32
- Bổ sung thêm nguyên tắc hỗ trợ sau “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; việc hỗ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định cử pháp luật” [5, Điều 84].
- Luật còn yêu cầu đảm bảo sinh kế cho người có đất thu hồi . Điều này đã được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn trong Luật thông qua quy định về các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở và một số khoản hỗ trợ khác [5, Điều 84].
- Quy định cụ thể hơn về trường hợp hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nhiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh [5, Khoản 1,2, Điều 84].
Luật cũng quy định rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái cư [5, Khoản 2 Điều 84].
- Luật Đất đai 2013 bãi bỏ quy đi ̣nh về hỗ trợ Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở.
1.4.4. Thay đổi về chính sách tái định cư
Luật đã quy định tránh nhiệm cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn,
33
quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư [5, Điều 85].
Ngoài ra Luật còn bổ sung quy định về bố trí tái định cư: Người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở được bố trí tái định cư tại chỗ nếu khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người sớm bàn giao mặt bằng và người có công với cánh mạng [5, Khoản 2, Điều 86].
Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà số tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu [5, Khoản 4, Điều 86].
34
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Văn Yên có tọa độ địa lý 104º23' đến 104º23' độ kinh đông và từ 21º50'30'' đến 22º12' vĩ độ bắc, phía Đông huyện giáp huyện Lục Yên và huyện Yên Bình, phía Tây huyện giáp huyện Văn Chấn, phía Nam huyện giáp huyện Trấn Yên, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên – tỉnh Lao Cai.
Hình 2.1: Sơ đồ vi ̣ trí huyê ̣n Văn Yên trong tỉnh Yên Bái.
Văn Yên là huyện miền núi nằm về phía Bắc của tỉnh Yên Bái, với vị trí cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200 km. Tổng diện
35
tích đất tự nhiên 1.391,54 km2. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện [2].
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển [2], gồm:
- Địa hình vùng thung lũng sông Hồng.
- Địa hình đồi núi: Với độ cao trên 800 m, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi khe suối, có các bậc thềm cao thấp khác nhau.
- Địa hình vùng núi trung bình độ cao từ 400-800 m: Là vùng có các dãy núi thấp, đồi cao đan xen.
- Địa hình vùn đồi thấp: ở những vùng có độ cao dưới 400 m thường xuất hiện các dồi có dạng bát úp, độ dốc nhỏ, các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc.
- Địa hình caster: là những nơi có đỉnh núi cao, vách đứng, địa hình hiểm trở, có thung lũng nhỏ hẹp, khả năng giữ nước kém, thường bị hạn hán.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:
- Vùng phía bắc: ít mưa, chịu ảnh hưởng của gió Lào.
- Vùng núi phía nam: Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc [2].
2.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nước mặt: Huyện Văn Yên có hệ thống sông, ngòi, khe suối, đầm, hồ dày đặc. Mùa khô, mực nước ở các sông ngòi, khe suối xuống thấp. Mùa mưa lưu lượng nước và mực nước các sông, suối tăng nhanh có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống gây nguy hại cho người dân khi thời tiết xấu.
36
Theo tiêu chuẩn của FAO-UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất sau:
- Nhóm đất phù sa: chiếm 1,55% diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Nhóm đất Glây: chiếm 0,4% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất xám: chiếm 93,36% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Nhóm đất đỏ: (F) Ferralsols (FR): chiếm 1,74% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất mùn Alit núi cao (A) (Alitsols) (AL): chiếm khoảng 0,14%.
- Nhóm đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP): chiếm 0,57% diện tích đất tự nhiên [2].
2.1.1.6. Hê ̣ sinh thái rừng
Tài nguyên rừng tại Văn Yên rất phong phú, trữ lượng lớn. Động thực vật đa dạng, phong phú.
* Rừng phòng hộ đầu nguồn: Diện tích 20.961,99 ha, chiếm 15,06% diện tích đất tự nhiên.
* Rừng đặc dụng: Diện tích 14.493,55 ha, chiếm 10,42% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
* Rừng sản xuất: Có diện tích 68.990,13 ha, chiếm 49,62% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố rộng khắp ở tất cả các xã trong toàn huyện [23, Biểu số 07-TKĐĐ].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.1.2.1. Dân số - lao động
Dân số trung bình đến năm 2010 là 117.242 người. Trong đó: nam 59.038 người chiếm 50,36%; nữ 58.204 người chiếm 49,64%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Dân số ở khu vực thành thị 9.949 người, chiếm 8,49%; Dân số ở khu vực nông thôn là 7.293 người, chiếm 91,51%. Mật độ dân số trung bình 84 người/ km2. Mật độ dân số phân bố không đều, có nơi tập trung rất đông dân cư (bình quân khoảng 1.248 người / km2), ngược lại một số xã vùng cao mật độ dân cư thưa thớt chỉ khoảng 27 người/ km2
37
Trên địa bàn huyện hiện có 12 dân tộc khác nhau sinh sống. Trong đó có các dân tộc chủ yếu là:
Dân tộc Kinh: 62.788 người, chiếm 56,33%. Dân tộc Tày: 18.080 người, chiếm 15,2%. Dân tộc Dao: 29.440 người, chiếm 22,91%. Dân tộc H’ mông: 5.035 người, chiếm 3,87%. Dân tộc Thái: 140 người, chiếm 0,12%.
Các dân tộc khác: 1.759 người, chiếm 1,5% [2, tr 3].
2.1.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyê ̣n chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/người/năm.
