Theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 43 - 47)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2.2Theo hình thức huy động

Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được có nhiều hình thức khác nhau tùy vào mục đích mà khách hàng đầu tư cùng với định hướng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng. Tại Agribank huyện Vĩnh Thuận, có hai loại sản phẩm huy động chính nhằm đáp ứng được nhu cầu và định hướng của Ngân hàng là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Hai loại sản phẩm này có tỷ

31

trọng và mức độ tăng trưởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong đó thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Để biết rỏ được điều này ta đi sâu tìm hiểu về hình thức huy động của Ngân hàngtừ 2011 đến 6 tháng năm 2014 xem từng loại sản phẩm chiếm tỷ trọng bao nhiêu ta nên xem xét bảng số liệu và hình vẽ sau đây:

trọng và mức độ tăng trưởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong đó thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Để biết rỏ được điều này ta đi sâu tìm hiểu về hình thức huy động của Ngân hàng từ 2011 đến 6 tháng năm 2014 xem từng loại sản phẩm chiếm tỷ trọng bao nhiêu ta nên xem xét bảng số liệu và hình vẽ sau đây:

4.2.2.1 Tiền gửi thanh toán

Chủ các tài khoản tiền gửi thanh toán thường yêu cầu Ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi, cũng như tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt. Việc này đẩy nhanh tốc độ lưu thông của tiền và hạn chế bớt tiền mặt trong thanh toán góp phần tăng tính an toàn. Chính ưu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó dần phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thường xuyên.

Tiền gửi thanh toán tăng giảm không đồng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 chiếm tỷ trọng 16,04% nhưng đến năm 2013 thì tỷ trọng lại giãm xuống còn 12,17%.Năm 2012 tăng rất cao tỷ lệ tăng là 47,11% đến năm 2013 có giảm nhưng giảm không đáng kể. Sở dĩ có sự tăng giãm qua các năm như vậy là vì những năm qua tình hình kinh tế nhiều biến động, điều này làm cho môi trường hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng khá bấp bênh nên lượng tiền gửi vào không ổn định. Tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động nên Ngân hàng vẫn làm tốt công tác huy động của mình, có mức kết quả như vậy là do Ngân hàng đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động khi có cả sản phẩm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, đồng thời phát hành nhiều loại thẻ tiện dụng trong việc sử dụng tiện ích từ dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. Đặc biệt là trong năm 2011, khi những bất ổn của thị trường, giá cả đã dần đi vào ổn định, góp phần đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể, ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện việc chuyển lương qua thẻ ATM cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định đã thúc đẩy mức độ tăng trưởng của vốn tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi thanh toán 6 tháng đầu năm 2014 tăng đạt 21.673 triệu đồng là do những chính sách huy động chiến lược của chi nhánh, công tác tiếp thị khách hàng và phát triển các sản phẩm huy động của Ngân hàng có hiệu quả.

32

Bảng 4.3:: Nguồn vốn huy động theo hình thức huy động của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận (2011-6T/2014)

Đơn vị:

Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2012 6/2013 6/2014 Chênh lệch

2011-2012 2012-2013 6/2012-6/2013 6/2013-6/2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

TG thanh toán 16.235 23.884 22.861 11.024 13.443 21.673 7.649 47,11 -1.023 -4,28 2.419 21,94 8.230 61,22 TG tiết kiệm 89.537 125.015 164.953 79.027 98.585 133.964 35.478 39,62 39.938 31,95 19.558 24,75 35.379 35,89

TG tiết kiệm KKH 2.064 1.250 4.065 815 2.820 2.679 -814 -39,44 2.815 225,20 2.005 246,01 -141 -5,00 TG tiết kiệm CKH 87.473 123.765 160.888 78.212 95.765 131.285 36.292 41,49 37.123 29,99 17.553 22,44 35.520 37,09 Tổng vốn huy động 105.772 148.899 187.814 90.051 112.028 155.637 43.127 40,77 38.915 26,14 21.977 24,41 43.609 38,93

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận Ghi chú: - TG: tiền gửi

- KKH: không kỳ hạn - CKH: có kỳ hạn

33 ĐVT:%

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động theo hình thức huy động của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận(2011-6T/2014)

Đối với Ngân hàng Agribank huyện Vĩnh Thuận nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung, tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn huy động khá hấp dẫn. Bởi chi phí (lãi suất) cho loại tiền gửi này thấp nhất trong các loại tiền gửi. Tương lai, tiền gửi thanh toán sẽ thay thế hầu như toàn bộ tiền mặt, nó không những giúp người sở hữu thuậnlợi trong các giao dịch, Ngân hàng có thêm nhiều vốn, mà còn giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả lượng tiền mặt trong lưu thông.

4.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm

Khi xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VHĐ, qua 3 năm 6 tháng thì tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng trên 80% và tiền gửi của đối tượng này chủ yếu dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, một loại tiền gửi mà họ có thể đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình với kỳ vọng tích lũy và sinh lợi dẫn đến kết quả tất yếu là loại tiền gửi này tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt năm 2012 tăng chiếm tỷ lệ tăng là 39,62%.

Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong các năm qua Ngân hàng đã triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng cho khách hàng, nhiều hình thức khuyến mãi đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng mạnh dạng đẩy mạnh hàng loạt các chương trình huy động vốn như: phát hành tiết kiệm dự thưởng: “Kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank – May mắn nhân ba”với tổng giải thưởng lên đến 10.598 giải(giá trị tương đương14,6 tỷ đồng) và “Giải lớn mừng xuân – hai lần mai mắn ” giải

0 20 40 60 80 100 2011 6T-2012 2012 6T-2013 2013 6T-2014 15,35 12,24 16,04 12,00 12,17 13,93 84,65 87,76 83,96 88,00 87,83 86,07 TG tiết kiệm TG thanh toán

34

thưởng lên đến 15.072 giải (giá trị khoảng 11 tỷ đồng) phần quà do Ngân hàng Agribank phát hành và nhiều phần thưởng hấp dẫn khác, đồng thời tiến hành tặng quà lấy lộc đầu năm cho những khách hàng đến giao dịch sớm nhất… Một điểm hấp dẫn là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là người gửi tiết kiệm có thể dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn.

Chính loại tiền gửi tiết kiệm này đã mang lại cho Ngân hàng một nguồn vốn ổn định, phục vụ có hiệu quả trong công tác cho vay và thực hiện các dự án của Ngân hàng.

a. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưngtăng không đều trong đó năm 2012giãm 39,44% so với năm 2011, đến năm 2013 thì tăng lên với tỷ lệ 225,2% . Tuy qua các năm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có biến động nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng. Nguyên nhân tăng là do lượng khách hàng này tương đối ổn định và có phần gia tăngthì sự rút, gửi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, Ngân hàng cũng ngày càng có nhiều biện pháp tích cực để phòng ngừa các loại rủi ro, nên vẫn chủ động trong công tác thanh toán và thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn qua hình thức huy động này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Agribank huyện Vĩnh Thuận tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Loại tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao có nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Tuy có thể rút, gửi linh hoạt nhưng lãi suất mà khách hàng được hưởng từ số tiền tiết kiệm khá thấp và việc hưởng thêm các dịch vụ tiện ích còn hạn chế đó chính là lý do loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tiền gửi không kỳ hạn.

b. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Qua bảng số liệu cho thấy tổng thể của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đều tăng qua các năm, loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2014 chiếm tỷ lệ tăng 37,09% . Sở dỉ có sự tăng như vậy là vì tiền gửi này ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó Ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang (Trang 43 - 47)