Theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 40 - 43)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.1 Theo đối tượng khách hàng

Huyện Vĩnh Thuận là huyện nhỏ của tỉnh Kiên Giang, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vốn huy động của Ngân hàng gồm:

- Dân cư.

- Tổ chức kinh tế. - Tổ chức tín dụng. - Tiền gửi khác.

Thực hiện là trung gian tài chính Ngân hàng đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn Ngân hàng sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu gửi tiền và vay vốn của người dân một cách thuận lợi và an toàn hơn.

Vốn huy động là vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng đã tích cực nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua, công tác huy động vốn qua các năm đều tăng, có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn có chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời để duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, công tác huy động vốn ngày càng hiệu quả nên nguồn vốn của Ngân hàng hàng năm tăng lên liên tục. Trong các loại huy động vốn theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Sau đây ta xem xét nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Agribank huyện Vĩnh Thuận qua bảng số liệu sau:

28

Bảng 4.2:Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận (2011-6T/2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2012 6/2013 6/2014 Chênh lệch

2011-2012 2012-2013 6/2012-6/2013 6/2013-6/2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TG của dân cư 90.445 129.748 168.691 78.950 100.675 140.160 39.303 43,46 38.943 30,01 21.725 27,52 39.485 39,22 TG tổ chức kinh tế 15.211 19.003 18.975 11.010 11.278 15.197 3.792 24,93 -28 -0.15 268 2,43 3.919 34,75

TG của TCTD 54 86 148 50 75 280 32 59,26 62 72,09 25 50,00 205 273,33

TG khác 62 62 0 41 0 0 0 0 -62 -100 -41 -100 0 -

Tổng vốn huy động 105.772 148.899 187.814 90.051 112.028 155.637 43.127 40,77 38.915 26,14 21.977 24,41 43.609 38,93

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận Ghi chú: - TG: tiền gửi

29 ĐVT: %

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận(2011-6T/2014)

4.2.1.1 Tiền gửi dân cư

Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Nguồn vốn huy động tiền gửi của dân cư chủ yếu là ở địa phương, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhìn chung qua 3 năm thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng nguồn vốn. Có được kết quả như vậy là do nền kinh tế ngày càng phát triển hiện đại đời sống của người dân được tăng lên rất đáng kể giải quyết được một số lượng lớn công ăn, việc làm và đem lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân trong huyện, xã, nhờ vậy nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân cũng nhiều hơn và người dân ở đây cũng nhận thấy được sự thuận tiện trong giao dich thông qua các dịch vụ Ngân hàng nên lượng tiền gửi vào ngày càng tăng lên. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động tiền gửi dân cư qua các năm đều tăng lên. Tiền gửi từ dân cư tăng là do người dân làm ăn được mùa dư dã và đa số người dân ở địa phương tin tưởng vào Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú hơn và có các chương trình khuyến mãi đối với người gửi tiền.

Tiền gửi dân cư 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên đáng kể chiếm tỷ lệ là 39,22%. Nguyên nhân đầu năm nay tăng hơn so với 6 tháng năm trước là vì giá vàng trên thế giới bị biến động nên người dân không giám mua vàng sợ bị lỗ nên gửi tiền dư của mình vào Ngân hàng nên con số huy động của Ngân hàng tăng lên. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ người dân là khá ổn định và an toàn hơn tiền gửi từ các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.

0 20 40 60 80 100 2011 6T-2012 2012 6T-2013 2013 6T-2014 0,059 0,044 0,042 0 0 0 85,51 87,67 87,14 89,807 89,82 90,06 14,38 12,23 12,76 10,07 10,10 9,76 0,051 0,056 0,058 0,06 0,08 0,18 TG của TCTD TG tổ chức kinh tế TG của dân cư TG khác

30

4.2.1.2 Tiền gửi từ tổ chức kinh tế

Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, loại tiền gửi này không nhằm mục đích sinh lời mà để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Do nhu cầu trong sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng nên việc gửi tiền và vay tiền một cách thường xuyên với Ngân hàng thể hiện các tổ chức kinh tế ngày càng tin tưởng ở Ngân hàng nên khi có lượng tiền dư vã họ không ngừng ngại mà gửi vào.

Với uy tín của Ngân hàng ngày càng nâng cao đã thu hút rất nhiều loại tiền gửi, trong đó có tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Từ năm 2011 đến nay tiền gửi của các tổ chức kinh tế tương đối ổn định năm 2013 có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Làm được điều đó là do Ngân hàng ngày càng được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tín nhiệm, điều này xuất pháp từ việc nâng cao được chất lượng dịch vụ và tiếp cận các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để thu hút tiền gửi thanh toán. Từ đó, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng là nơi đáng tin cậy. Ngoài ra, Ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, thuận tiện và góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.2.1.3 Tiền gửi tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là khách hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng, qua 3 năm tiền gửi tăng lên. Lý do là lượng tiền tổ chức tín dụng gửi vào là để kiếm lãi thêm từ Ngân hàng và giúp cho Ngân hàng có thêm tiền để cho vay.Các tổ chức tín dụng là những người làm việc cho nhà nước có tiền lương cố định hàng tháng nên có dư tiền nên mở thẻ và gửi số tiền đó vào Ngân hàng. Tuy nhiên loại tiền gửi này còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn Ngân hàng cần có những chính sách thích hợp để thu hút lượng tiền gửi này nhiều hơn.

6 tháng đầu năm 2014 tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ tăng là 273,33%. Tăng khá cao là vì ngày nay hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội, thì sự phát triển ngày càng cao trong quan hệ thanh toán của các tổ chức tín dụng là không thể thiếu, đòi hỏi phải nhanh và có sự an toàn. Vì vậy việc gửi vào Ngân hàng là không thể thiếu đối với tổ chức tín dụng.

4.2.1.4 Tiền gửi khác

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn tiền gửi này qua 2 năm 2011 và 2012 bằng nhau là 62 triệu đồng. Nguyên nhân là trên địa bàn kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên loại tiền gửi này ở địa bàn ít có thịnh hành. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 không có nguyên nhân là do tiền gửi này không đáng kể, đối tượng này hầu hết là đối tượng khách vãng lai chỉ giao dịch tạm thời trong Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 40 - 43)