điều chỉnh mức lãi suất lên cho loại tiền này và có những khoản khuyến mãi đặc biệt cho loại tiền này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)