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành trong năm 2010 của huyện Văn Yên
STT Ngành Tỷ lệ (%)
1 Nông, lâm nghiệp 36,7
2 Công nghiệp xây dựng 32,8
3 Thương mại, dịch vụ 30,5
Tổng 100,00
Nguồn:[25, tr 3]
2.1.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Trên địa bàn huyện Văn Yên khai thác 3 loại hình giao thông vận tải: Đường sắt, đường bộ và đường thủy.
Đường thủy: Có sông Hồng chảy dọc chiều dài qua địa bàn huyện. Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chay qua địa bàn huyện với chiều dài 70 km, có 6 nhà ga bến đỗ.
38
+ Quốc lộ: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh mới được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 9/2014.
+ Tỉnh Lộ: có 4 tuyến với tổng chiều dài 131 km. Trong đó: 45% là đường cấp VI, còn lại là đường cấp IV và cấp V.
- Mạng lưới điện: Điện lưới quốc gia đã phủ kín trên 27 xã, thị trấn. Tỉ lệ hộ được dùng điện lưới đạt 86%.
2.1.2.4. Phát triển đô thị
Thị trấn Mậu A là đô thị duy nhất của huyện có tổng diện tích 796,99 ha với 9.949 người dân sinh sống. Nhìn chung kiến trúc không gian đô thị tương đối hợp lý, đại đa phần là nhà xây dựng kiên cố, bán kiên cố, phù hợp với quy hoạch.
2.1.2.5. Đầu tư phát triển
Huyện đã cố gắng thực hiện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cơ bản trên địa bàn theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhiều dự án khi có chủ trương đầu tư lại chưa đảm bảo nguồn vốn kịp thời để thực hiện nên mô ̣t số dự án còn bị chậm tiến độ.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
+ Những thuận lợi, lợi thế
- Với vị trí giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đườ ng sắt và đường t hủy giúp giao thương hàng hóa với các huyê ̣n trong tỉnh và đi ̣a phương khác mô ̣t cách dễ dàng.
- Diện tích tự nhiên của huyện rộng lớn. Quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn khá nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi, xây dựng các công trình, dự án, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như phát triển xây dựng đô thị.
39
- Nhân dân cần cù chịu khó, đoàn kết; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, trách nhiệm.
+ Những khó khăn, hạn chế
- Đường giao thông thôn bản một số xã vùng sâu, vùng xa kém thuận lợi, nhiều nơi chưa được bê tông hóa. Địa hình đồi núi dốc vào mùa mưa có nguy cơ sản lở đất, lũ quét, lũ ống, nước ngập, lầy lội nên việc đi lại từ các thôn, bản tới trung tâm xã còn gặp khó khăn.
- Ở các xã Đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, vẫn còn nhiều người dân chưa được dùng điện lưới quốc gia.
2.1.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất tại huyện Văn Yên
2.1.4.1. Tình hình quản lý đất đai
+ Công tác thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
Sau khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng được tăng cường và đi vào nề nếp. Các nội dung cơ bản về quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, học tập Luật đất đai và các văn bản dưới Luật cho lãnh đạo và cán bộ ngành có liên quan trong lĩnh vực đất đai, cán bộ chủ chốt cấp xã và địa chính xã; giao cho UBND cấp xã, thị trấn triển khai học tập, tuyên truyền Luật đất đai cho cán bộ đảng viên tới từng thôn bản học tập.
+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Năm 2014, quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 huyện Văn Yên được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết đi ̣nh số 437/QĐ-UBND ngày 7/4/2014 của UBND tỉnh Yên về việc xét duyê ̣t điều chỉnh quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyê ̣n Văn Yên. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này, làm căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, góp phần đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
40
+ Công tác xác định địa giới hành chính, đo đạc và thành lập bản đồ
Trong những năm qua, huyện Văn Yên đã rà soát, kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ các loại bản đồ và các tư liệu về địa giới hành chính. Huyện đã chỉ đạo thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị 364/HĐBT của hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ. Lập hồ sơ địa giới hành chính của huyện nhìn chung ổn định, không tranh chấp. Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã có đủ bản đồ hành chính được lập từ huyện đến các xã, thị trấn.
+ Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
Do kinh phí eo hẹp đến nay huyện đã đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy cho thị trấn Mậu A với diện tích 796,99 ha, đạt 0,57% diện tích tự nhiên. Bản đồ không chính quy đã đo vẽ được 2.237,05 ha, đạt 1,61% diện tích tự nhiên phục vụ cho vệc giao đất lâm nghiệp tại các xã [Kết quả tổng hợp từ 23, Biểu số 18-TKĐĐ].
+ Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên do đi ̣a bàn miên núi và nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Toàn đã cấp 56.412 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng diện tích đất được cấp GCNQSD đất là 22.461,52 ha (khoảng 16,15% diện tích đất tự nhiên của huyê ̣n) [Kết quả tổng hợp từ 23, Biểu 17-TKĐĐ].
- Nhóm đất nông nghiệp đã cấp với diện tích 21.589,86 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp đã cấp với diện tích 840,12 ha ) [23, Biểu 17-TKĐĐ].
Hàng năm tỉnh và huyện đã giao chỉ tiêu kế hoạch về cấp giấy chứng nhận QSD đất để thực hiện . Kết quả thực hiện tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên đến hết năm 2013 viê ̣c cấp giấy chứng nhâ ̣n lần đầu trên đi ̣a bàn chưa hoàn thành.
41
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện và triển khai tới xã được triển khai khá tốt. Đất đai của huyện và xã đã được thống kê 1 năm 1 lần và kiểm kê được thực hiện 5 năm một lần đảm bảo về thời gian và tiến độ.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về đất đai.
Huyện đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm về đất đai chủ yếu là giao đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển